Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”
(Ngữ văn 7 - Tập 1, trang 62, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2013)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Em hãy cho biết nhan đề chữ Hán của bài thơ trên?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
Câu 4. Giải thích các yếu tố Hán Việt trong các từ sau: sơn hà, thiên thư.
Câu 5. Vì sao bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...” (Ngữ văn 7 - Tập 1, trang 62, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2013) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Em hãy cho biết nhan đề chữ Hán của bài thơ trên? Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? Câu 4. Giải thích các yếu tố Hán Việt trong các từ sau: sơn hà, thiên thư. Câu 5. Vì sao bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ ở phần: Đọc – hiểu. Câu 2 (5,0 điểm). Vui buồn tuổi thơ. ------------------ Hết ------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ Văn - LỚP 7 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1 - Nhan đề bài thơ: Nam quốc sơn hà . 0.25 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1077 hoặc thế kỉ XI (0.25đ) - trong thời kì kháng chiến chống quân xâm lược Tống. (0.25đ) 0.5 3 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (0.25đ) - Đặc điểm của thể thơ đó: + Mỗi bài có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ.. (0.25đ) + Các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối (0.25đ) 0.75 4 Giải thích các yếu tố Hán Việt sau: Sơn: núi, hà: sông => sông núi hoặc Sơn hà: sông núi (0.25đ) Thiên: trời, thư: sách => sách trời hoặc Thiên thư: sách trời (0.25đ) 0.5 5 Hai câu hỏi phần này có nội dung đáp án tương đương, yêu cầu HS chỉ rõ 2 ý như phần Ghi nhớ là được 1 điểm: - Bài thơ được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ vì: + Đó là lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước (0.5đ) + Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. (0.5đ) 1.0 II. Tập làm văn 1 Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung bài thơ Nam quốc sơn hà: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ Nam quốc sơn hà 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: * TH1: Học sinh phân tích bài thơ theo bố cục, đi từ nghệ thuật đến nội dung (Theo đúng yêu cầu nêu cảm nhận của em về bài thơ ở phần: Đọc – hiểu): GV chấm điểm bình thường. * TH2: HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song có thể hướng tới các ý: - Nghệ thuật: Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; giọng thơ dõng dạc, đanh thép, hào hùng (0.5đ) (Học sinh có thể viết thêm: ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc; Lập luận chặt chẽ, chắc chắn; Kết cấu hợp lí.) - Nội dung: + Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước (0.25đ) + Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược, (0.25đ) 1.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 Phát biểu cảm nghĩ về những kỉ niệm vui, buồn tuổi thơ của bản thân học sinh. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 0.25 b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm: những kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu bên gia đình, người thân và bạ bè. 0.25 c. Biểu cảm có sự kết hợp với yếu tố miêu tả và tự sự. Học sinh có thể viết theo những gợi ý sau: a.Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu những kỉ niệm vui, buồn tuổi thơ. - Những tâm tư tình cảm của mình khi nhớ lại. b. Thân bài: (3 điểm) + Nỗi buồn: những khó khăn, nỗi buồn in sâu trong kí ức tuổi thơ. + Niềm vui: những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình, bạn bè, thày cô và lúc vượt qua khó khăn. + Kỉ niệm nào làm em nhớ nhất ( tập trung làm rõ phần này) + Cảm xúc hiện tại và cảm xúc lúc đó. (Học sinh có thể biểu cảm thêm về Ý nghĩa của những kỉ niệm đó với bản thân mình). c. Kết bài: (0,5 điểm) - Những vui, buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ sẽ không thể nào quên. - Niềm mong ước của bản thân. * TH1: Nếu HS chỉ biểu cảm về niềm vui hoặc chỉ viết về nỗi buồn thì sau khi chấm xong, GV trừ 1 điểm phần nội dung. * TH2: Nếu HS viết cả về niềm vui và nỗi buồn nhưng bài viết ít yếu tố biểu cảm (thiên về kể) thì sau khi chấm xong, GV trừ 1 điểm phần nội dung. 4.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, thể hiện dấu ấn cá nhân. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có sức thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_201.doc