Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...  

                                         (Theo SGK  Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)

1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. 

3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn                    văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?

Câu 2 (2 điểm).

          Anh em nào phải người xa

           ...

1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. 

2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.

doc 3 trang Huy Khiêm 10/11/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!... 
 (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. 
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
 	Anh em nào phải người xa
 ...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. 
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
 	Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm. 
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua. 	
------------------Hết-------------------
\
Họ và tên thí sinh: ..................................................... Giám thị số 1:......................... 
Số báo danh................................................................ Giám thị số 2: .........................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL ĐẦU NĂM 
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn Ngữ Văn 7
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”
0,5
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Nếu HS chỉ ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa)
0.5
b
- HS tìm được 2 trong các từ láy có trong đoạn văn: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn
- Các từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận
0.5
0.5
c
* HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những phẩm chất chính của người mẹ: 
- Yêu thương con tha thiết
- Sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả mạng sống của bản thân để mong con được hạnh phúc.
=> Đó cũng là phẩm chất chung của phần lớn bà mẹ trên thế gian.
* Bài học: Phải biết yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ...
0.25
0.25
0.5
Câu 2
(2 điểm)
a
* Học sinh chép chính xác bài ca dao như văn bản SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 35. 
 Lưu ý: sai một từ thì trừ 0,25 điểm
1
b
* Viết đoạn văn: 
 - Hình thức: Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng
0.25
 - Nội dung: Bài ca dao đề cao tình anh em, nhắc nhở anh em phải đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. Anh em đoàn kết sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc lớn cho cha mẹ. Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng nêu đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa)
0.75
Câu 3
(5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
- Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cản.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung:
* Kỉ niệm đáng nhớ: có thể là kỉ niệm vui hoặc kỉ niệm buồn, hơặc kỉ niệm cho em một bài học sống...gắn với chuyến thăm quan du lịch, gặp gỡ bạn bè, về quê thăm ông bà...
a) MB: - Giới thiệu chung về hoàn cảnh dẫn đến kỉ niệm (Sự việc ấy diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai?)
 - Cảm xúc chung của em về kỉ niệm đó.
b) TB: Kể diễn biến của sự việc 
- Kể theo trình tự thời gian: Sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào ( Diễn biến của sự việc? Tâm trạng của em? Điều làm cho em ấn tượng nhất?...)
- HS có thể kết hợp trình tự thời gian, không gian, hoặc kể theo trình tự ngược thông qua hồi tưởng
c) KB
- Kết quả của sự việc
- Ý nghĩa và bài học em rút ra cho bản thân
- Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có)
(Lưu ý: Với đề này, HS được tự do lựa chọn kỉ niệm trong dịp hè để kể, do đó không có hướng dẫn cụ thể, chỉ hướng dẫn chung. Vì vậy, khi chấm, GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá phù hợp, đảm bảo công bằng, khánh quan) 
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp tu từ một cách hiệu quả 
- Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả 
- Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, chưa biết kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài 
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. 
----Hết----

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_201.doc