Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2.0 điểm). Cho câu thơ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt

a) Chép theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp. Nêu tên tác giả, năm sáng tác của bài thơ? 

b) Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ vừa chép? Nêu giá trị của phép tu từ đó.

Câu 2 (3.0 điểm). 

Đức tính khiêm nhường.

Câu 3 (5.0 điểm). 

Phân tích hình ảnh ba cô thanh niên xung phong trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

doc 4 trang Huy Khiêm 30/12/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm). Cho câu thơ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt
a) Chép theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp. Nêu tên tác giả, năm sáng tác của bài thơ? 
b) Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ vừa chép? Nêu giá trị của phép tu từ đó.
Câu 2 (3.0 điểm). 
Đức tính khiêm nhường.
Câu 3 (5.0 điểm). 
Phân tích hình ảnh ba cô thanh niên xung phong trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
------------------Hết------------------
Họ và tên thí sinh: .................................................. Giám thị số 1:...................... 
Số báo danh :............................................................. Giám thị số 2: .....................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn Ngữ Văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Chép thuộc lại đúng 3 câu thơ tiếp trong khổ thơ
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Nếu sai 3 chữ, bao gồm cả lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Sai từ 4 lỗi trở lên không cho điểm)
- Nêu đúng tên tác giả, năm sáng tác 
+ Tác giả Viễn Phương; 
+ Bài thơ viết năm 1976
- Gọi đúng tên và giá trị của phép tu từ chủ yếu
+ Phép điệp ngữ (Muốn làm).
+ Giá trị: Điệp ngữ “muốn làm” đã thể hiện ước muốn da diết, mãnh liệt của tác giả (muốn được hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật để được ở bên Bác)
(HS không trình bày được phần trong ngoặc đơn vẫn cho điểm tối đa)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
(3,0 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức: 
- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
0,5 đ
b. Yêu cầu về nội dung: 
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a) MB:
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
b) TB: 
* Giải thích:
- Khiêm nhường: Là đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao bản thân mình
* Biểu hiện của đức tính khiêm nhường
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn biết mình, biết người, lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
* Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
- Đức tính khiêm nhường sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp với những người xung quanh.
- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân để cố gắng vươn lên tự hoàn thiện.
- Đức tinh khiêm nhường giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. 
- Dẫn chứng: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống, được mọi người kính trọng (trình bày 1 hoặc 2 tấm gương)
* Mở rộng
- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
c) KB: 
- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
(5,0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận nhân vật trong tác phẩm truyện.
+ Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài –Thân bài - Kết bài
+ Về kiến thức: Bám sát cốt truyện, nắm được hoàn cảnh, công việc, những điểm chung và nét riêng của mỗi nhân vật để từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
+ Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi.
0,5
B. Yêu cầu về kiến thức
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về Lê Minh Khuê và tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi": 
- Giới thiệu khái quát về ba cô thanh niên xung phong trong truyện: Thao, Nho, Phương Định với những nét đẹp về tính cách, tâm hồn tiêu biểu.
(Khuyến khích những mở bài theo lối gián tiếp sáng tạo)
0,5 đ
b) Thân bài
* Giới thiệu về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong
+ Ba cô gái ấy đóng quân trong một cái hang giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường trường sơn . 
+ Công việc: Hằng ngày họ phải thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi đo khối lượng đất đá để phải san lấp và đánh dấu những quả bom chưa nổ sau đó họ bước vào công việc nguy hiểm nhất: phá bom . 
0,5 đ
* Vẻ đẹp chung của ba cô gái
- Đều là những cô gái còn rất trẻ có lí tưởng yêu nước
- Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh.
- Tình đồng đội gắn bó, thân thiết
- Tâm hồn mộng mơ, dễ xúc cảm, thích làm đẹp cho mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường.
1,5 đ
* Vẻ đẹp riêng của mỗi người
+ Chị Thao: từng trải, sống thiết thực, bình tĩnh, táo bạo trong công việc nhưng sợ máu.
+ Nho: trẻ trung, hồn nhiên nhưng dũng cảm, kiên cường
+ PĐ: Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thích hát, thích ngắm mình trong gương...Nhưng tinh thần chiến đấu thì gan dạ, kiên cường chẳng thua kém gì các chị em. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau: căng thẳng, hồi hộp, tim đập bất thình lình nhưng Phương Định đều vượt lên để chiến thắng những quả bom lì lợm, chứa trong mình thần chết khủng khiếp, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
1,0 đ
* Đánh giá
- Đánh giá thành công về nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ...
- Đánh giá về hình tượng nhân vật: Họ chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
0,5 đ
c. Kết bài
- Khẳng định và nêu cảm nghĩ về nhân vật
- Liên hệ bản thân 
0,5 đ
C. Biểu điểm
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
- Điểm 3- 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi về diễn đạt nhưng không làm sai lệch ý của người viết. 
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc sơ sài, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc sai lạc hoàn toàn. 
* Lưu ý: Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2014_2015_ph.doc