Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì? b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào? Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa. Câu 2 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần" a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn. c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có." Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức Điểm Câu 1 (2,0 điểm) a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn: - Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu , tạo thành câu rút gọn Người ta rút gọn câu nhằm mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) 0,5 điểm 0,25điểm 0,25điểm b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn: Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN (HS xác định đúng mỗi câu được 0,25 điểm, xác định đúng thành phần rút gọn mỗi câu được 0,25 điểm) 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 (3,0 điểm) a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”. - Tác giả: Hoài Thanh b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Các từ láy có trong đoạn văn: phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi ( Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm) c. Học sinh giải thích ngắn gọn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: - Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồnngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: - Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. ( Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa ) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 (5,0 điểm) *) Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích - Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. - Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng 1,0 điểm *) Yêu cầu về nội dung: (4 điểm) - HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại. - Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. b. Thân bài: (3,0 điểm) * Giải thích câu tục ngữ: (1 điểm) - Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao. - Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. - Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. * Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công: (1,5 điểm) - Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. - Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. - Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. -Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người - Một học sinh vật vã trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. (0,5 điểm) - Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm - Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu ....... c. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 4- 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí. - Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. - Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo. ..........Hết..........
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc.doc