Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Trường THCS Hùng Thắng
II/ BÀI TẬP:
Bài tập 1:
Trên đường đi học về, Cường thấy một bạn mang xác một con mèo chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà.
- Cường có thể có những cách ứng xử như thế nào trong trường hợp này?
- Nếu là Cường, em sẽ chọn cách ứng xử nào?
Bài tập 2:
Ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào.
- Theo em mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
- Nếu em là Hằng em sẽ làm gì?
Bài tập 3:
Em hãy nêu một số trường hợp em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết.
Bài tập 4:
Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?
Bài tập 5:
Em hãy giới thiệu tóm tắt về một DSVH ở địa phương em và đề xuất biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH đó?
- Lưu ý: Xem lại các bài tập trong SGK GDCD 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Trường THCS Hùng Thắng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN GDCD 7 ab HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam: Nắm được một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam. - Nêu được bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà trường. - Hiểu được vì sao trẻ em có được những quyền cơ bản này. 2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Hiểu được thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Nêu được vai trò của MT và TNTN, từ đó có ý thức bảo vệ MT và TNTN. Nhận biết và phân biệt được những hành vi đúng sai trong việc bảo vệ MT và TNTN. 3. Bảo vệ di sản văn hóa: Hiểu được thế nào là di sản văn hóa. Phân biệt các loại DSVH vật thể và phi vật thể. Kể tên một số DSVH mà em biết, từ đó HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các DSVH. 4. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Nêu được một số quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 5. Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam: Biết được bản chất của nhà nước ta. Nắm và vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước ta một cách đơn giản. Nêu được chức năng và nhiệm vụ của các quan nhà nước ta. 6. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở: Kể tên được các cơ quan thuộc cấp cơ sở. Nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP: I/ LÝ THUYẾT: Câu 1: Môi trường và TNTN có vai trò như thế nào đối với con người? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? Câu 2: Hãy phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo khác với mê tín dị đoan như thế nào? Vì sao phải chống mê tín di đoan? Câu 3: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? HS tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? Câu 4: Vì sao nói: “ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Câu 5: Bộ máy nhà nước ta được phân chia thành mấy cấp? Bao gồm những cơ quan nào? Hãy cho biết chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan? Câu 6: Hãy kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở? Các cơ quan này có nhiệm vụ gì? Các cơ quan đó do ai bầu ra? Câu 7: Có người nói: Chính phủ làm nhiệm vụ biểu quyết thông qua Hiến pháp và luật. Ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? II/ BÀI TẬP: Bài tập 1: Trên đường đi học về, Cường thấy một bạn mang xác một con mèo chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà. Cường có thể có những cách ứng xử như thế nào trong trường hợp này? Nếu là Cường, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Bài tập 2: Ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào. Theo em mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao? Nếu em là Hằng em sẽ làm gì? Bài tập 3: Em hãy nêu một số trường hợp em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết. Bài tập 4: Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục? Bài tập 5: Em hãy giới thiệu tóm tắt về một DSVH ở địa phương em và đề xuất biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH đó? Lưu ý: Xem lại các bài tập trong SGK GDCD 7
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop.doc