Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Theo Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
Câu 2 (3.0 điểm).
Đức tính trung thực
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm). Cho đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. (Theo Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 2 (3.0 điểm). Đức tính trung thực Câu 3 (5.0 điểm). Phân tích hình ảnh ba cô thanh niên xung phong trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. ------------------ Hết ------------------ Họ và tên thí sinh: ................................................ Giám thị số 1:......................................... Số báo danh :......................................................... Giám thị số 2: ........................................ PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn Ngữ Văn 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0 điểm) a. (0,5đ) + Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" + Tác giả Thanh Hải. b. (1,5đ) + Điệp từ "ta", điệp ngữ "ta làm" -> Nhấn mạnh khát vọng đang hiến của t/g vừa tạo nên nhạc điệu tươi vui khoẻ khoắn cho khổ thơ. + Ẩn dụ “con chim, cành hoa, nốt trầm” -> Thể hiện khát vọng chân thành, giản dị, tốt đẹp, đáng trân trọng được hòa nhập, dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung. + Ngoài ra HS nêu được các biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ "ta làm" biến tấu thành "ta nhập", liệt kê các hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi đại từ nhân xưng từ "tôi" sang "ta" nói thay lời ước nguyện chung của mọi người... - Viết thành đoạn văn 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 (3,0 điểm) a. Yêu cầu về hình thức: - Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận. b. Yêu cầu về nội dung: - HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a) MB: - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận b) TB: * Giải thích: - Trung thực: thẳng thắn, thật thà, tôn trọng sự thật, không gian dối. * Tại sao mỗi người cần có đức tính trung thực? - Trung thực rất cần thiết trong cuộc sống: + Trung thực giúp chúng ta hoàn thiện về nhân cách, được mọi người quý mến, tôn trọng. + Trung thực trong học tập giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động và đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử. + Trong sản xuất kinh doanh, trung thực sẽ dẫn đến uy tín và niềm tin của khách hàng -> Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao. + Trong đời sống xã hội: trung thực sẽ làm XH ngày càng trong sạch, lành mạnh, phát triển. * Biểu hiện của đức tính trung thực - Học sinh lấy được dẫn chứng trong đời sống xã hội, trong kinh doanh, trong học tập... * Dẫn chứng - Thực tế cuộc sống còn nhiều biểu hiện thiếu trung thực dẫn đến những hậu quả đáng tiếc: + Trong học sinh: gian lận trong kiểm tra, thi cử, không dũng cảm nhận khuyết điểm, bao che cho bạnảnh hưởng đến kết quả học tập, bằng thật, kiến thức giả + Trong XH: làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng * Mở rộng: - Phê phán trước những biểu hiện thiếu trung thực. - HS cần xây dựng ý thức trung thực từ những việc nhỏ đến việc lớn, làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn thật thà, dũng cảm. c) KB: - Khẳng định đức tính trung thực là vô cùng cần thiết với mỗi người trong cuộc sống. - Liên hệ bản thân. 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ Câu 3 (5,0 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng + Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận nhân vật trong tác phẩm truyện. + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài –Thân bài - Kết bài + Về kiến thức: Bám sát cốt truyện, nắm được hoàn cảnh, công việc, những điểm chung và nét riêng của mỗi nhân vật để từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởng tác phẩm. + Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi. 0,5 đ B. Yêu cầu về kiến thức a) Mở bài: - Giới thiệu về Lê Minh Khuê và tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi". - Giới thiệu khái quát về ba cô thanh niên xung phong trong truyện: Thao, Nho, Phương Định. (Khuyến khích những mở bài theo lối gián tiếp sáng tạo) 0,5 đ b) Thân bài * Giới thiệu về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong + Ba cô gái ấy đóng quân trong một cái hang giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường trường sơn . + Nơi làm việc: Đối mặt với thần chết trên cao điểm, nơi không còn sự sống... 0,5 đ * Vẻ đẹp chung của ba cô gái - Đều là những cô gái còn rất trẻ có lí tưởng yêu nước - Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, - Lòng dũng cảm không sợ hi sinh (quan sát địch ném bom, đánh dấu những quả bom chưa nổ, đo khối lượng đất đá để phải san lấp vào hố bom, phá bom. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau: căng thẳng, hồi hộp, nhưng Phương Định đều vượt lên để chiến thắng thần chết, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.) - Tình đồng đội gắn bó, thân thiết - Tâm hồn mộng mơ, dễ xúc cảm, thích làm đẹp cho mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường. 1,5 đ * Vẻ đẹp riêng của mỗi người + Chị Thao: từng trải, sống thiết thực, bình tĩnh, táo bạo trong công việc nhưng sợ máu. + Nho: trẻ trung, hồn nhiên nhưng dũng cảm, kiên cường + PĐ: Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát, thích ngắm mình trong gương, hoài niệm về thành phố quê hương. 1,0 đ * Đánh giá - Đánh giá thành công về nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trẻ trung, ... - Đánh giá về hình tượng nhân vật: Họ chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 0,5 đ c. Kết bài - Khẳng định và nêu cảm nghĩ về nhân vật - Liên hệ bản thân 0,5 đ Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_ph.doc