Đề khảo sát chất lượng tháng 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong các câu sau:
a, Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót du dương.
b, Để gặp lại những người đồng đội, tôi về thăm lại chiến trường xưa.
Câu 2 (3,0 điểm): Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
Câu 3: (5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng tháng 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng tháng 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 7 THÁNG 2 NĂM HỌC 2014 – 2015 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm): Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong các câu sau: a, Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót du dương. b, Để gặp lại những người đồng đội, tôi về thăm lại chiến trường xưa. Câu 2 (3,0 điểm): Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? Câu 3: (5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. ..Hết.. ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 7 THÁNG 2 NĂM HỌC 2014 – 2015 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm): Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong các câu sau: a, Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót du dương. b, Để gặp lại những người đồng đội, tôi về thăm lại chiến trường xưa. Câu 2 (3,0 điểm): Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? Câu 3: (5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. ..Hết.. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - Ngữ Văn 7 Câu 2: (2,0 điểm) Xác định và gọi tên đúng 1 trạng ngữ trong các câu được 0,5 điểm. a, - Buổi sáng,=> Trạng ngữ chỉ thời gian. - trên cây gạo ở đầu làng, => Trạng ngữ chỉ nơi chốn. - bằng chất giọng thiên phú=> Trạng ngữ chỉ phương tiện b, - Để gặp lại những người đồng đội=> Trạng ngữ chỉ mục đích. Câu 2 (3,0 điểm): HS trình bày thành một đoạn văn được 0,5 điểm. * HS phân tích và chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên các phương diện: - Sinh hoạt, lối sống, việc làm: + Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản... 0,5 điểm. + Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng, hòa cùng thiên nhiên. 0,5 điểm. + Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ 0,5 điểm. + Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp. 0,5 điểm. + Giản dị trong lời nói, bài viết. 0,5 điểm. Câu 3. (5 điểm) 1- Yêu cầu chung: - HS biết sử dụng phép lập luận chứng minh để chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. - Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, bố cục hợp lí, dẫn chứng có sức thuyết phục, có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng. 2- Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. - Vấn đề bảo vệ môi trường được cả nhân loại quan tâm. b- Thân bài: * Giải thích: Môi trường tác động đến đời sống của con người bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. * Chứng minh: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. - Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt nở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. - Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho thủy hải sản ngày càng cạn kiệt. - Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán, nước biển dâng, nước mặn thâm nhập vào đất liền... liên tiếp xảy ra). - Ở thành thị và các khu công nghiệp: khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lý kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa (xả rác ra đường, xuống kênh mương, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng...) làm cho môi trường dần bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh. - Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động... * Giải pháp: - Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống, ngôi nhà chung của thế giới. - Có hành động cụ thể: Trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trường lớp, thành phố, làng quê xanh - sạch - đẹp. - Xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm Luật môi trường; xử lý lâm tặc... theo Luật định. c. Kết bài: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Vì vậy mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân em sẽ thực hiện thật tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở ngay nơi mình ở, học tập và sinh hoạt... Thang điểm: Điểm 5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1-2: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp. (Nếu phần giải pháp HS viết chung trong phần kết bài thì có thể cho tăng điểm phần kết bài, nhưng không quá 1.5 điểm).
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thang_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_201.doc