Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm):

          Khoan dung có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em sẽ làm gì để bản thân trở thành người có lòng khoan dung?

          Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung?

Câu 2(3 điểm):

          Gia đình, dòng họ của em có những truyền thống tốt đẹp gì? Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy?

Câu 3 (4 điểm):

     Tình huống: Trang học vào loại khá của lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ thấy Trang giơ tay phát biểu xây dựng bài. Nhiều bài tập Trang làm được nhưng không giơ tay. Các bạn góp ý, Trang nói : “Mình hiểu bài là được còn việc phát biểu thì để cho các bạn học giỏi và mạnh dạn hơn. Mình không quen phát biểu, mà nhỡ sai thì ngại lắm”.

          a. Em có nhận xét gì về biểu hiện của Trang ?

          b.Theo em, học sinh lớp 7 có cần phải rèn luyện tính tự tin không ? Vì sao ?

doc 6 trang Huy Khiêm 21/11/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Bài kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 1
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Giáo dục công dân - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên:...Lớp:..
Điểm
Lời phê của thày ( cô ) giáo
Đề bài
Câu 1 (3 điểm):
	Khoan dung có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em sẽ làm gì để bản thân trở thành người có lòng khoan dung?
	Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung?
Câu 2 (3 điểm):
	Gia đình, dòng họ của em có những truyền thống tốt đẹp gì? Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy?
Câu 3 (4 điểm):
	Tình huống: Trang học vào loại khá của lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ thấy Trang giơ tay phát biểu xây dựng bài. Nhiều bài tập Trang làm được nhưng không giơ tay. Các bạn góp ý, Trang nói : “Mình hiểu bài là được còn việc phát biểu thì để cho các bạn học giỏi và mạnh dạn hơn. Mình không quen phát biểu, mà nhỡ sai thì ngại lắm”.
	a. Em có nhận xét gì về biểu hiện của Trang ?
	b.Theo em, học sinh lớp 7 có cần phải rèn luyện tính tự tin không ? Vì sao ?
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 1
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Giáo dục công dân - LỚP 7
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1(3 điểm)
1
- Ý nghĩa của khoan dung:
+ Là đức tính quý báu của con người.
+ Được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.
+ Cuộc sống và mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp.
1 điểm
2
- Những việc cần làm:
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
+ Cư xử với mọi người xung quanh một cách chân thành.
+ Rộng lượng, tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
1.5 điểm
3
- Một số câu ca dao, tục ngữ về khoan dung:
+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
+ Chín bỏ làm mười.
0.5 điểm
Câu 2(3 điểm)
1
Nêu được truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình: hiếu học, cần cù lao động, hiếu thảo, yêu nước
1.5 điểm
2
- Những việc làm của bản thân để phát huy truyền thống:
+ Trân trọng, tự hào về truyền thống.
+ Tích cực học tập thêm kiến thức, nhất là những gì có liên quan đến truyền thống.
+ Sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
1.5 điểm
Câu 3(4 điểm)
1
a. Nhận xét: Đây là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Trang học khá nhưng lại không tin tưởng vào khả năng của bản thân. Bạn có biểu hiện tự ti, rụt rè và thiếu nhiệt tình, tích cực trong xây dựng bài.
1 điểm
2
b. Học sinh lớp 7 cũng cần phải rèn luyện tính tự tin.
0.5 điểm
Vì: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực trong cuộc sống. Trong học tập, tự tin giúp ta dễ dàng chiếm lĩnh tri thức. Trong cuộc sống, tự tin giúp ta thành công, được mọi người yêu mến, nể phục.
1.5 điểm
Cần rèn luyện sự tự tin bằng cách: Chủ động, tự giác trong học tập; tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
1 điểm
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 2
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Giáo dục công dân - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thày ( cô ) giáo
Đề bài
Câu 1 (3 điểm):
	Tự tin là gì? Em sẽ làm gì để mình trở nên tự tin hơn?
	Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự tự tin?
Câu 2 (3 điểm):
	Ở địa phương em có những kiểu gia đình nào? Họ đã đạt chuẩn của gia đình văn hóa chưa?
	Em sẽ làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?
Câu 3 (4 điểm):
	Tình huống: Quê của Hoà rất nghèo. Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ về quê hương, dòng họ và không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ mình với bạn bè.
a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?
b. Em sẽ góp ý gì cho Hoà trong trường hợp này?
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 2
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: Giáo dục công dân - LỚP 7
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1(3 điểm)
1
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.
1 điểm
2
- Những việc cần làm:
+ Chủ động, tự giác học tập.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
+ Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
1.5 điểm
3
- Một số câu ca dao, tục ngữ về tự tin:
+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
+ Có cững mới đứng đầu gió.
0.5 điểm
Câu 2(3 điểm)
1
- Ở địa phương em có những kiểu gia đình:
+ Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp, gia phong.
+ Gia đình đông con, nghèo túng.
+ Gia đình giàu có, con cái đua đòi, hư hỏng.
+ Gia đình có nhiều thành phần.
+ Gia đình có hai con, cha mẹ gương mẫu, con ngoan ngoãn.
 Trong các kiểu gia đình trên, chỉ có kiểu gia đình cuối cùng đạt chuẩn của gia đình văn hóa.
1.5 điểm
2
- Những việc em sẽ làm:
+ Chăm ngoan, học giỏi.
+ Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
+ Yêu thương anh chị em.
+ Không ăn chơi, đua đòi làm tổn hại đến danh dự của gia đình.
1.5 điểm
Câu 3(4 điểm)
1
a. Không đồng tình với suy nghĩ của hòa
0.5 điểm
Vì: Quê hương nào, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp như: cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, hiếu thảoai cũng có quyền tự hào về quê hương, dòng họ của mình.
1.5 điểm
2
b. Góp ý cho Hòa:
+ Cần tìm hiểu để biết rõ truyền thống của quê hương, dòng họ mình. Qua đó, bồi đắp thêm tình yêu đối với quê hương, dòng họ.
+ Không xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu với bạn bè những nét đẹp của quê hương, dòng họ mình vừa tìm hiểu được.
2 điểm

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.doc