Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm).  

a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? 

b) Đọc đoạn truyện sau:

Chị Dậu run run: 

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

                                                                           (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

 Trong đoạn truyện trên, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 2 (3.0 điểm). 

a)Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì?   Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

doc 3 trang Huy Khiêm 23/10/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm). 
a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? 
b) Đọc đoạn truyện sau:
Chị Dậu run run: 
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
 Trong đoạn truyện trên, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2 (3.0 điểm). 
a)Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
b) Cho câu chủ đề sau: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. 
Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận (từ 15 đến 20 câu).
Câu 3 (5.0 điểm). 
 	Cây tre ở làng quê Việt Nam.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2013-2014
Câu
Đáp án
Điểm
C.1(2đ)
a. 
- Các phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. (Nêu thiếu 1 phương châm hội thoại trừ 0,25 điểm)
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân sau: 
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn;
+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 
0.5
0.5
b. Nhân vật cai lệ: Vi phạm phương châm lịch sự
 - Vì: + Tranh lời của chị Dậu khi chị chưa nói hết câu.
 + Cách xưng hô mất lịch sự thể hiện sự hách dịch.
 + Hành động và thái độ hung hăng: trợn ngược mắt, quát 
0.25
0.75
C.2(3đ)
a. 
- Vấn đề: Bàn về phong cách sống, phong cách làm việc của Bác - thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nghệ thuật:
+Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: lập luận, tự sự, biểu cảm, ngôn từ trang trọng, dẫn chứng chọn lọc.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh 
0.5
0.5
b.
- Hình thức: HS viết được đoạn văn nghị luận văn hoàn chỉnh (Từ 15 - 20 câu), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả, cảm xúc sâu sắc, liên hệ tốt
 - Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 
+ Hồ Chí Minh đi nhiều nơi tiếp xúc với nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông. Người hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ; nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa; làm nhiều nghề ở nhiều nướcđến đâu Người cũng đã học hỏi và tìm hiểu văn hoá đến mức uyên thâm.
 + Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động: học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những biểu hiện hạn chế, tiêu cực.
+ Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới và hiên đại.
+ Bày tỏ tình cảm: tự hào, kính yêu Bác, tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
C.3(5đ)
1.Yêu cầu về kĩ năng: 
-Biết tạo lập một văn bản thuyết minh có bố cục rõ ràng; vận dụng các phương pháp thuyết minh.
 -Biết sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật linh hoạt trong bài văn thuyết minh
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số ý sau:
Mở bài: Giới thiệu về cây tre ở làng quê Việt Nam.
Thân bài: 
a. Nguồn gốc: Tre gắn bó đã từ lâu đời với người dân Việt Nam
b. Các loại tre: Họ hàng nhà tre đông đúc: tre bương, tre vân, tre ngàvà các loại cây cùng họ như nứa, vầu, mai
c. Đặc điểm của cây tre:
+ thân
+ lá
+ rễ 
+ đặc điểm sinh trưởng, môi trường sống của cây tre: sống thành từng khóm, bụisinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi ở mọi môi trường
d. Vai trò của cây tre:
- Tre gắn bó trong đời sống sinh hoạt, lao động: là nguyên liêu làm nên các vật dụng hữu ích, làm đồ xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế
- Tre gắn với công cuộc chống giặc ngoại xâm, tre anh hùng trong chiến đấu
- Tre gắn với đời sống tinh thần của người Việt Nam: là biểu tượng của làng quê, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam Hình ảnh cây tre, lũy tre đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa của người Việt Nam một cách tự nhiên
Kết bài: Khẳng định vị trí của cây tre trong đời sống hiện nayBày tỏ cảm nghĩ
* HS sử dụng các phương pháp thuyết minh kết hợp đưa yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, nhập vai, nhân hóa, so sánhtrong bài thuyết minh phù hợp, sáng tạo
 ( GV căn cứ vào bài viết của HS có cách đánh giá đúng, trân trọng những bài viết sáng tạo, tri thức chính xác, phong phú, văn viết có cảm xúc.)
0.25
0.25
0.25
1.0
0.75
0.25
0.5
0.25
1.5

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc