Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm).
Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 2 (3 điểm).
" - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."
(SGK Ngữ văn 9, tập I)
1. Lời thoại trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng loại chữ nào?
2. Đây là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
3. Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của lời thoại trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Câu 2 (3 điểm). " - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa." (SGK Ngữ văn 9, tập I) 1. Lời thoại trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng loại chữ nào? 2. Đây là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? 3. Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của lời thoại trên. Câu 3 (5 điểm). Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) bằng văn xuôi. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:.Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) - Về kĩ năng: Học sinh biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. - Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: + Nghệ thật Ẩn dụ (lái gió, buồm trăng): Thiên nhiên hoà hợp với con người, cùng lao động với con người. + Nghệ thuật phóng đại (lướt giữa mây cao với biển bằng) cho thÊy: con thuyÒn ®¸nh c¸ vèn nhá bÐ tríc biÓn c¶ bao la giê ®©y qua c¸i nh×n cña nhµ th¬ trë nªn lín lao, kú vÜ vµ sánh ngang tÇm vò trô. + Biện pháp điệp ngữ (với): làm không gian như càng bao la hơn, mênh mông hơn. => Khẳng định các biện pháp nghệ thuật trên đã làm nổi bật tÇm vãc cña con ngêi vµ ®oµn thuyÒn, sự hoà nhập giữa thiên nhiên và con người. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa Câu 2 (3 điểm) a - Lời thoại trên thuộc văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương - Tác giả: Nguyễn Dữ - Văn bản được viết bằng chữ Hán 0,25 0,25 0,25 b - Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh - Trong hoàn cảnh: Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về. 0,25 0,25 c - Hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả 0,25 - Ý nghĩa của lời thoại: + Khẳng định và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự. + Góp phần tạo nên một kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì không thể bù đắp được. + Góp phần tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho con người có quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế. 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng kiểu bài tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm. - Có bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài. - Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của Kiều: bị Tú Bà cho ra ở lầu Ngưng Bích chờ thực hiện âm mưu mới - Thân bài: + Miêu tả Khung cảnh lầu Ngưng Bích: núi, trăng, cát vàng, bụi hồng + Kê về hoàn cảnh tội nghiệp của nàng Kiều: cô đơn tuyệt đối + Kể về nỗi nhớ của Kiều: Kiều nhớ về Kim Trọng với đêm trăng thề nguyền, ngóng trông Kiều, day dứt; Kiều nhớ về cha mẹ với hình dung về tuổi già không có ai chăm sóc. + Kể về nỗi đau khổ, lo sợ của Kiều qua cái nhìn cảnh vật của nàng: Nhìn con thuyền, nàng trỗi dậy nỗi nhớ nhà; nhìn cánh hoa liên tưởng đến thân phận vô định của mình; nhìn nội cỏ, thấy tương lai mình mờ mịt; nhìn gió cuốn mặt duềnh, sợ hãi về tai ương phía trước. - Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật * Biểu điểm: - Điểm 4 -5 : Đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức trên, sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí chữ viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả. - Điểm 2 -3: Đạt được ít nhất một nửa các yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày tương đối tốt, đã biết cách kết hợp các yếu tố miêu tả trong văn tự sự nhưng chưa nhiều và toàn diện, còn mắc lỗi dùng từ và chính tả. - Điểm 1: Kể lan man, mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả. - Điểm 0: lạc đề, chưa nắm được yêu cầu về nội dung và thể loại.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc