Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (4,0 điểm).
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận” (Éuripides)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (6,0 điểm).
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” Hãy chứng minh “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật là bài thơ hay.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm). “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận” (Éuripides) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 2 (6,0 điểm). Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” Hãy chứng minh “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật là bài thơ hay. --------------------- Hết -------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:.... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 05 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giáo viên có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 điểm chi tiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm Câu 1 (4,0 đ) *Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài), lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của câu nói, học sinh lựa chọn cách làm bài khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: a. Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu được vấn đề: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận” 0,25 b. Thân bài (3,5 điểm) *Giải thích câu nói: - "Gia đình": chỉ những người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, nơi cha mẹ, vợ chồng, con cái...chung sống và tình cảm gắn bó bền chặt không thể chia cắt. (0,25) - "Chốn nương thân": nơi che chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc. - "Tai ương của số phận": những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời. (0,25) + Ý nghĩa câu nói: Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ dựa, điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên đường đời. (0,25) (0,75) * Phân tích, chứng minh: - Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn của gia đình đối với mỗi người vì: + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi người. Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở che, bao bọc, được đón nhận tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của những người thân, những người ruột thịt. (0,5) + Gia đình là môi trường để nuôi dưỡng tài năng và nhân cách con người: bởi mỗi con người sinh ra và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Chính điều đó là hành trang cần thiết cho chúng ta bước vào đời; giúp ta khẳng định năng lực và nhân cách của mình để thành công trong cuộc sống. (0,25) + Gia đình còn là chỗ dựa, là bến đỗ bình yên của mỗi người. Trong cuộc đời không ai có thể tránh khỏi những va vấp, những khó khăn thử thách, thất bại... lúc đó gia đình là chỗ dựa vững chắc vô điều kiện: nâng đỡ khi chúng ta vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ khi chúng ta đau buồn... giúp ta lấy lại nghị lực sống... (0,25) + Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc là nền tảng giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện được những ước mơ và thành công. (0,25) - Nếu không có gia đình, hoặc gia đình không hạnh phúc là nỗi bất hạnh lớn đối với con người... ( 0,25) Dẫn chứng: Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu phù hợp để minh họa cho các ý trên . 1,5 * Bàn bạc, mở rộng vấn đề: - Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội). ( 0,25) - Phê phán những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền thống của gia đình...). ( 0,25) - Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa vai trò của gia đình đối với mỗi người, song trong thực tế: ( 0,25) + Ngoài gia đình, mỗi người còn có những điểm tựa khác để vượt qua những khó khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp... + Những người không có được điểm tựa gia đình vững chắc vẫn biết vươn lên, trưởng thành, trở thành người có ích. 0,75 * Bài học nhận thức và hành động: - Yêu quý, trân trọng gia đình, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người và xã hội. ( 0,25) - Bằng những việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình của mình hạnh phúc, bền vững, giàu mạnh; vận động những người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia đình vì một xã hội tốt đẹp. ( 0,25) 0,5 c. Kết bài: - Đánh giá vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân 0.25 Câu 2 (6,0 đ) * Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo một văn bản nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các luận điểm một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ ... * Yêu cầu về kiến thức: - HS có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm theo nhiều hướng, nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, nắm chắc nội dung của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cần làm rõ các ý cơ bản sau a. Mở bài: - Dẫn dắt nêu vấn đề và đưa được nhận định “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” 0,5 b. Thân bài (5,0 điểm) * Giải thích nhận định “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” - Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. ( 0,25) - Hay cả hồn: hay về nội dung thể hiện, tư tưởng, tình cảm, có sức sống (có hồn)... ( 0,25) - Hay cả xác: đẹp về hình thức nghệ thuật (nghệ thuật của bài thơ được thể hiện ở thể loại, cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cấu tứ...) ( 0,25) + Ý nghĩa của nhận định và đánh giá nhận định: - Thơ hay là có sự sáng tạo về nội dung và hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ đến khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. ( 0,25) 1,0 * Chứng minh thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Khẳng định: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ hay - Khái quát chung về bài thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu gần với khẩu ngữ tự nhiên, khỏe khoắn, tác giả đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam. 0,25 + Phân tích cái hay về nội dung: - Tác giả đã tạo ấn tượng đối với người đọc ngay từ nhan đề bài thơ vừa lạ, độc đáo. (giải thích ý nghĩa nhan đề) (0,25) - Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. (Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối) (0,5) - Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn được miêu tả một cách chân thực, sinh động + Tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng, tự tin, và tâm hồn lãng mạn: “Ung dung.....ùa vào buồng lái” (0,5) + Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bát chấp khó khăn nguy hiểm: Không có kính... ừ thì, chưa cần..cười ha ha...lái trăm cây số (0,5) + Đẹp ở tinh thần đồng đội gắn bó thiêng liêng: Chung bát đũa... gia đình (0,25) + Đẹp ở lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đầu vì miền Nam: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim (0,25) 2,25 + Cái hay về nghệ thuật: - Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau và được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ. (0,25) - Khai thác chất liệu hiện thực của đòi sống chiến tranh: Hình ảnh chiếc xe trong bài thơ trần trụi như những chiếc xe chiến trường. Hình ảnh người lính ngang tàng, dũng mãnh, lạc quan như người lính ngoài đời. Chi tiết mô tả cuộc sống ở chiến trường của người lính không hề tô vẽ (0,25) - Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) (0,25) - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, đậm chất khẩu ngữ khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị. “không có kính” “ừ thì” “chưa cần”... (0,25) => Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca thời chống Mĩ. 1,0 * Đánh giá: - Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ vừa đặc sắc về nghệ thuật, vừa tiêu biểu cho "trái tim" của nhà thơ. Tác phẩm đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tài thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. (0,25) - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi trong lòng mọi người tình yêu quê hương, đất nước và tự hào về con người Việt Nam dũng cảm đó là chàng “Thạch Sanh” của thế kỉ hai mươi. (0,25) 0,5 c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề: Ý kiến của Xuân Diệu không chỉ giúp ta hiểu được một bài thơ hay phải có lời thơ hay, ý thơ đẹp và có sức truyền cảm. Đồng thời còn giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ. (0,25) - Suy nghĩ về giá trị của tác phẩm, liên hệ bản thân. (0,25) 0,5 Lưu ý: - Khi chấm cả hai câu GV cần bám sát yêu cầu về kĩ năng và yêu cầu về kiến thức - Đây là kì thi để chọn ra những học sinh giỏi Ngữ văn cấp huyện cho nên GV chấm không nên đếm ý cho điểm mà nên căn cứ vào thực tế kĩ năng làm bài, diễn đạt, câu chữ, trình bày,chất văn của từng học sinh để cho điểm phù hợp. ------------------------ Hết -----------------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc