Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm)

a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? 

b) Đọc đoạn truyện sau:

           "Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

          - Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

          - Lão cười nhạt bảo:

          - Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong."

Trong đoạn truyện trên, lão Hạc  nói "Thế nào rồi cũng xong." đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lão lại vi phạm phương châm hội thoại đó?

Câu 2 (3.0 điểm)

a) Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì?   Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

doc 4 trang Huy Khiêm 29/10/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm)
a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? 
b) Đọc đoạn truyện sau:
 "Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
	- Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
	- Lão cười nhạt bảo:
	- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong."
Trong đoạn truyện trên, lão Hạc nói "Thế nào rồi cũng xong." đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao lão lại vi phạm phương châm hội thoại đó?
Câu 2 (3.0 điểm)
a) Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
b) Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay?
Câu 3 (5.0 điểm)
Suy nghĩ về câu tục ngữ: 
 Lá lành đùm lá rách
Chứng minh rằng, ngày nay nhân dân ta vẫn phát huy tốt đạo lí này.
------------------ Hết -------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2017-2018
Câu
Đáp án
Điểm
C.1(2đ)
a. 
- Các phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. (Nêu thiếu 1 phương châm hội thoại trừ 0,25 điểm)
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân sau: 
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 
0.5
0.5
b.
- Lão Hạc nói "Thế nào rồi cũng xong." đã vi phạm phương châm cách thức.
- Lão Hạc buộc phải vi phạm phương châm cách thức, nói mơ hồ, lấp lửng, bởi lão chỉ nói cốt làm yên lòng ông giáo chứ không đưa ra chính xác ý định, việc làm của lão.
0.5
0.5
C.2(3đ)
a. 
- Vấn đề: Bàn về phong cách sống, phong cách làm việc của Bác - thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nghệ thuật:
+Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: lập luận, tự sự, biểu cảm, ngôn từ trang trọng, dẫn chứng chọn lọc.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh 
0.5
0.5
b.
Hình thức: 
- HS viết được đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của mình về việc học tập và làm theo tấm gương Bác.
- Bày tỏ thái độ tự học, tự rèn luyện kiến thức, phẩm chất đạo đức trong cuộc sống hiện nay với lí lẽ thuyết phục, ngôn từ trong sáng.
Nội dung: 
* Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM:
- Đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng thể hiện người yêu nước, yêu lao động.
- Đó là biểu hiện của người biết suy nghĩ cho tương lai bản thân và đất nước.
- Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn, tự hào về Bác.
* Nhận thức và hành động học tập của bản thân:
- Giao lưu hội nhập văn hóa, kinh tế với các nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức...
- Bản thân là người Hs phải cố gắng học tập tốt, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải có chọn lọc cái đẹp, cái hay đồng thời biết đấu tranh loại bỏ cái xấu.
- Sống chân thành giản dị, biết yêu thương con người, quê hương đất nước
- Biết trân trọng công sức lao động của người khác, không đua đòi sống xa hoa lãng phí.......
0.5
0,75
0.75
C.3(5đ)
* Yêu cầu hình thức: 
 - Đúng phương pháp bài văn nghị luận, chứng minh, đủ bố cục 3 phần. Rõ luận điểm, lập luận rõ ràng, khúc chiết. 
 - Trình bày sạch đẹp, chữ viết cẩn thận.
* Nội dung: 
 + Mở bài: 
 - Tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau là truyền thống đạo lí sống tốt đẹp...
 - Dẫn câu tục ngữ: Lá lành...
 + Thân bài:
* Giải thích:
+ Nghĩa đen:
- " Lá lành": là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. 
-" Lá rách": là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn.
=> Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp.
+ Nghĩa bóng:
- " Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc...
-" Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn... 
-“Đùm”: bao bọc, che chở, bảo vệ.
=> Ẩn dụ khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn...
*Đánh giá, bàn luận: 
 Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ... là truyền thống đạo lí sống tốt đẹp. Vì:
 + Trong cuộc sống, ai cũng có lức gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, dịch bệnh, lúc hoạn nạn ốm đau) vì vậy con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua. Những lúc ấy mới thấy hết giá trị của tình người.
 + Yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc nhau tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần giúp cho người hoạn nạn nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
 + Yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc nhau lúc khó khăn hoạn nạn vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của mỗi người. => Lòng mình ám áp hơn, là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn...
 + Giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương nhau giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nờn tốt đẹp hơn. C.sống tốt đẹp, XH văn minh hơn.
* Chứng minh: 
 Truyền thống tương thân tương ái luôn được nhân dân ta gìn giữ, phát huy. 
 - Trong đấu tranh chống ngoại xâm: ND miền Bắc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mĩ.
 - Ngày nay, đất nước hòa bình, XH càng PT, tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau càng được phát huy: các loại quỹ ủng hộ đồng bào thiên tai, lũ lụt; trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam; trẻ em vùng sâu vùng xa; Chương trình hiến máu..., Trái tim cho em...
 *Mở rộng: 
 - Phê phán những kẻ thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm...
 - Cần yêu thương, giúp đỡ chân thành, không nên có thái độ ban ơn, bố thí...
 - Tránh tâm lí ỷ lại, trông chờ, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của mọi người...
 - Tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của con người.
 - Tình thương phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “Chị ngã em nâng”...
+ Kết bài: 
 - Khẳng định lại truyền thống đạo lí tốt đẹp từ câu tục ngữ.
 - Liên hệ bản thân HS: biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn, bất hạnh. Tham gia tích cực các phong trào quyên góp, ủng hộ do nhà trường, địa phương tổ chức.
 0.5
0.5
1.0
1.5
1.0
0.5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dau_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_phong_gd.doc