Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài…”

                               (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1 điểm). Câu nói “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định vấn đề gì

Câu 4 (1 điểm). Nội dung đoạn trích trên nói về điều gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm). Từ hiểu biết thực tế về xã hội, kết hợp với đoạn văn trên em hãy viết đoạn trình bày những suy nghĩ của mình về hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?

Câu 2 (5 điểm). Tình cảm đồng chí đồng đội trong đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu.

doc 5 trang Huy Khiêm 30/10/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
 “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài”
	 (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 3 (1 điểm). Câu nói “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định vấn đề gì? 
Câu 4 (1 điểm). Nội dung đoạn trích trên nói về điều gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm). Từ hiểu biết thực tế về xã hội, kết hợp với đoạn văn trên em hãy viết đoạn trình bày những suy nghĩ của mình về hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
Câu 2 (5 điểm). Tình cảm đồng chí đồng đội trong đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu.
	Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
------------------ Hết -------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:. 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 
 2018 – 2019
Môn Ngữ Văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
I. Phần đọc hiểu
Câu 1 Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp biểu cảm, nghị luận (HS nói được tự sự hoặc nghị luận cũng cho đủ 0,5 đ)
0,5
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê (HS trình bày thừa các phép khác, GV không trừ điểm)
0,5
Câu 3: Câu nói “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”nhằm khẳng định: chủ quyền của đất nước (0,5 đ), đồng thời kín đáo bày tỏ niềm tự hào, kiêu hãnh về chủ quyền dân tộc (0,25 đ), sự bình đẳng giữa phương Bắc và phương Nam (0,25 đ).
1
Câu 4: Đây là lời của vua Quang Trung khi phủ dụ quân lính ở Nghệ An (0,25 đ).:
- Nhà vua đã khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta một cách dõng dạc, đầy tự hào. (0,25 đ).
- Vạch ra tội ác của người phương Bắc với dân tộc ta: giết hại nhân dân, vơ vét của cải. (0,25 đ).
- Nêu cao truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta và khẳng định cuộc sống hòa bình yên ổn của nhân dân. (0,25 đ).
 (Nếu HS gạch đầu dòng thì trừ 0,25đ)
1
II. Phần làm văn
Câu 1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: 
 + Đây là dạng đề mở, học sinh có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề đã nêu. Tuy nhiên ý kiến đưa ra phải có cơ sở, dẫn chứng chính xác và thái độ đối với vấn đề cần đúng mức, có ý nhận thức được vai trò của người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 + Có thể xoay quanh những ý sau : (Nếu HS thiếu câu chủ đề thì trừ 0,25đ)
 - Hình ảnh những người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc là một hình ảnh đẹp, gợi nên những tình cảm thiêng liêng cao quý.
- Các anh làm nhiệm vụ cao cả, đầy hiểm nguy và khó khăn là canh giữ biển đảo, bảo vệ gìn giữ chủ quyền của đất nước.
- Điều kiện sống của các anh còn rất nhiều khó khăn, gian khổ : thiếu nước ngọt, rau xanh, phương tiện truyền thông, điện
- Cái thiếu lớn nhất là những niềm vui thường nhật trong cuộc sống gia đình, không có điều kiện để chăm lo cho bố mẹ khi già yếu, không được hàng ngày sống bên vợ con, người thân yêu
- Tuy vậy các anh vẫn quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ biển đảo thiêng liêng, bảo vệ bình yên cho những ngư dân đánh cá trên biển.
- Các anh là những biểu tượng đẹp của những người chiến sĩ biết tạm quên đi hạnh phúc riêng tư để sống vì nghĩa lớn khi Tổ quốc cần
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
1,5
0,25
Câu 2 : 
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : có đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được các nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 
c. Triển khai vẫn đề nghị luận thành các luận điểm : thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:
* MB : 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nội dung chính của đoạn thơ : đoạn thơ diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
- Nêu phạm vi dẫn chứng: mười câu thơ giữa bài.
(Nếu HS thiếu 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,25đ)
*TB:
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và dẫn khái quát ý cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp: từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, họ gặp nhau vì lí tưởng yêu nước giải phóng cho dân tộc nên từ” xa lạ” họ đã “quen” rồi họ trở thành “tri kỉ” và rồi họ trở thành “ đồng chí”’. 
+ Chia sẻ tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ quê hương: 
- Tuy nhớ thương nặng lòng với quê hương nhưng họ vẫn quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn "mặc kệ gió lung lay". Họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng những tài sản quý giá: ruộng nươnggian nhà không mặc kệ gió lung lay để ra trận. (0,5)
- Câu thơ “ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”: nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ khiến giếng nước gốc đa cũng như con người, ngóng trông chờ đợi người ra trận. Qua những biểu tượng này cũng gợi lên nỗi nhớ hai chiều sâu lắng, da diết của người ra trận nhớ quê hương.Tình yêu quê hương đã tạo nên cảm xúc và nỗi nhớ..
( Học sinh có thể liên hệ với một số bài thơ ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà.) (0,5)
+ Họ cảm thông, thấu hiểu chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: biết từng cơn ớn lạnh, áo rách quần vá, chân không giày.trong những năm đầu kháng chiến quân và dân ta chịu nhiều thiếu thốn : thiếu vũ khí, quân trang, thuốc men, đạn dược, người lính cùng chung cùng chịu, cùng nếm trải những khó khăn thử thách.Đó là hình ảnh cụ thể, rất thật nhưng được chọn lọc cùng với những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau.(1,0)
 Tinh thần lạc quan của những người lính thể hiện qua các hình ảnh : Miệng cười buốt giá - gợi cho ta nụ cười mang hình ảnh và chứa đựng cảm xúc của người lính. Nụ cười của tình yêu thương, của lòng can đảm,của tinh thần lạc quan , của sự sẻ chia khó khăn bệnh tật cũng như niềm vui, giúp nhau vững tin vào chiến thắng(0,5)
+ Chia sẻ tình yêu thương chân thành “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”Cấu trúc sóng đôi diễn tả mối khăng khít của tình đồng chí, cái nắm tay san sẻ hơi ấm, giúp họ vượt qua và chiến thắng cái buốt giá, bệnh tật. Nắm tay để chia sẻ gian lao, để động viên, an ủi nhau truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh để vượt qua thử thách. Cách biểu hiện mộc mạc, bình dị và kín đáo như chính bản chất của họ- những người nông dân, không ồn ào mà sâu lắng, thấm thía. Họ không nói mà chỉ nắm tay nhau. Cái nắm tay của anh bộ đội Cụ Hồ thật thắm thiết, trầm ấm và sâu sắc...Tình thương tạo nên sức mạnh chiến đấu.
+ Đánh giá:
- Với ngôn ngữ thơ cô đọng, hình ảnh chân thực, gợi tả có sức khái quát cao kết hợp với các biện pháp nghệ thuật 
- Tình cảm đồng chí đồng đội của người lính được thể hiện rất tự nhiên bình dị mà mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh. Nó góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – người nông dân mặc áo lính 9 năm kháng chiến chống Pháp.
*Kết bài:
- Khái quát ý đoạn thơ.
- Liên hệ, bài học cho thế hệ trẻ hôm nay
0,5
0,5
1,0
1,5
0,5
0,5
0,5
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
 (Nếu HS mắc lỗi hình thức phần a,b,d,e thì trừ 0,5 toàn bài câu này)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_201.doc