Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm) 

          Cho câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi…”                                 

a. Chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?

b. Hãy cho biết tên tác giả, tác phẩm của đoạn thơ em vừa chép?

c. Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ ” và nêu tác dụng?

Câu 2 (3,0 điểm)

          Đức tính khiêm nhường

Câu 3 (5,0 điểm) 

Trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của người đồng mình trong đoạn thơ sau:

                “...Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục...”

doc 5 trang Huy Khiêm 04/11/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90’(Không kể thời gian giao đề)
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm) 
	Cho câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi”	 
a. Chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
b. Hãy cho biết tên tác giả, tác phẩm của đoạn thơ em vừa chép?
c. Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ ” và nêu tác dụng?
Câu 2 (3,0 điểm)
	Đức tính khiêm nhường
Câu 3 (5,0 điểm) 
Trình bày cảm nhận của em về phẩm chất của người đồng mình trong đoạn thơ sau:
 “...Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục...”
	(Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, trang 72)
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:.Số báo danh:.........
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu
Đáp án
Điểm
 1
 (2điểm)
 a. Học sinh chép đúng khổ thơ : 
 “Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về ”
(Nếu học sinh bỏ qua câu đã cho không chép lại vẫn cho điểm tối đa, nếu chép sai 1 lỗi không trừ điểm, sai 2 lỗi thì trừ 0,25 điểm, sai 3 lỗi thì trở lên thì không cho điểm )
0,5đ
b. Bài thơ: Sang thu
 Tác giả: Hữu Thỉnh
0,25đ
0,25đ
c. Học sinh chỉ ra câu thơ sử dụng những dấu hiệu nghệ thuật sau: 
+ Nghệ thuật: Sử dụng từ láy, nhân hoá: Sương chùng chình (Nếu HS nêu ẩn dụ thì không cho điểm cũng không trừ điểm. Nếu HS nêu thiếu một biện pháp nghệ thuật thì trừ 0,25điểm)
+ Tác dụng 
- Từ láy, nhân hoá: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên đường làng ngõ xóm. Sương được nhân hoá như con người có cảm xúc lưu luyến bâng khuâng. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc tiếc nuối, bâng khuâng, xao xuyến trước sự giao mùa hạ và thu. 
0,5đ
0, 5đ
2 
(3điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: 
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Đức tính khiêm nhường
0,25 đ
 2. Giải thích:
- Khiêm nhường: 
+ Khiêm tốn là đánh giá đúng mức vừa phải, không tự đề cao cá nhân mình trong quan hệ đối xử...
+ Nhường nhịn: biết nhận về mình phần thua thiệt hơn người khác, không giành cái hay, cái lợi về mình.
0,25 đ
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Tại sao cần phải có đức tính khiêm nhường?
 - Trong cuộc sống cần phải có đức tính khiêm nhường vì mọi việc diễn ra không phải lúc nào cũng đúng như mong muốn của bản thân khi đó khiêm nhường sẽ gjúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. 
- Sự khiêm nhường trong giao tiếp không tự đề cao mình không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh, có thái độ cầu tiến ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công hơn trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
- Biểu hiện: 
+ Trong gia đình: quan hệ giữa cha mẹ, con cái, anh chị em cần phải khiêm nhường để có một gia đình hoà thuận, êm ấm,.
+ Ngoài xã hội: quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, thầy-trò, 
- Vai trò: 
+ Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người vì thế mà thường có thái độ nhã nhặn hay lắng nghe ý kiến của người khác được mọi người tin tưởng, yêu quý, tôn trọng, giúp ta có được thành công hơn trong cuộc sống. Khiêm nhường sẽ giúp cho ta giữ lại tình cảm tốt đẹp trong nhau và học tập được ở nhau nhiều điều tốt đẹp ...
+ Đất nước văn minh, phát triển bền vững...
- Dẫn chứng: Dẫn chứng về những con người khiêm nhường như Bác Hồ, anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa 
+ Bàn luận:
- Khiêm nhưỡng là một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi người 
- Khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, không tin vào khả năng của mình...
+ Mở rộng : 
- Phê phán những người không khiêm nhường còn kiêu căng, tự mãn
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được tầm quan trọng của đức tính khiêm nhường trong đời sống của mỗi con người.
- Rèn luyện cách ứng xử hàng ngày...
5. Kết bài:
- Tóm lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân để có cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ. 
0,25
0,25
0,25 
3
(5điểm)
* Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. MB 
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ (đoạn 2);
- Khái quát giá trị đoạn thơ: người cha đã ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình và sức sống mãnh liệt bền bỉ của quê hương.
chình (Nếu HS nêu thiếu một ý thì trừ 0,25điểm)
0,5đ
b. TB
- HS giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Khái quát ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cội nguồn gia đình nhà thơ mở rộng sang tình cảm với quê hương- ngợi ca các phẩm chất.
0,25đ
Người cha đã ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình.”
 - Ý chí, nghị lực : “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Lấy không gian cao và xa để cụ thể hoá ý chí bền, kiên định vượt khó của con người miền núi.
- Gắn bó thuỷ chung, yêu quê hương tha thiết. Điệp cấu trúc “sốngkhông chê..” lời thơ khẳng định chắc nịch như tình yêu, niềm tin của con người trong cuộc sống dẫu còn nhiều gian khổ vẫn luôn gắn bó thuỷ chung với nơi chôn rau cắt rốn của mình.
- Sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin và lòng lạc quan: “Sống như sông như suối.Không lo cực nhọc”...Nghệ thuật so sánh kết hợp với các thành ngữ thêm một lần nữa khẳng định sự hồn nhiên, sống mạnh mẽ vượt trở ngại khó khăn.
- Tâm hồn cao đẹp: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương.
=> Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật đối làm nổi bật bẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng có chí khí, nghị lực và niềm tin mãnh liệt.
- Tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn (hoặc khát vọng xây dựng quê hương, giữ gìn phong tục tập quán).
 + “tự đục đá”: lao động thủ công, thô sơ, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, cải thiện cuộc sống sinh hoạt gia đình. Bằng sự lao động cần cù, chịu khó, nhẫn nại hàng ngày họ đã tự làm công việc khó khăn để kiến thiết xây dựng quê hương.
 + “Quê hương thì làm phong tục”: cách nói mộc mạc nhưng ẩn ý sâu xa. Họ luôn giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, duy trì các tập quán, phong tục của quê hương và họ tự hào, họ có ý thức bảo tồn những nét văn hoá riêng của dân tộc mình.
* Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25
- Đánh giá: 
* NT: Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc, vừa cụ thể, vừa giàu sức khái quát. Kết hợp với các biện pháp tu từ, giọng điệu tha thiết trìu mến, sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi mộc mạc giản dị ngay thẳng như lời nói thường ngày của người dân tộc.
* ND: Mượn lời nói với con, Y Phương ca ngợi phẩm chất cao đẹp của quê hương mình. Từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống, trong thời kì hội nhập hiện nay, lời dạy của cha còn nguyên ý nghĩa, nhắc nhở thế hệ sau...
0,5
C. Kết bài
- Tóm lại vấn đề nghị luận...
- Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân
0,5
Lưu ý: HS lạc sang phân tích cả bài, gv chỉ cho tối đa 2 điểm. Nếu phân tích cả 4 dòng cuối thì cho tối đa 3 điểm. Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_20.doc