Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a) Thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu?

           b) Hãy xác định cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu sau và cho biết cụm chủ-vị đó làm thành phần gì?

        Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

Câu 2 (3,0 điểm).  Đọc  nội dung sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới.

      "Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay xếp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh.''

                                                (Ngữ văn 7, tập 2)

a) Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? 

c) Văn bản đó thuộc thể loại gì?

doc 4 trang Huy Khiêm 30/12/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm). 
a) Thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu?
 b) Hãy xác định cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu sau và cho biết cụm chủ-vị đó làm thành phần gì?
 Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
Câu 2 (3,0 điểm). Đọc nội dung sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới.
 "Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay xếp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh.''
	(Ngữ văn 7, tập 2)
a) Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? 
c) Văn bản đó thuộc thể loại gì?
b) Trình bày nghệ thuật tiêu biểu và nội dung chính của văn bản em vừa xác định? 
Câu 3 (5,0 điểm).
	Giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
------------------Hết------------------
Họ và tên thí sinh: .................................................. Giám thị số 1:...................... 
Số báo danh :............................................................. Giám thị số 2: .....................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn Ngữ Văn 7
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. HS trình bày được khái niệm dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ-vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
( HS không trình bày phần trong ngoặc đơn hoặc diễn đạt là : “Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ-vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.” vẫn cho điểm tối đa)
0,5 đ
b. HS xác định cụm c-v và thành phần mà nó đảm nhiệm
Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
 C V C V
 CV VN
(HS không vẽ mô hình cấu tạo câu, nhưng tìm đúng 2 cụm và xác định chủ- vị cho mỗi cụm vẫn cho điểm tối đa: 0,5đ/1 cụm. HS tìm đúng 2 cụm nhưng không xác định chủ vị thì cho 0,25đ/1 cụm )
- Cụm C-V: chúng em học giỏi làm thành phần chủ ngữ trong câu
- Cụm C-V: cha mẹ và thầy cô rất vui lòng làm thành phần phụ ngữ trong cụm từ
1,0 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
(3,0 điểm)
a. - . Phần trích trên trích trong văn bản : “Sống chết mặc bay”
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
0,5 đ
0,5 đ
 b. Thể loại: Truyện ngắn
 0,5 đ 
c. - Nghệ thuật tiêu biểu: 
+ Lời văn cụ thể, sinh động
+ Sử dụng hai phép tương phản và tăng cấp
 - Nội dung chính:
+ Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” (hoặc: tên quan phủ vô trách nhiệm, bất nhân) 
+ Bày tỏ niềm cảm thương đối với nhân dân trong cảnh “nghìn sầu muôn thảm” (hoặc: tình cảnh nhân dân thê thảm, đau khổ )
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
(5,0 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức: 
- Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích
- Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
- Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
0,5 đ
b. Yêu cầu về nội dung: 
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a) MB: 
- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b) TB: 
* Giải thích:
- Chí: là hoài bão, lí tưởng, ý chí, nghị lực, kiên trì
- Nên: là kết quả cuối cùng đạt được, thành công
-> Câu tục ngữ khẳng định: Có lí tưởng, có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì sẽ đạt được thành công.
* Xét về lí lẽ ta thấy:
- Trong cuộc sống của con người không phải việc gì chúng ta cũng dễ dàng thực hiện được. 
- Ý chí, kiên trì, lòng quyết tâm giúp con người vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước, gặt hái thành công.
- Không có chí thì ko làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn
- Những người có chí đều thành công (nêu một số dẫn chứng để chứng minh trên nhiều lĩnh vực: Trong học tập; trong lao động sản xuất; trong chiến đấu chống ngoại xâm)
có nhiều việc khó khăn gian khổ nhưng nhờ bền gan vững chí, quyết tâm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ, con người đã đạt được những thành công rực rỡ. (Học sinh có thể lấy dẫn chứng để chứng minh trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tế: Trong học tập; trong lao động sản xuất; trong lịch sử chống ngoại xâm để bảo về Tổ quốc)
* Cần phải làm gì để rèn luyện ý chí?
- Luôn xác định cho mình mục tiêu phấn đấu phù hợp năng lực. 
- Kiên trì, bền bỉ trong thực hiện mục tiêu, nếu có thất bại sẽ rút kinh nghiệm và làm lại. 
- Liên hệ với việc rèn luyện ý chí với mỗi HS (kiên trì trước mỗi bài toán khó, không nản chí với những kết quả thi chưa như ý, cần tìm nguyên nhân và nỗ lực thực hiện...)
* Mở rộng vấn đề: 
+ Trái với người có ý chí nghị lực là những người thiếu kiên trì, không nỗ lực khi gặp khó khăn,.
+ Liên hệ bản thân: Nêu suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân về việc rèn luyện ý chí
c) KB: 
- Khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí, sự kiên trì bền bỉ...
- Liên hệ bản thân: rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng ước mơ ngay từ những việc nhỏ...
0,5 đ
1.0 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 4- 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí. 
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. 
* Lưu ý: * Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2014_2015_ph.doc