Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kì II - Trường THCS Thái Học
I. Văn bản:
1. Thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ trong các nhóm tục ngữ:
a.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
b. Tục ngữ về con người và xã hội
2. Thuộc nghệ thuật và nội dung ý nghĩa văn bản:”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
( Hồ Chí Minh )
3. Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
II. Tiếng Việt:
Tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi lí thuyết các bài: Thêm trạng ngữ cho câu. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
III.Tập làm văn
Một số đề luyện tập Tập làm văn: Viết thành bài và học thuộc dàn ý
* Văn chứng minh:
Đề 1: Trình bày để làm rõ lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
I.Mở bài:
- Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.
II. Thân bài:
*Giải thích
- Giản dị là gì? Thanh bạch là gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kì II - Trường THCS Thái Học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II I. Văn bản: 1. Thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ trong các nhóm tục ngữ: a.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất b. Tục ngữ về con người và xã hội 2. Thuộc nghệ thuật và nội dung ý nghĩa văn bản:”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Hồ Chí Minh ) 3. Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương. II. Tiếng Việt: Tự tìm hiểu và trả lời câu hỏi lí thuyết các bài: Thêm trạng ngữ cho câu. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. III.Tập làm văn Một số đề luyện tập Tập làm văn: Viết thành bài và học thuộc dàn ý * Văn chứng minh: Đề 1: Trình bày để làm rõ lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. I.Mở bài: - Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính. - Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước. II. Thân bài: *Giải thích - Giản dị là gì? Thanh bạch là gì? - Giản dị và thanh bạch thể hiện ở những khía cạnh nào? *Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện: – Bác giản dị trong cách ăn: + Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào + Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng +Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. – Bác Hồ giản dị trong cách mặc: + Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn + Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn. – Giản dị trong cách ở: + Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “nhà lá đơn sơ một góc vườn/gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn” + Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan. + Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ. – Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình. – Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết: + Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân. + Lúc người đọc Tuyên Ngôn ĐL, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không” III. Kết bài: Nêu bài học rút ra từ lối sống của Bác: Một số đoạn văn mẫu *Đoạn mở bài: Nếu nói đến tấm gương về sự giản dị và thanh bạch thì chắc hẳn chúng ta đã nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại nhất Dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác chính là nhân chứng rõ ràng và tiêu biểu cho hai đức tính cao quý và đặc biệt cần có ở mỗi người. * Đoạn giải thích: Giản dị là cách sống không cầu kì xa hoa sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội,hoàn cảnh cá nhân. Còn thanh bạch là gì? Thanh bạch là tính từ chỉ lối sống trong sạch,luôn giữ phẩm chất của mình không để giàu sang cám dỗ. Giản dị,thanh bạch được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn tiếng nói hằng ngày, cách ăn mặc, lối sống, cách hành xử, cử chỉ, các thể hiện bản thân * Đoạn chứng minh: Lối sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ngay trong những điều nhỏ nhất.Ví dụ như trang phục, bác luôn xuất hiện với hình ảnh một người khoác trên mình bộ áo bà ba nâu đã sờn cũ, đôi dép cao su, thêm chiếc khăn bà ba ngang vai, chiếc áo trấn thủ. Hình ảnh ấy đã in đậm trong tâm trí mỗi người, hình ảnh một người mộc mạc như vị cha hiền kính yêu. *Đoạn kết bài: Lối sống thanh bạch, giản dị của Bác đã trở thành một nét đẹp mang phong cách của riêng Người. Chính lối sống ấy đã trở thành một bài học quý giá cho mỗi người không chỉ một thời mà của mọi thời. Sống giản dị, thanh bạch giúp chúng ta gìn giữ phẩm chất tốt đẹp, rèn luyện những đức tính tốt và đưa mọi người lại gần nhau hơn. Đề 2: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Dan ý I.Mở bài: - Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người. - Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. II. Thân bài: - Lập luận giải thích. Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng - Luận điểm chứng minh. + Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. + Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. + Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội” - Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” - Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự. - Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định. III. Kết bài: - Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội” - Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người. Đề 3: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim I. Mở bài Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ. “Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công” Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn. II.Thân bài 1. Giải thích - Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. - Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. - Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua. 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. - Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì. Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào. -Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công” - Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. - Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập? - Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi. - Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác. - Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối. 3. Bài học - Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. - Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công. - Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. III. Kết bài Nêu suy nghĩ về vấn đề.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_truong_thcs_thai.docx