Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm). Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:         

                                           Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Câu 2 (3 điểm).   

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

a) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào ? Của tác giả nào ?

b) Đây là lời của ai nói với ai ? Được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào ? Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì ?

c) Trong lời thoại nhân vật đã nói rõ lí do khiến nhân vật phải tìm đến cái chết. Em hãy diễn đạt lí do ấy bằng ngôn ngữ của mình. Từ đó em có suy nghĩ gì về niềm mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?

doc 3 trang Huy Khiêm 05/11/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm). Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Câu 2 (3 điểm). 
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
a) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào ? Của tác giả nào ?
b) Đây là lời của ai nói với ai ? Được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào ? Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì ?
c) Trong lời thoại nhân vật đã nói rõ lí do khiến nhân vật phải tìm đến cái chết. Em hãy diễn đạt lí do ấy bằng ngôn ngữ của mình. Từ đó em có suy nghĩ gì về niềm mơ ước và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
Câu 3 (5 điểm). 
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 -------------------HẾT-------------------
 Họ tên học sinh:.Số báo danh:.........
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn Ngữ văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2điểm)
- Về kĩ năng: Học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:
+ Biện pháp so sánh: “Mặt trời như hòn lửa”: hoàng hôn rực rỡ, kì vĩ, tráng lệ.
+ Biện pháp nhân hóa: Mặt trời “xuống biển”; sóng “cài then”; đêm “sập cửa” -> khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, gần gũi, có hồn. Vũ trụ đang hoạt động như con người.
+ Biện pháp ẩn dụ (hoặc những liên tưởng thú vị): “Then” chỉ những lượn sóng; “cửa” chỉ màn đêm. -> gợi liên tưởng vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa khổng lồ còn những lượn sóng là những then cài. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
=> Khẳng định các biện pháp nghệ thuật trên làm cảnh hoàng hôn trên biển đẹp, ấm áp, rực rỡ, kĩ vĩ, tráng lệ.
0,25
0,5
0,5
 0,5
0,25
 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa.
Câu 2
(3điểm)
	a
- Đoạn trích nằm trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Của Nguyễn Dữ
0,25
0,25
b
- Đây là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh
- Trong hoàn cảnh: Vũ Nương bị chồng cho là không chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau như: bị chồng nghi oan, thất tiết... vẫn cho điểm tối đa.
- Tâm trạng: đau đớn, tuyệt vọng. (thất vọng)
- Phẩm chất: phẩm chất cao đẹp: đoan trang, thủy chung của Vũ Nương. (HS có thể chỉ nói được thủy chung vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,25
c
- Lí do Vũ Nương tìm đến cái chết: vì hạnh phúc gia đình tan vỡ không thể hàn gắn được. . HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau như: ước mơ gia đình hạnh phúc sụp đổ... vẫn cho điểm tối đa.
- Suy nghĩ về ước mơ và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ có ước mơ rất bình dị là được sống trong một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của họ luôn phải phụ thuộc bởi chế độ phong kiến hà khắc (trọng nam, khinh nữ) (hoặc xã hội bất công) nên thân phận người phụ nữ chìm nổi lênh đênh, dẫn đến những kết cục bi thảm thật đáng thương. (Hoặc thân phận đắng cay, bất hạnh phải tìm đến cái chết)
0,5
1,0
Câu 3
(5điểm)
* Yêu cầu về hình thức: 
- Bài làm đúng thể loại: Tự sự + miêu tả nội tâm + nghị luận
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
- Các đoạn trình bày rõ ràng, hợp lí. 
- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...
* Yêu cầu về nội dung: 
 Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh giả định gặp gỡ người lính lái xe: trên đường Trường Sơn lúc nghỉ ngơi hay ở trọng điểm,...
- Thân bài: 
+ Miêu tả nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, nụ cười, trang phục, giọng nói, hành động. Từ đó mà nhận thấy suy nghĩ, phẩm chất của anh bộ đổi trong chiến tranh.
+ Kể lại những vấn đề trao đổi: chiến tranh, hi sinh, mơ ước hoà bình, những lời nhắn nhủ,...
+ Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của bản thân về người chiến sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai( miêu tả nội tâm)
- Kết bài: bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại.
Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
- Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Năng lực cảm nhận còn hạn chế; còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_ph.doc