Đề cương ôn tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

ĐỌC HIỂU

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN NẮM

I. TIẾNG VIỆT:

1. Phương châm hội thoại: (5 phương châm)

- Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. 

- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề. 

- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 

- Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:

- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.

- Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, có điều chỉnh phù hợp với cách diễn đạt và không đặt trong dấu ngoặc kép.

3. Từ vựng:

3.1. Từ đơn và từ phức:

- Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng.

- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (từ láy, từ ghép) 

3.2. Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 

3.3. Nghĩa của từ: là nội dung (sư việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

doc 24 trang Huy Khiêm 16/05/2023 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký

Đề cương ôn tuyển sinh vào Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trương Vĩnh Ký
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 MÔN NGỮ VĂN 
(Kèm theo Công văn số 999/SGDĐT-GDTrH ngày 05/10/2018 của Sở GDĐT)
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN (KHÔNG CHUYÊN)
 	Cấu trúc đề thi gồm 2 phần, tổng 20,00 điểm, điểm từng phần của mỗi câu không được nhỏ hơn 0,25 điểm; thời gian làm bài: 120 phút, cụ thể như sau: 
I. ĐỌC HIỂU (7,00 ĐIỂM) 
Trên cơ sở một ngữ liệu (văn xuôi hoặc thơ ngoài chương trình; không quá 200 chữ), yêu cầu học sinh: 
1. Xác định kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, Làm văn được sử dụng trong ngữ liệu (gồm 03 câu, mỗi câu 1,00 điểm). 
- Phương châm hội thoại; 
- Lời dẫn trực tiếp - gián tiếp; 
- Từ vựng; các biện pháp tu từ từ vựng;
- Thành phần câu, kiểu câu; 
- Các phép liên kết câu, liên kết đoạn; 
- Nghĩa tường minh và hàm ý; 
- Các phương thức biểu đạt. 
2. Xác định nội dung của ngữ liệu/ Hiểu thế nào về câu văn trong ngữ liệu/ Vì sao tác giả lại viết như vậy/... (2,00 điểm) 
3. Thông điệp ý nghĩa từ ngữ liệu/ Bài học kinh nghiệm/ Đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả /... (2,00 điểm) 
II. LÀM VĂN (13,00 ĐIỂM) 
Câu 1: Nghị luận xã hội (5,00 điểm) 
Học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn nghị luận và hiểu biết về đời sống xã hội để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lý (tích hợp với nội dung ngữ liệu đọc hiểu). 
Câu 2: Nghị luận văn học (8,00 điểm) 
Học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn nghị luận và kiến thức trong các tác phẩm dưới đây để viết một bài nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ/ một đoạn trích văn xuôi/ một nhân vật/ một khía cạnh của tác phẩm văn học. 
 	- Đồng chí (Chính Hữu); 
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật); 
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); 
- Bếp lửa (Bằng Việt); 
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương); 
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải); 
- Sang thu (Hữu Thỉnh);
- Ánh trăng (Nguyễn Duy); 
- Làng (Kim Lân); 
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); 
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); 
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Cấu trúc đề thi gồm 02 câu, tổng 20,00 điểm, điểm từng phần của mỗi câu không được nhỏ hơn 0,25 điểm; thời gian làm bài:150 phút, cụ thể như sau: 
Câu 1: Nghị luận xã hội (8,00 điểm) 
Học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn nghị luận và hiểu biết về đời sống xã hội để viết một bài văn nghị luận bàn về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một tư tưởng đạo lý. 
Câu 2: Nghị luận văn học (12,00 điểm) 
Học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn nghị luận và kiến thức các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 để viết một bài nghị luận về một tác phẩm thơ, truyện hoặc một ý kiến bàn về văn học.
NỘI DUNG ÔN LUYỆN
Phần 1
ĐỌC HIỂU
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN NẮM
I. TIẾNG VIỆT:
1. Phương châm hội thoại: (5 phương châm)
- Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
- Phương châm về lượng: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. 
- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề. 
- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 
- Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
- Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, có điều chỉnh phù hợp với cách diễn đạt và không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Từ vựng:
3.1. Từ đơn và từ phức:
- Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (từ láy, từ ghép) 
3.2. Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
3.3. Nghĩa của từ: là nội dung (sư việc, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
3.4. Từ nhiều nghĩa: Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau (trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc) 
3.5. Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 
3.6. Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
3.7. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
3.8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Từ có nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn.
3.9. Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
3.10. Sự phát triển của từ vựng: Cùng với sự phát triển của xã hội nên từ vựng phát triển. Có hai cách phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa: (theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ)
- Phát triển về số lượng ( tạo từ ngữ mới và mượn từ của tiếng nước ngoài) 
3.11. Từ Hán Việt: là từ sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng đọc theo âm Việt.
3.12. Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
3.13. Biệt ngữ xã hội: Là những từ dùng trong một tầng lớp người nhất định.
3.14. Từ tượng hình và từ tượng thanh: 
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của con người, tự nhiên.
4. Thành phần câu, kiểu câu:
	4.1. Thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ.
	4.2. Thành phần phụ: 
- Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, với, đối với, còn,
 - Trạng ngữ: là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa (thời gian, địa điểm, nguyên nhân, cách thức) cho nòng cốt câu.
	4.3. Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.
	- Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, có khi, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn,)
	- Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
	- Thành phần gọi – đáp: là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.
	- Thành phần phụ chú: là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.
	4.4. Kiểu câu: 
	- Phân loại theo cấu trúc cú pháp: Câu đơn, câu ghép.
	- Phân loại theo mục đích nói: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
5. Các phép liên kết câu, liên kết đoạn: 
	5.1. Phép nối: Sử dụng quan hệ từ để nối câu, đoạn văn (nhưng, và, rồi,)
	5.2. Phép lặp: Lặp lại từ ngữ của câu trước, đoạn trước
	5.3. Phép thế: Dùng từ ngữ thay thế (nó, chúng, đó, anh, cô,)
	5.4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa: Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để liên kết câu hoặc đoạn văn.
	5.5. Phép liên tưởng: là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết câu hoặc đoạn văn.
6. Nghĩa tường minh và hàm ý:
	6.1. Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
	6.2. Hàm ý: Là phần được suy ra từ những từ ngữ trong câu.
7. Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
II. VĂN BẢN: 
	1. Xác định thể loại văn bản: 
- Văn xuôi: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, hồi ký,
- Thơ: Thơ luật Đường, lục bát, song thất lục bát, 4,5,7,8 chữ, tự do
- Kịch: Chính kịch, hài kịch, bi kịch.
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản nhật dụng.
Một số thể loại đặc biệt trong chương trình lớp 9: Truyện thơ Nôm, thơ văn xuôi.
2. Xác định các phương thức biểu đạt (gắn với kiến thức Làm văn)
tự sự (kể), miêu tả (tái hiện), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc), thuyết minh (giới thiệu, giải thích), nghị luận (thể hiện quan điểm, đánh giá)
3. Xác định nội dung văn bản: Đọc kỹ nhiều lần để tóm tắt nội dung bằng cách nêu ý chính.
4. Ý nghĩa văn bản: được đúc kết từ nội dung văn bản có ảnh hưởng đến đời sống con người(nghĩa mở rộng)
5. Thái độ đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả: Bày tỏ lập trường, quan điểm phù hợp với chuẩn mực đạo đức của thời đại.
B. THỰC HÀNH GIẢI MỘT SỐ ĐỀ BÀI
Đề 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
 (Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo 
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính (1,0 điểm)
b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
c. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức ở phần in đậm. (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói “Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ.”?
Câu 3: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?
Đề 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
“Trong một cuộc khảo sát mới đây của Đại học Sydney (Australia) ở 1.492 học sinh tiểu học, các nhà khoa học phát hiện khi các em xem tivi hay ngồi trên máy vi tính hàng giờ, nhiều em sẽ bị hẹp mạch máu võng mạc, một dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ em và huyết áp cao. Các em cũng được đo chiều cao, cân nặng, chỉ số trọng lượng cơ thể và đo huyết áp, các nhà khoa học phát hiện bình quân mỗi ngày trẻ xem tivi hay chơi máy vi tính 1,9 giờ, song chỉ có 36 phút hoạt động thể chất, với động mạch võng mạc hẹp đến 2,3 micron.”
	 (Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai)
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
b. Chỉ ra hai từ mượn tiếng Hán (1,0 điểm)
c. Cho biết thuật ngữ “huyết áp” thuộc lĩnh vực khoa học nào? (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì?
Đề 3. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế... Trong mơTôi còn thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâuGiấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc, nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
	 (Trích Có những giấc mơ về lại tuổi học trò – Đăng Tâm)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính? (1,0 điểm)
b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng. (1,0 điểm)
c. Câu: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” mang hàm ý gì? (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3: (2,0 điểm) Em có đồng tình với tâm trạng “thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bạn bè và những gì thân thương nhất” không? Vì sao? 
Đề 4. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới:
 “14.06.70
Ai biết? Chắc cũng nhiều người biết nhưng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng. Thuận em mình đã trải qua bao nhiêu lần cái chết kề bên, bao nhiêu câu chuyện đau buồn đã hằn lên khuôn mặt của em, những nếp nhăn làm em già hơn trước tuổi nhưng bao giờ viết thư cho mình lá thư cũng tràn ngập lo âu cho mình và nhắc nhở mình cảnh giác hơn. Mình đã học tập em tinh thần đó”.
 (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm – NXB Hội Nhà văn Việt Nam)	
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Nêu phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
b. Xác định thành phần khởi ngữ. (1,0 điểm) 
c. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng. (1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3: (2,0 điểm) Em có đồng tình với suy nghĩ “Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua.” Không? Vì sao?
Đề 5. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
	Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế.
	Ông ơi! Chắc hẳn ông ngạc nhiên lắm! Cô bé của ông ngoan ngoãn ngày nào nay lại viết thư để phiền trách ông với lý do ông chưa cho nó được một cuộc sống như nó vẫn mơ ước. Không đâu ông, cháu hiểu vì nỗi lòng trăn trở, lo lắng cho những số phận trẻ em bất hạnh trên khắp thế giới nên ông mới viết nên một câu chuyện buồn như thế. Ông viết nó bằng cả tâm huyết của mình với hy vọng có thể thức tỉnh được trái tim vô cảm của một số con người, để chúng cháu có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
	(Trích Bức thư gửi nhà văn Andersen của Trương Hải Nam, học sinh lớp 8B trường THCS Lê Hữu Lập, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá – Bức thư đạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 44, năm 2015)
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Nêu phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm)
b. Chỉ ra và cho biết cách trích dẫn được sử dụng. (1,0 điểm) 
c. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng. (1,5 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em thức tỉnh được điều gì?
Đề 6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
	(Màu tím hoa sim, 1948 – Hữu Loan)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính? (0,5 điểm)
b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Ghi tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể loại trên? (1,0 điểm)
c. Chỉ ra các từ láy. (1,5 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Các từ “chiều” diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
Câu 3: (2,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Ấn tượng về màu tím trong đoạn thơ trên là sự thuỷ chung trong tình nghĩa, tình yêu”. Em có đồng tình không? Vì sao? 
C. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề 1:
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự (1,0 điểm)
 b. Cách dẫn trực tiếp (1,0 điểm)
 c. Phép liên kết hình thức: nhưng (phép nối) (0,5 điểm), các em - ai (phép thế) (0,5 điểm)
Câu 2: Thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện... (2,0 điểm)
Câu 3: Khi nhìn nhận sự việc, đánh giá một con người không nên chỉ nhìn vào những sai lầm hạn chế, thiếu sót (2,0 điểm)
Đề 2: 
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh (1,0 điểm)
 b. Hai từ mượn tiếng Hán: khảo sát, huyết áp(1,0 điểm)
 c. Thuật ngữ “huyết áp” thuộc lĩnh vực: sinh học (1,0 điểm)
Câu 2: Nội dung chính: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm ở trẻ em khi trẻ xem tivi, điện thoại nhiều... (2,0 điểm)
Câu 3: Cân bằng việc hoạt động trí óc và chân tay (2,0 điểm)
Đề 3. 
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (1,0 điểm)
 b. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ (1,0 điểm)
 c. Hàm ý: Ai cũng buồn và xúc động (1,0 điểm)
Câu 2: Nội dung chính: Cảm xúc về tuổi thơ bên bạn bè(2,0 điểm)
Câu 3: Chọn một trong 3 ý nhưng phải thuyết phục: (2,0 điểm)
- Đồng tình: Vì ai cũng cần một tuổi thơ hạnh phúc bên bạn bè, thầy cô...
- Không đồng tình: Vì cuộc sống vốn bận bịu, những lo toan ở hiện tại
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình:. 
Đề 4. 
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (1,0 điểm)
 b. Thành phần khởi ngữ: (Và) mình (1,0 điểm) 
 c. Thành phần tình thái (chắc, có lẽ) (1,0 điểm)
Câu 2: Nội dung chính: Cảm xúc được những gian khổ, hy sinh trong cuộc kháng chiếnvà niềm tin vào ý chí kiên định(2,0 điểm)
Câu 3: Chọn một trong 3 ý nhưng phải thuyết phục: (2,0 điểm)
	- Đồng tình: Sợ những người thân yêu càng thêm lo lắng
	- Không đồng tình: Cần có sự sẻ chia, thông cảm để tâm hồn thêm ấm áp
	- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: có những việc bản thân nên cố gắng nhưng có những việc cần sự đồng điệu của những người thân
Đề 5.	
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (1,0 điểm)
 b. Cách dẫn trực tiếp: “Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu” (1,0 điểm) 
 c. Thành phần biệt lập: tình thái: có lẽ, chắc hẳn (1,0 điểm), gọi đáp: ông ơi (0,5 điểm)
Câu 2: Ước mơ có một cuộc sống đẹp khi con người có tình yêu thương(2,0 điểm) 
Câu 3: Có tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, thông cảm với mọi người đặc biệt là những người có hoàn cảnh bất hạnh(2,0 điểm) 
Đề 6. 
Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm)
 b. Thể thơ: tự do (0,5 điểm). Học sinh ghi đúng hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ tự do: Nói với con, Đồng chí(0,5 điểm)
 c. Các từ láy: rờn rợn, ngỡ ngàng, biền biệt (1,5 điểm)
Câu 2: Diễn tả tâm trạng: buồn tê tái trước thời gian sắp hết của một ngày (2,0 điểm) 
Câu 3: Chọn một trong 3 ý nhưng phải thuyết phục: (2,0 điểm)
- Đồng tình, vì màu tím tượng trưng cho nỗi nhớ thương về người vợ
- Không đồng tình, vì màu tím rất buồn, thể hiện sự chia ly, tan tóc
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình:. 
Phần 2
PHẦN LÀM VĂN
A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
I. LÝ THUYẾT.
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
 a. Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm :
- Hiện tượng tốt : 
 + Hiến máu nhân đạo, ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt
 + Phong trào mùa hè xanh, quỹ thắp sáng ước mơ
 + Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước.
 - Hiện tượng xấu:
 + Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông 
 + Bệnh thành tích; sự vô cảm.
 + Bệnh quay cóp trong thi cử
 + Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game
 b. Dàn bài chung:
 Mở bài : 
 - Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận.
 - Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó.
 Thân bài : 
 - Khái niệm và bản chất, thực trạng của hiện tượng. (Gỉai thích, nêu biểu hiện)
 - Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng.(P.tích, C/ minh)
 - Nêu tác dụng –ý nghĩa (nếu là hiện tượng tốt); tác hại - hậu quả (nếu là hiện tượng xấu) 
 - Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tốt); Biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng xấu)
 Kết bài : Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng.
2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Đề tài :
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích học tập.)
- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực.)
- Về quan hệ gia đình ( tình mẹ con, tình anh em.) 
- Về quan hệ xã hội ( tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè)
b. Dàn bài chung: 
Mở bài : - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
 - Dẫn đề (nếu có) 
Thân bài : 
- Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận  
+ Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng với những vấn đề nêu ra bằng các hình ảnh ẩn dụ
+ Giải thích khái niệm, biểu hiện đối với những vấn đề nêu ra trực tiếp
- Đánh giá vấn đề là đúng hay sai từ đó phân tích, chứng minh những mặt đúng, sai của vấn đế
- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những tư tưởng hành động sai trái
+ Đề ra các hành động đúng
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với xã hội và bản thân
Kết bài : - Tóm lược vấn đề. 
 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
II.THỰC HÀNH LẬP DÀN BÀI.
Đề 1: Lòng tự trọng.
Đề 2: Lòng vị tha.
Đề 3. Hiện tượng nghiện facebook.
Đề 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay.
Đề 5. Hãy nói không với tệ nạn xã hội.
Đề 6. Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”
B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
I. LÝ THUYẾT.
1 . Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
* Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
DÀN BÀI CHUNG.
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
b. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh.bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
c. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
DÀN BÀI CHUNG.
a. Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
b.Thân bài: Lần lượt trỉnh bày những suy nghĩ, đánh
giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
c. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
II. THỰC HÀNH LẬP DÀN BÀI.
Đề 1. Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Đề 3: Phân tích tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng”của Kim Lân.
Đề 4: Phân tích anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nuyễn Thành Long.
Đế 5: Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 6:  Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
Đề 7: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 HƯỚNG DẪN LẬP DÀN BÀI
A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
 Đề 1: Lòng tự trọng
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.
II. Thân bài
1. Giải thích về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân
=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng
a. Tự trọng là sống trung thực
- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng
Dẫn chứng cụ thể tích cực
- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai
- Trong văn học có nhân vật Ph HYPERLINK "https://vndoc.com/cam-nhan-cua-em-ve-nhan-vat-phuong-dinh-trong-truyen-ngan-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-cua-le-minh-khue/download"ương Định, nhân vật Lão H HYPERLINK "https://vndoc.com/soan-van-8-lao-hac/download"ạc.
b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.
Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.
Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.
3. Đánh giá về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội
- Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,.
4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng
- Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Đề 2: Lòng vị tha
A. Mở bài
Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha.
B. Thân bài
1. Vị tha là gì?
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
2. Những biểu hiện của lòng vị tha:
2.1. Trong công việc
– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)
Ví dụ: Người mẹ, Ki HYPERLINK "https://vndoc.com/soan-van-9-kieu-o-lau-ngung-bich-trich-truyen-kieu/download"ều trong Truyện Kiều.
2.2. Trong quan hệ với mọi người
– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
– Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
Đề 3. Hiện tượng nghiện facebook.
I. Mở bài:
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên càng ngày hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.
II. Thân bài:
Giải thích
Facebook: Mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý
Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Hiện trạng:
- Lượng người truy cập Facebook rất cao
- Theo thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, lâu nhất đứng hàng đầu thế giới
Nguyên nhân:
- Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
- Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà không sợ bị kiểm soát
- Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn
- Facebook là nơi có nhiều người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn được nổi tiếng mà sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn
Tác hại:
- Tốn thời gian
- Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân
- Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngoài
- Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét
Biện pháp:
- Quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình
- Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu
- Đối với học sinh: Học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trườn
III. Kết bài:
Thay vì lúc nào cũng sống trong thế giới mạng xã hội, hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngoại giờ bổ ích.
Đề 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay.
a, Mở bài
– Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của Trái Đất.
– Hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay gây bức xúc được cả cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt là nước ta.
b, Thân bài
* Giới thiệu: Khái niệm " môi trường": Mọi yếu tố tự nhiên và người tạo quanh ta -> Cuộc sống con người: Đó là: Rừng cây, ánh sáng, đất, nước, không khí.
* Thực trạng: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
– Môi trường đất: Nilông, thuốc trừ sâu, phân hóa học -> Đất bị ô nhiễm nặng lề.
– Môi trường nước: Nước thải không qua xử lý của nhà máy, rác thải sinh hoạt, xác động vật chết.
– Môi trường không khí: Khí thải của các nhà máy, khí thải của phương tiện giao thông.
* Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ môi trường kém chỉ nghĩ đến cái tiện trước mặt mà không nghĩ đến lâu dài, chỉ nghĩ đến bình thường mà không nghĩ đến người khác vì lợi ích kinh tế.
* Tác hại:
– Sức khỏe con người: Làng ung 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tuyen_sinh_vao_lop_10_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc