Đề giới thiệu tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu
“…Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ”
(Ngữ văn 9- tập 1, tr. 187, NXB Giáo dục, 2010 )
Câu 1: Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm đó ra đời vào thời kì nào ?
Câu 2: Xác định từ ngữ liên kết và phép liên kết trong hai câu đầu của đoạn trích.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Đoạn văn trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện?
Câu 5: Em hiểu hình ảnh "một bó hoa nào khác nữa" trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tính tự lập của con người .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề giới thiệu tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ GIỚI THIỆU ĐỀ GIỚI THIỆU TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) A. Ma trận Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản văn học - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một văn bản hoàn chỉnh - Nhận biết tên tác phẩm, tác giả, thời kì sáng tác, từ ngữ liên kết,.. - Hiểu được ND, ý nghĩa của đoạn văn và một số chi tiết trong văn bản, - Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề xã hội được đặt ra từ ngữ liệu trong văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 1,5 15% 2 1,5 15 % 5 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết 01 đoạn văn NLXH Viết 01 bài văn NLVH Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5,0 50% 2 7,0 70% Tổng số câu Tổng số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 3 1,5 15% 2 1,5 15% 1 2,0 20% 1 5,0 50% 7 10 100% PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ GIỚI THIỆU ĐỀ GIỚI THIỆU TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) ĐỀ BÀI: I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu “Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ” (Ngữ văn 9- tập 1, tr. 187, NXB Giáo dục, 2010 ) Câu 1: Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm đó ra đời vào thời kì nào ? Câu 2: Xác định từ ngữ liên kết và phép liên kết trong hai câu đầu của đoạn trích. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4: Đoạn văn trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện? Câu 5: Em hiểu hình ảnh "một bó hoa nào khác nữa" trong đoạn trích có ý nghĩa gì? II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1 ( 2.0 điểm) Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tính tự lập của con người . Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm (Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập một trang 84,85) ------------------- HẾT ------------------- Họ tên học sinh:...Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: ........... Chữ kí giám thị 2......... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: Ngữ Văn (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1 - Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (0,25đ) - Tác giả: Nguyễn Thành Long. (0,25đ) - Tác phẩm được sáng tác vào năm 1970- thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ; miền Nam trực tiếp chống Mĩ. (0,25 đ) 0,75 2 - Từ ngữ liên kết: có phải, cô (0,25 đ) - Phép liên kết: phép lặp từ ngữ (0,25 đ) 0,5 3 Nội dung của đoạn văn là những cảm nhận của cô kĩ sư về nhân vật anh thanh niên, về những điều ý nghĩa mà cô cảm nhận được từ anh sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chưa đầy ba mươi phút trên đỉnh Yên Sơn. 0,5 4 - Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện : xây dựng nhân vật anh thanh niên qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác 0,25 5 - Hình ảnh "một bó hoa nào khác nữa" có ý nghĩa chỉ những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn mà cô gái nhận thấy ở anh thanh niên( 0,25 đ) + Bó hoa của niềm tin, niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống (0,25 đ) + Giúp cô nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống (0,25 đ) +Giúp cô có sức mạnh vượt qua khó khăn và thực hiện mơ ước, lí tưởng của mình. (0,25 đ) (HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm) 1,0 II. Tập làm văn 1 Viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề. Vai trò ý nghĩa, tác dụng của tính tự lập. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: Mở đoạn: Câu văn giới thiệu vấn đề nghị luận: tính tự lập của con người Thân đoạn: * Giải thích: - Tự lập là gì ? (Nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác). Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác. - Biểu hiện: xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình, chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, không ỷ lại hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác * Khẳng định: Tại sao con người cần có tính tự lập? - Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. - Khi có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. - Tự lập thì ta sẽ luôn ở trạng thái chủ động, không phải chờ một ai, không phải lệ thuộc vào người khác. Ta có thể tự quyết định suy nghĩ và hành động của mình. - Tự lập giúp con người tự tin, phát huy khả năng sáng tạo - Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng - Khi thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội Chứng minh: (Dẫn chứng: câu chuyện về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích nhờ tự lập nên đã sống tốt ở đảo hoang; các tấm gương về chủ tịch Hồ Chí Minh tự lập trên con đường ra đi cứu nước, Steven Jobs- ông chủ của công ti Apple lừng danh từng tự lập để học và sống xứng đáng, không phí phạm những đồng tiền mồ hôi của bố mẹ hay nhà khoa học Marie Curie vào đời bằng nghề gia sư; Napoleon- 1 vị tướng giỏi của nước Pháp phải tự lập ở một nơi xa nhà. Tất cả đã thành công trong sự nghiệp cuộc sống). * Mở rộng: - Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành gánh nặng cho người thân và cuộc sống trở nên vô nghĩa, khó có thể thành công trong cuộc sống - Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. * Nhận thức và hành động: - Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất Kết đoạn: Câu văn khẳng định lại tầm quan trọng của tính tự lập và liên hệ bản thân. * Lưu ý: - HS diễn đạt khác mà đúng ý, vẫn cho đủ điểm. 1,0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 2 Phân tích, cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân a. . Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận về một đoạn thơ: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về nghệ thuật và nội dung 10 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” ( trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du) 0,25 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu đoạn thơ và nêu ngắn gọn cảm nhận về đoạn thơ ( nội dung chính của đoạn thơ mà đề bài yêu cầu phân tích ) B. Thân bài: (3.0 điểm) 1. Giới thiệu khái quát ( 0,5 đ) - Giới thiệu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân - Đoạn thơ: Thuộc phần đầu của tác phẩm, nằm ngay sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều. Là đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của hai nàng Kiều. 2. Phân tích, cảm nhận đoạn thơ ( 2,0 đ) a. Khung cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu) * Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp. - Hình ảnh con én đưa thoi là một hình ảnh vừa tả thực về không gian mùa xuân, vừa là một ẩn dụ về thời gian trôi qua nhanh. - Câu thơ “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”: + Tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân + Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm của tháng 3 mùa xuân, là thời điểm thiên nhiên đạt mức độ rực rỡ nhất, viên mãn nhất. => Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến. * Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống: - Hình ảnh “cỏ non xanh tận chân trời”: + Tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân. + Gợi: sự tươi tắn no đủ và sức sống dạt dào của mùa xuân. - Hình ảnh “cành lê”. + Đảo ngữ “trắng điểm” => tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê. + “điểm”: gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa. - Màu sắc: + Sắc xanh của cỏ. + Màu trắng của hoa => Màu sắc hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống. - Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp, thể hiện thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều. b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh * Lời giới thiệu (2 câu thơ đầu): - Nghệ thuật tiểu đối cùng việc tách từ “lễ hội” ra làm đôi => giúp Nguyễn Du miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra trong ngày hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. - Gợi: sự giao hòa: + Lễ: là lòng tri ân tổ tiên + Hội: là dịp những người trẻ tuổi đi du xuân, thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. - Lễ hội diễn ra tưng bừng tấp nập: + Kết hợp giữa các từ ghép hai âm tiết: “gần xa”, “yến anh”, “chị em”... cùng các từ láy “sắm sửa”, “nô nức”, “dập dìu”... => tâm trạng náo nức, tươi vui, sự rộn ràng trong lòng người đi chơi xuân. + Biện pháp ẩn dụ: “nô nức yến anh”: Một mặt gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân. Mặt khác: gợi những xôn xao trong cuộc chuyện trò, gặp gỡ; những háo hức, tình tứ của đôi lứa uyên ương. + Biện pháp so sánh: “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”: tái hiện sự đông đúc, từng đoàn người chen vai thích cánh đi chơi xuân chật như nêm cối. 3 .Đánh giá về đoạn thơ. (0,5đ) - Nghệ thuật: + Tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Đặc biệt ông đã sử dụng rất thành công hệ thống từ ngữ rất giàu giá trị gợi tả, biểu cảm, giàu chất tạo hình + Biện pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện. + Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ. - Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động, tươi đẹp, hài hòa. Đồng thời nhà thơ đã biến khung cảnh thiên nhiên ấy thành một phương tiện để khám phá thế giới nội tâm nhân vật. C. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ. - Liên hệ bản thân 4,0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng B. Hướng dẫn chấm: Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1 - Trích trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” - Tác giả Lê Minh Khuê 0.25 0.25 2 - Đoạn văn là cảm nhận của nhân vật Phương Định - Về quang cảnh, không khí, cuộc sống nơi chiến trường trước một trận đánh những năm chống Mĩ gian khổ, ác liệt, hiểm nguy. 0.5 0.5 3 - Thành phần tình thái: “Có thể” 0.5 4 Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong: - Vẻ đẹp về tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh - Vẻ đẹp về tình yêu đất nước 0.5 0.5 II. Tập làm văn Trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm trong đời sống a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, không run sợ, hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo... để bảo vệ công lí, chính nghĩa, thậm chí có thể hi sinh cả mạng sống của mình vì người khác. - Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người, giúp ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ, che chở cho mọi người, biết sống vì mọi người. Từ đó mà quan hệ giữa mọi ng thân ái, tốt đẹp hơn, không có sự tranh giành, đùn đẩy, tị nạnh hay đổ lỗi cho nhau và được mọi người yêu quý, kính trọng. - Lòng dũng cảm sẽ tạo ra sức mạnh, là động lực giúp con người vượt qua những khó khăn thậm chí mất mát hi sinh trong cuộc sống. Có lòng dũng cảm, dám xả thân vì người khác, vì mục đích cao cả, XH sẽ luôn tốt đẹp, văn minh. Lòng dũng cảm là truyền thống quý báu của dân tộc. - Không nên nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng bất chấp công lí. Điều đó sẽ để lại hậu quả khôn lường... - Phê phán những người hèn nhát, không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hiểm nguy để vươn lên trong cuộc sống... con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm, - Cần rèn luyện lòng dũng cảm như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ ra khuyết điểm của bạn để bạn sửa chữa... biết yêu thương, giúp đỡ mọi người; sống quan tâm và biết hi sinh vì người khác. 2.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong kháng chiến chống Pháp qua đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: a. Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Khái quát vị trí, nội dung đoạn thơ: b. Thân bài: * Những biểu hiện của tình đồng chí. - Họ thấu hiểu sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau. + Nỗi nhớ quê hương, người thân da diết. + Quyết tâm ra đi vì đất nước, quê hương, vì những người thân yêu nhất. + Cùng cảm nhận nỗi nhớ của hậu phương, nỗi nhớ hai chiều tạo nên sức mạnh tinh thần của người lính. ( Ruộng nương anh.... lung lay). NT: từ ngữ giản dị, gợi cảm, NT hoán dụ, nhân hóa.) - Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. + Họ thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn thiếu thốn trong cuộc đời người lính: bệnh tật - sốt rét; thời tiết khắc nghiệt ; quân trang, quân dụng thiếu thốn: áo rách, quần vá, chân không giày. Cách dùng từ “anh- tôi’’ sóng đôi trong từng dòng thơ diễn tả sự đồng lòng, đồng sức, cùng gánh vác, chia sẻ -> Tình đồng chí được thử thách trong gian nan thiếu thốn càng thêm bền vững. - Nụ cười buốt giá: cười trong gian khổ, khó khăn- niềm lạc quan yêu đời của người lính. - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay : cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, quyết tâm...chất chứa bao tình cảm không lời lan tỏa trong lòng người chiến sĩ, ấm tình đồng đội. -> Tinh thần lạc quan, tình đồng chí tạo nên sức mạnh của người lính. * Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến đấu và biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. - Câu thơ tái hiện hình ảnh những người lính súng chắc trong tay trong tư thế chủ động (đứng- chờ) tấn công kẻ thù, với tinh thần đoàn kết gắn bó ( cạnh bên nhau) -> tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao càng cao đẹp, thiêng liêng.( Đêm... tới) - Đầu súng trăng treo + Hình ảnh chân thực được tác giả nhận ra từ những đêm phục kích giặc. + Hình ảnh thơ giàu sức khái quát liên tưởng: súng và trăng, thực và mộng, cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến đấu và chất trữ tình...các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng, biểu tượng của thơ ca kháng chiến nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. - NT: Hình ảnh chân thực, giàu chất thơ, mang ý nghĩa biểu tượng. * Đánh giá chung: + Hình ảnh thơ chân thực, cụ thể mà giàu sức khái quát, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc; lời thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu. + Tình đồng chí giản dị mà cao đẹp thiêng liêng, kết tinh từ những tình cảm cao đẹp nhất của con người: tình bạn, tình người...vẻ đẹp tâm hồn của người lính cách mạng. c. Kết bài: + Giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài. + Những ấn tượng, cảm xúc sâu lắng được gợi lên từ đoạn thơ, bài thơ. (HS phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu thơ lồng ghép với phân tích giá trị nội dung) 4.0 0,5 0,75 1,0 0,75 0,5 0,5 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
File đính kèm:
- de_gioi_thieu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc.doc