Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
… “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”
1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?
2) Nêu nội dung chính của văn bản em vừa xác định?
3) Văn bản đó thuộc thể loại văn bản gì? Kể tên các văn bản cùng thể loại mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7, kì 2.
Câu 2 (2,0 điểm)
1) Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn ở câu 1 và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
2) Hãy xác định cụm chủ vị làm thành phần trong những câu sau và cho biết cụm chủ vị đó làm thành phần gì trong câu:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” 1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai? 2) Nêu nội dung chính của văn bản em vừa xác định? 3) Văn bản đó thuộc thể loại văn bản gì? Kể tên các văn bản cùng thể loại mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7, kì 2. Câu 2 (2,0 điểm) 1) Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn ở câu 1 và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 2) Hãy xác định cụm chủ vị làm thành phần trong những câu sau và cho biết cụm chủ vị đó làm thành phần gì trong câu: Khi bắt đầu cuộc kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái (Hồ Chí Minh) Câu 3 (5,0 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:................ Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 CÂU YÊU CẦU ĐIỂM Câu 1 (3 điểm) a. Đoạn văn trích từ văn bản : ‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của chủ tịch Hồ Chí Minh. b. Nội dung chính của văn bản ‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”: Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. c. VB “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc thể loại văn nghị luận. - Các văn bản nghị luận đã học trong học kì II là: + Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) + Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) + Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (2 điểm) a. Câu văn có phép tu từ: liệt kê. Phép tu từ liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng nhắc nhớ lại những vị anh hùng mà tên tuổi gắn với những trang sử chống ngoại xâm sáng ngời trong lịch sử dân tộc. Từ đó tạo cho người nghe cảm xúc tự hào, phấn chấn, ý thức noi gương tiếp nối truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. b. Học sinh biết phân tích cấu tạo của câu để xác định các cụm C – V làm thành phần câu. Khi bắt đầu cuộc kháng chiến,// TN nhân dân ta // tinh thần/ rất hăng hái. c v CN VN - Cụm chủ vị làm vị ngữ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận giải thích có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, lí lẽ chặt chẽ, có sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. Trình bày không gạch xóa. * Làm tốt các yêu cầu trên được 0,5 điểm b. Yêu cầu về nội dung: a) MB: - Giới thiệu được vấn đề cần giải thích : Lòng biết ơn trong cuộc sống. Dẫn câu tục ngữ b) TB: - Thế nào là uống nước nhớ nguồn? Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước. + Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó. + Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. =>Nghĩa chung của câu tục ngữ: khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà ta đang hưởng. - Tại sao phải uống nước nhớ nguồn? + Trong XH , không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo dựng nên. + Lòng biết ơn giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể, giữa thế hệ trước với thế hệ sau...tạo ra một XH nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa độc ác... + Uống nước nhớ nguồn là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. - “Uống nước nhớ nguồn” ta phải hành động như thế nào? + Có ý thức hành động thiết thực trong cuộc sống, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết ơn thầy cô và những người đã giúp đỡ mình, tích cực học tập, rèn luyện tốt cũng là cách để thể hiện lòng biết ơn...tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa .... + Phê phán những kẻ đi ngược với đạo lí của dân tộc * Đánh giá: Đây là một truyền thống quí báu của dân tộc, thể hiện đạo lí làm người, vì thế chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. c) KB: - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ - Rút ra bài học cho bản thân * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạtằcn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt... 0,5 điểm (0,5 điểm) (1,5 điểm) (1 điểm) (1 điểm) (0,5 điểm) -------------------HẾT-------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_2014_ph.doc