Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9
I. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn tới cái chết oan khuất của Vũ Nương.
Câu 2: Có mấy cái bóng xuất hiện trong tác phẩm? Nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm
Câu 4: Phân tích ba lời thoại của Vũ Nương kể từ khi Trương Sinh hiểu lầm nàng cho tới khi nàng tự vẫn.
Câu 5: Tại sao Vũ Nương không muốn trở về với chồng con rồi lại quyết định trở về. Trở về rồi lại không trở về . Tác giả muốn nhắn gửi điều gì ?
Câu 6: Phân tích ý nghĩa của lời thoại sau: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trờ về nhân gian được nữa.”
Câu 7: Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (ÔN LẠI HỌC KÌ I) I. Chuyện người con gái Nam Xương Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn tới cái chết oan khuất của Vũ Nương. Câu 2: Có mấy cái bóng xuất hiện trong tác phẩm? Nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng. Câu 3: Nêu ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm Câu 4: Phân tích ba lời thoại của Vũ Nương kể từ khi Trương Sinh hiểu lầm nàng cho tới khi nàng tự vẫn. Câu 5: Tại sao Vũ Nương không muốn trở về với chồng con rồi lại quyết định trở về. Trở về rồi lại không trở về . Tác giả muốn nhắn gửi điều gì ? Câu 6: Phân tích ý nghĩa của lời thoại sau: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trờ về nhân gian được nữa.” Câu 7: Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương. II. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Câu 1: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: "Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" a, Câu thơ trên được trích từ đoạn trích nào của Truyện kiều, nêu vị trí của đoạn trích đó. b, Em giải thích cụm từ “ mai cốt cách, tuyết tinh thần”? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Câu 2: Cho câu thơ: "Vân xem trang trọng khác vời" a, Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo. b, Phân tích biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ: "Hoa cười ngọc thốt đoan trang". c, Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích vừa chép thơ. Trong bài viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối. Cho đoạn thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân Câu 3: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao? Câu 4: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không? Câu 5: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”. Câu 6: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này? Câu 7: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều? Câu 8: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 9: Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích. Trong đoạn trích có sử dụng câu ghép và phép thế. Câu 10: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau? Câu 11: Phân tích vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều trong đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”. III. Đoạn trích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều I. Cho đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Câu 1: Đoạn thơ trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào, em hãy nêu tác dụng của cách kết hợp đó. Câu 2: Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi cho em điều gì? Chép chính xác câu thơ có sử dụng hình ảnh “thoi” ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. Câu 3: Qua câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” gợi lên thời điểm nào của mùa xuân? Qua đó tác giả muốn thể hiện cảm xúc gì? Câu 4: Câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy tới việc thể hiện nội dung. Câu 5: Nếu thay thế từ “tận” bằng từ “rợn” thì ý nghĩa của câu thơ thay đổi không? Vì sao? Câu 6: Hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa". Hãy so sánh với hai câu thơ của Nguyễn Du khi miêu tả về vẻ đẹp của mùa xuân. II. Cho đoạn thơ sau: Tà tà bóng ngả về Tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Câu 7: Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi đến khoảng thời gian nào trong ngày? Việc đó có tác dụng gì? Câu 8: Các từ láy được sử dụng trong bài là những từ láy nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó. Câu 9: Giải thích nghĩa của từ Tiểu khê trong câu “Bước dần theo ngọn tiểu khê”. Câu 10: Trong câu thơ: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 11: Theo em, bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du có gì đặc sắc? Câu 12: Cảm nhận bức tranh phong cảnh được miêu tả trong 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân. IV. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều I. Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Câu 1: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì? Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên. Câu 4: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 5: Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không? Câu 6: “Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là ai? Những suy nghĩ của nàng Kiều về người đó được thể hiện như thế nào? Câu 7: Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Kiều trong đoạn thơ trên. II. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu 8: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào? Câu 9: Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có ý nghĩa gì? Câu 10: Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết dụng ý nghệ thuật của chúng. Câu 12: Em hãy so sánh hai câu thơ của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời. Hãy chỉ ra nội dung của câu thơ đó với câu: Buồn trông nội cỏ rầu rầu. Câu 13: Phân tích hình ảnh ẩn dụ: "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" Câu 14: Cảm nhận về nàng Kiều trong đoạn văn trên (khoảng 7 - 10 câu). Câu 15: Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều. Câu 16: Phân tích biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích trên bằng đoạn văn tổng phân hợp có sử dụng phép thế và phép lặp (gạch chân phía dưới các phép liên kết đó). V. Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên? Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ đó. Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. Câu 4: Có bạn viết: “Chỉ với 7 câu văn đã cho người đọc thấy được sự tương đồng và gắn bó của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ”. Câu văn trên bạn viết sai ở đâu, hãy sửa lại cho đúng và chuyển câu trên thành câu bị động. Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó. Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó. Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào theo cấu tạo? Tại sao? Câu 8: Hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đoạn văn sử dụng phép thế và một câu có khởi ngữ (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép). II. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Câu 11: Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ có cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của người lính cách mạng? Câu 12: Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 13: Thông qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”, “ sốt run người”, “áo rách vai” và cho em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính? người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn. Câu 14: Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. III. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Câu 15: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”? Câu 16: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp? Câu 17: Bài thơ cho em cảm nhận gì về anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp? Câu 18: Viết đoạn văn ngắn theo phương pháp diễn dịch phân tích biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí thông qua 3 câu thơ cuối bài. VI. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật I. Cho hai khổ thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Câu 1: Hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào, do ai sáng tác. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2: Có ý kiến cho rằng bài thơ hấp dẫn ngày từ nhan đề độc đáo. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Câu 3: Nội dung của ba khổ thơ đầu bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là gì? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ tư thế, cảm giác của người lính lái xe trên chiếc xe không kính? Câu 5: Tại sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật. II. Cho câu thơ: “Những chiếc xe từ trong bom rơi” Câu 6: Chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ tiếp theo. Câu 7: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có điểm gì giống và khác nhau gì khi viết về người lính? Câu 8: Em hiểu thế nào về hình ảnh trong hai câu thơ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Câu 9: Cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm Câu 10: Em viết đoạn văn 12 câu theo phương thức diễn dịch trình bày cảm nhận của em về tình đồng đội của những người lính lái xe trong những khổ thơ vừa chép. Câu 11: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cho biết từ “trái tim” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe? Câu 12: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". VII. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận Câu 1: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào? Câu 2: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó? Câu 3: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào? Câu 4: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp. Câu 5: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ cũng giống như một khúc tráng ca. Hãy chép thuộc những câu thơ có từ “hát” đó và nêu ý nghĩa của từ đó. Câu 6: Từ “đông” trong câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” có ý nghĩa là gì? Hãy tìm hai từ đồng âm khác nghĩa với từ đó. Câu 7: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”. Tìm trong bài Đoàn thuyền đánh cá hai câu thơ có sử dụng phép tu từ đó. Câu 8: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn gián tiếp và phép lặp. Câu 9: Hình ảnh con thuyền được nhắc nhiều trong thơ ca. Từ những câu thơ dưới đây: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng Đọc đoạn thơ trên em liên tưởng tới những câu thơ nào đã học trong chương trình đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng miêu tả hình ảnh “con thuyền ra khơi” đầy hứng khởi. Câu 10: Hình ảnh “buồm trăng” là ẩn dụ hay hoán dụ. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu theo phương thức diễn dịch để phân tích chất thực và chất lãng mạn của hình ảnh đó. Câu 11: Bài thơ của Chế Lan Viên có viết: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Câu 12: Cho câu chủ đề “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.". Em hãy viết tiếp 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch. II. Cho đoạn thơ: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Câu 13: Trong đoạn thơ trên có những hình ảnh nào được lặp lại so với khổ thơ đầu? Điều đó có ý nghĩa gì? Câu 14: Nhận xét sự lặp lại và biến đổi về những hình ảnh giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối. Câu 15: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức tổng - phân - hợp cảm nhận khổ cuối bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế. VIII. Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt Câu 1: Bài thơ là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? I. Cho đoạn thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Câu 2: Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới. Câu 3: Ghi cảm nhận ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. II. Cho câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Câu 4: Chép 15 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Câu 5: Trong những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của người cháu những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lại? Câu 6: Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”. Câu 7: Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ dưới đây: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Câu 8: Đoạn thơ có nhắc tới tiếng chim tu hú, trong chương trình ngữ văn THCS cũng có bài thơ nói tới tiếng chim tu hú, nêu tên bài thơ và tác giả. Âm thanh tiếng chim tu hú ở hai bài thơ có ý nghĩa khác nhau như thế? III. Cho đoạn thơ: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Câu 9: Đoạn thơ trên nhắc tới mấy hình ảnh ngọn lửa? Sự khác nhau giữa những ngọn lửa đó là gì? Câu 10: Hình ảnh người bà hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Câu 11: Tại sao trong đoạn thơ, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải “bếp lửa”? Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Câu 12: Cho câu thơ “Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa”. Coi câu văn trên là câu mở đoạn, em hãy viết tiếp 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về người bà trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và câu đơn mở rộng thành phần. Câu 13: Theo em, trong bài thơ ngoài tình cảm bà cháu còn tình cảm nào khác? VI. Cho câu thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu 14: Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành bài thơ. Câu 15: Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 16: Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào? Câu 17: Cho câu mở đoạn “Đoạn thơ những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng”, viết tiếp thân đoạn khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức diễn dịch. Câu 18: Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt cả bài thơ. Hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng đó. Câu 19: Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ “bếp lửa” trong đoạn thơ vừa chép. Câu 20: Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó. Câu 21: Từ khổ thơ cuối bài bếp lửa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... Câu 22: Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ tình cảm của người cháu dành cho người bà trong khổ thơ cuối bài thơ. IX. Bài thơ “Ánh trăng” – Nguyễn Duy Câu 1: Trong bài thơ "Ánh trăng", tác giả Nguyễn Duy có viết: “Hồi nhỏ sống với đồng” Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Câu 2: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó, hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ. Câu 3: Bài thơ "Ánh trăng" mang bóng dáng câu truyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ? Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên? Câu 5: Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ. Câu 6: Tìm và chép khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc. Câu 7: Tình huống được đặt ra trong khổ thơ đó là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? I. Cho khổ thơ sau Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Câu 8: Có thể viết câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thành “Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Chép lại 2 câu thơ trong bài đã học ở chương trình THCS cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm). Câu 9: Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 10: Nêu cảm xúc của tác giả trong khổ thơ trên bằng đoạn văn ngắn 5 câu. Câu 11: Những hình ảnh nào được lặp lại trong khổ thơ trên, điều đó có ý nghĩa gì? Những hình ảnh này có gì khác so với hình ảnh trong khổ thơ đầu? Câu 12: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch. Câu 13: Bài thơ "Ánh trăng" muốn nói tới thái độ sống nào của người đọc. Tìm câu tục ngữ diễn đạt chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm. Câu 14: Trong bài thơ có duy nhất một khổ thơ nhắc tới từ “ánh trăng”, em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Câu 15: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ vừa chép. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 16: Cái “giật mình” trong khổ thơ vừa chép có ý nghĩa gì? Câu 17: Viết một đoạn văn 12 câu, diễn tả cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong khổ thơ vừa chép. Đoạn thơ có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9.doc