Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm).
a) Kể tên các phép tu từ từ vựng em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS ?
b) Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )
Câu 2 (3 điểm). Đọc đoạn thơ rồi thực hiện các yêu cầu:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương.
a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Xác định thể thơ. Chép lại câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ.?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). a) Kể tên các phép tu từ từ vựng em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS ? b) Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật ) Câu 2 (3 điểm). Đọc đoạn thơ rồi thực hiện các yêu cầu: Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương. a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Xác định thể thơ. Chép lại câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Tìm một thành ngữ có trong đoạn thơ.? c)Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật được nói đến trong đoạn thơ trên? Câu 3 (5 điểm). Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:.Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (2 điểm). a) Kể tên các phép tu từ từ vựng em đã học: So sánh, nhân hóa, ẩn du, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. (0,5đ) (Học sinh kể được 3 đến 5 biện pháp cho 0,25đ, kể được 6 biện pháp trở lên cho 0,25đ- học sinh có thể kể tên các biện pháp nghệ thuật tu từ khác vẫn cho điểm) b) + Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: (0,5đ) - Điệp ngữ : không có - Liệt kê: kính, đèn, mui xe. - Hoán dụ : trái tim (học sinh có thể kể thêm ẩn dụ) - Đối lập tương phản: hình thức bên ngoài và linh hồn của xe. ( Nếu học sinh chỉ ra được hai biện pháp trong bốn biện pháp nghệ thuật trên cho 0,25đ. nêu được ba biện pháp cho 0,5 đ, nếu chỉ nêu được một biện pháp thì không cho điểm) + Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Học sinh viết thành đoạn văn. - Nhấn mạnh và làm nổi bật sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Chiến tranh đã làm cho những chiếc xe bị biến dạng trần trụi và mang trên mình đầy thương tích. (0,5đ) - Ca ngợi tinh thần yêu nước, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. (0,5đ) (Không viết thành đoạn văn thì trừ 0,25 điểm. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm linh hoạt) Câu 2 (3 điểm). a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản “Chị em Thúy Kiều” (0,25đ) Thuộc tác phẩm Truyện Kiều. (0,25đ) Tác giả: Nguyễn Du. (0,25đ) b)Thể thơ lục bát. (0,25đ) - Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (0,25đ) - Thành ngữ có trong đoạn thơ nghiêng nước nghiêng thành (0,25đ) c) - Về kĩ năng: Học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. Không viết thành đoạn văn thì trừ 0,25 điểm - Về nội dung kiến thức: Học sinh làm nổi bật được nhan sắc và tài năng, số phận, cái tình của Thúy Kiều - Sắc: Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của một tuyệt thế giai nhân không ai sánh kịp. (0,5đ) - Tài: Đa tài Cầm, kì, thi, họa, đặc biệt là tài đàn. (0,5đ) - Mệnh bạc bẽo, khổ đau; cái tình đằm thắm, thiết tha của Kiều (HS nói được cả tình, mệnh hoặc một trong hai vẫn cho 0,5 đ) (Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm linh hoạt) Câu 3 (5 điểm). * Yêu cầu về hình thức: (0,5điểm) - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về nhân vật văn học. - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả. - Các luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lí. - Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... * Yêu cầu về nội dung: (4,5điểm) Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: (0,5điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương Thân bài: (3,5điểm) cụ thể điểm từng phần trong thân bài như sau: * Phân tích cảm nhận, chứng minh các vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương: + là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh: (0,25 điểm) + là người phụ nữ đảm đang gánh vác mọi công việc gia đình: (0,25 điểm) + là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo: (0,75 điểm) + là người vợ hết lòng yêu thương, chung thuỷ với chồng: (1,0 điểm) + là người phụ nữ trọng nhân phẩm, danh dự, nhân hậu, bao dung: (0,75 điểm) * Đánh giá : (0,5 điểm) + Nghệ thuật xây dựng nhân vật : - Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính. - Nghệ thuật, khắc họa nhân vật, kết hợp với tự sự trữ tình. sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. - Tâm lí, tính cách nhân vật được khắc họa khá rõ nét.qua ngôn ngữ. - Yếu tố kì ảo, hoang đường góp phần làm tăng giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, làm nên đặc trưng của thể truyền kì. + Đánh giá chung ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm. - Vũ Nương là người phị nữ có vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng theo quan niệm của XHPK: công, dung, ngôn, hạnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ trong XHPK nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. .- Vũ Nương được coi là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI. Kết bài: (0,5điểm) - Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học, tài năng, vị trí của nhà văn. - Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Vũ Nương. (Nếu học sinh viết theo mối quan hệ với từng nhân vật như: Vũ Nương với con, với chồng, mẹ chồng, Linh Phi mà không khái quát được vẻ đẹp của nhân vật thì cho 2,5 điểm. Nếu lạc sang kể lại văn bản chỉ cho 2 điểm.) * Biểu điểm cụ thế: Điểm 5 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các thao tác lập luận linh hoạt, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ... Điểm 4 - Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Điểm 3 - Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Có mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều. Điểm 2: - Biết làm chưa thật đúng thể loại, ý còn thiếu nhiều. Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả. Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ. Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý đáp án. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh và vận dụng linh hoạt đáp án để cho điểm chính xác, phù hợp
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc