Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường có tác dụng gì?

b) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó? 

Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. 

                                                                                 (Nguyễn Trí Huân)

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng thế nào người phục vụ” 

                               (Trích:“Đức tính giản dị của Bác Hồ” Ngữ văn 7 - tập 2)

a) Tác giả của văn bản là ai? Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì?

b) Đoạn văn làm rõ đức tính giản dị của Bác ở phương diện nào? Em hãy tìm một ví dụ trong thơ cũng nói về sự giản dị của Bác? Qua đó, giúp em học tập được gì từ con người Bác?

c) Theo em đặc sắc nghệ thuật của văn bản là gì?

doc 4 trang Huy Khiêm 04/11/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC THƯTHỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt thường có tác dụng gì?
b) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó? 
Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. 
 (Nguyễn Trí Huân)
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng thế nào người phục vụ” 
 (Trích:“Đức tính giản dị của Bác Hồ” Ngữ văn 7 - tập 2)
a) Tác giả của văn bản là ai? Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì?
b) Đoạn văn làm rõ đức tính giản dị của Bác ở phương diện nào? Em hãy tìm một ví dụ trong thơ cũng nói về sự giản dị của Bác? Qua đó, giúp em học tập được gì từ con người Bác?
c) Theo em đặc sắc nghệ thuật của văn bản là gì?
Câu 3 (5,0 điểm)
	Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:...................
Chữ kí giám thị 1: ........... Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Câu đặc biệt thường có tác dụng được dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
0,25 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
b) Câu đặc biệt: Một hồi còi. (Tìm thừa 1 câu không cho điểm)
Tác dụng: thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (HS ghi “liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng” vẫn cho điểm tối đa. Tìm thừa 1 tác dụng trừ 0,25. Tìm thừa 2 tac dụng trở lên không cho điểm)
0,25 điểm
0,5 điểm 
Câu 2 
(3,0 điểm)
a) - Tác giả: Phạm Văn Đồng (0,5đ) 
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận chứng minh (0,5đ) 
 (nếu HS chỉ nêu Nghị luận vẫn cho đủ điểm)
b) 
 Đoạn văn làm rõ đức tính giản dị của Bác ở phương diện: ăn uống (hoặc trong bữa ăn, bữa cơm, đời sống) (0,25đ) 
Ví dụ trong thơ văn nói về sự giản dị của Bác: (0,5đ) 
 (HS chép chính xác bất kì câu thơ nào nói về sự giản dị của Bác vẫn cho đủ điểm) sau đây là VD tham khảo.
 VD1: Sáng ra bờ suối tối vào hang 
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng .
VD2: Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
VD3: Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Liên hệ: Học tập và làm theo lối sống giản dị của Bác: ăn uống, trang phục (hoặc trong Đời sống sinh hoạt), giao tiếp (hoặc lời nói và bài viết), (0,5đ) (GV căn cứ vào khả năng liên hệ bản thân của HS để cho điểm phù hợp )
c) Đặc sắc nghệ thuật của văn bản :
- Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. (0,5đ) 
 - Lập luận theo trình tự hợp lí. (0,25đ) 
( Nếu HS nêu đúng ý vẫn cho điểm tối đa )
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 3 
(5,0 điểm)
 *) Yêu cầu về hình thức: 
- Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
- Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; 
- Biết xây dựng luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng .không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, khoa học.
0,5điểm 
*) Yêu cầu về nội dung: 
HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
* Dàn bài.
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài: 
* Giải thích: (0,5 điểm)
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Xét về lí:
- Mọi thành quả không tự nhiên mà có, đều do bàn tay khối óc của con người tạo dựng nên phải biết ơn là lẽ tất nhiên
- Biết ơn là cần thiết để hoàn thiện nhân cách
- Lòng biết ơn sẽ gắn kết con người
- Người co lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu mến
- Biết ơn là truyền thống đạo lí của dân tộc
(HS nêu được 2-3 ý cho đủ điểm)
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hàng ngày. (3,0 điểm)
- Học sinh biết xây dựng luận điểm và trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. 
+Nhân dân biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ tổ quốc và những người mang lại đời sống ấm no cho mình. (1,25đ) 
- 10/3 giỗ tổ Hùng Vương
 Giỗ quốc tổ, lễ Thần Nông, lễ tịch điền..Sau vụ gặt có tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên, những người tri ân cho mình)
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền, chùa thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công với đất nước.
- 27/7 viếng nghĩa trang liệt sĩ
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
- Các bảo tàng nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
+ Con cái biết ơn ông bà , cha mẹ. (0,75đ) 
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bàđể nhớ đến người đã khuất. Phụng dưỡng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già
+ Học trò biết ơn thầy cô giáo. (0,5đ) 
- Tục tết thầy dạy dạy mình học
- 20/11 học sinh thể hiện lòng biết ơn thày cô: lễ phép, chăm ngoan, học giỏi.
* Đánh giá (0,25đ) 
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. 
- Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa. 
* Liên hệ bản thân: (0,25đ) 
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của ông cha.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 4- 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí có nhiều dẫn chứng phù hợp.. 
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. 
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_20.doc