Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2điểm):
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
(Nguyễn Duy)
a. Hãy chỉ ra phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ trên? Dạng cấu tạo của phép tu từ ấy?
b. Nêu khái niệm của phép tu từ kể trên.
Câu 2 (3 điểm):
Điều đặc sắc ở bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là sự ăn khớp rất tài tình giữa nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng.
Em hãy chỉ rõ hai lớp nghĩa ấy trong bài thơ.
(Trình bày thành một đoạn văn)
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà được gợi lên từ kỉ niệm của người cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh ở những khổ thơ sau:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn Ngữ văn – lớp 7 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể giao đề) Câu 1 (2điểm): Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. (Nguyễn Duy) a. Hãy chỉ ra phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ trên? Dạng cấu tạo của phép tu từ ấy? b. Nêu khái niệm của phép tu từ kể trên. Câu 2 (3 điểm): Điều đặc sắc ở bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là sự ăn khớp rất tài tình giữa nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng. Em hãy chỉ rõ hai lớp nghĩa ấy trong bài thơ. (Trình bày thành một đoạn văn) Câu 3 (5,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà được gợi lên từ kỉ niệm của người cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh ở những khổ thơ sau: Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng. Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp. Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trởi đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới... ----HẾT----- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn Ngữ văn 7 Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 a Phép điệp ngữ: 0.5 - Qua đi, tre, xanh điệp ngữ cách quãng 0.25 - Mai sau điệp ngữ nối tiếp 0.25 b - Nêu khái niệm phép điệp ngữ: là những từ ngữ được lặp lại khi nói hay khi viết nhằm làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh. 1.0 Câu 2 Hình thức: viết thành một đoạn văn. 0,5 Nội dung: Đảm bảo các ý sau: * Nghĩa tả thực: tả thực chiếc bánh trôi. 0,25 - Hình dáng tròn, màu sắc trắng do làm bằng bột gạo nếp. - Cách luộc bánh: bánh sống thì chìm, khi chín thì nổi lên trong nồi nước sôi. - Bánh rắn hoặc nát là do người nhào bột. - Nhân bánh: làm bằng đường phên có màu nâu đỏ. 1,0 * Nghĩa ẩn dụ: nói về người phụ nữ 0.25 - Người phụ nữ tự nói về bản thân mình với niềm tự hào: hình thể đẹp, tấm lòng trong trắng. - Số phận chìm nổi, lênh đênh. - Không có quyền tự quyết định cuộc đời mình, phụ thuộc vào người đàn ông trong xã hội phong kiến, chế độ nam quyền. - Mặc dù vậy họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt vượt lên trên số phận. 1,0 Câu 3 Biểu điểm Hình thức: Viết thành bài văn, bố cục đủ ba phần: MB, TB, KB. Nội dung: Đảm bảo các ý sau: Trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người bà với những nét nổi bật: - Bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi trách mắng cũng là vì tình yêu thương cháu. - Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo: chú ý các hình ảnh: tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu, bà lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối, ... - Dành trọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, mua cho cháu quần áo mới. Những kỉ niệm về người bà đã biểu lộ tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. * Đan xen trình bày nghệ thuật của các câu thơ dẫn chứng. * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc - Điểm 4: Có kĩ năng, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật. - Điểm 3: Biết viết đúng thể loại. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 2: Viết đúng bài văn, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu: - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài: * Giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ. ----Hết----
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2012_2013_pho.doc