Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a) Thế nào là phép liệt kê ? Hãy đặt một câu văn có sử dụng phép liệt kê ? 

           b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau:

          Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng

          Em đã sống lại rồi, em đã sống!

          Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

          Không giết được em, người con gái anh hùng!

                                                                                    (Tố Hữu)

Câu 2 (3,0 điểm). 

Cho đoạn văn sau:

"...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…"

                                                                              (Ngữ văn 7 - Tập 2)

  a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? Văn bản đó dược viết trong hoàn cảnh nào ? 

b) Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản là gì ?

doc 3 trang Huy Khiêm 21/10/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm). 
a) Thế nào là phép liệt kê ? Hãy đặt một câu văn có sử dụng phép liệt kê ? 
 b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau:
	Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
	Em đã sống lại rồi, em đã sống!
	Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
	Không giết được em, người con gái anh hùng!
 (Tố Hữu)
Câu 2 (3,0 điểm). 
Cho đoạn văn sau:
"...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ"
	 (Ngữ văn 7 - Tập 2)
 	a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? Văn bản đó dược viết trong hoàn cảnh nào ? 
b) Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản là gì ?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Trình bày ngắn gọn bài học mà em rút ra sau khi học văn bản ? 
Câu 3 (5,0 điểm).
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
 ------------------Hết------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:...
Chữ kí giám thị 1:  .. Chữ kí giám thị 2:....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn Ngữ Văn 7
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm). 
a) 
- Phép liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại (0,25đ) để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm. (0,25đ)
- HS đặt đúng câu văn được (0,5đ)
 b)
	- Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung (0,5đ)
- Tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ: Diễn tả những hành động tra tấn dã man của bọn giặc đối với chị Trần Thị Lý. (0,25đ)
 Đồng thời thể hiện sự tàn bạo của quân thù và tinh thần dũng cảm kiên cường của chị (0,25đ)
Câu 2 (3,0 điểm). 
a) 	
- Đoạn văn trên trích trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" (0,25đ)
	- Tác giả: Phạm Văn Đồng (0,25đ)
	- Văn bản đó dược viết nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác (0,5đ)
b) 
Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản là nghị luận chứng minh (0,5đ)
	c) 
	- Nêu nội dung chính của đoạn văn trên: Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trọng thành quả lao động của mọi người. (0,5đ)
 - Hs rút ra được bài học cho bản thân:
 + Khẳng định đây là một lối sống đẹp cần được giữ gìn và phát huy lâu dài. (0,25đ)
 + Những đức tính giản dị của Bác Hồ đáng quý, đáng trọng đáng để mọi người học tập, noi theo. (0,25đ)
 + Hs cần thiết phải tích cực học tập, rèn luyện có lối sống sinh hoạt giản dị không đua đòi xa hoa, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và lứa tuổi học sinh, tu dưỡng, rèn luyện tác phong đạo đứcđể xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (0,5đ)
Câu 3 (5,0 điểm).
a. Yêu cầu về hình thức: (0,5đ)
	- Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích
	- Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
	- Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
 - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung: 
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Mở bài: (0,5đ)
	- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
	- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. (0,5đ)
	- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
	- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? (1,5đ)
	- Đây là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay 
	- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
	- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
	- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? (1đ)
	- Nêu một số biểu hiện, dẫn chứng thể hiện tình đoàn kết, yêu thương nhau của nhân dân ta trong cuộc sống hiện nay.
	- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
	- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân: (0,5đ)
	- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài: (0,5đ)
	- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
	- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 4 - 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí. 
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. 
* Lưu ý: *Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016_ph.doc