Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Vũ Hữu
PHẦN I: VĂN BẢN
1. Tục ngữ
Câu 1:
a. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ; tục ngữ với ca dao?
b. Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?
a. Đánh trống bỏ dùi.
b. Chuột sa chĩnh gạo.
c. Giấy rách phải giữ lấy lề.
d. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
e. Dai như đỉa đói.
f. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
g. Giàu nứt đố đổ vách.
h. Lươn ngắn chê trạch dài.
Câu 2:
a. Hãy chép lại hai câu tục ngữ về “Thiên nhiên và lao động sản xuất” mà em đã được học
trong chương trình Ngữ văn 7?
b. Những câu tục ngữ về chủ đề này thường phản ánh nội dung gì?
Câu 3:
a. Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu ý
nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi.
b. Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” thuộc
chủ đề nào của tục ngữ? Có bạn cho rằng: những điều nhắn nhủ, khuyên răn trong hai câu
tục ngữ thật mâu thuẫn. Em có đồng tình với ý kiến của bạn không? Tại sao?
c. Cho hai câu tục ngữ Việt Nam:
(1) Uống nước nhớ nguồn.
(2) Góp gió thành bão, góp cây nên rừng.
Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội” đồng nghĩa với
hai câu tục ngữ trên?
1. Tục ngữ
Câu 1:
a. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ; tục ngữ với ca dao?
b. Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?
a. Đánh trống bỏ dùi.
b. Chuột sa chĩnh gạo.
c. Giấy rách phải giữ lấy lề.
d. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
e. Dai như đỉa đói.
f. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
g. Giàu nứt đố đổ vách.
h. Lươn ngắn chê trạch dài.
Câu 2:
a. Hãy chép lại hai câu tục ngữ về “Thiên nhiên và lao động sản xuất” mà em đã được học
trong chương trình Ngữ văn 7?
b. Những câu tục ngữ về chủ đề này thường phản ánh nội dung gì?
Câu 3:
a. Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu ý
nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi.
b. Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” thuộc
chủ đề nào của tục ngữ? Có bạn cho rằng: những điều nhắn nhủ, khuyên răn trong hai câu
tục ngữ thật mâu thuẫn. Em có đồng tình với ý kiến của bạn không? Tại sao?
c. Cho hai câu tục ngữ Việt Nam:
(1) Uống nước nhớ nguồn.
(2) Góp gió thành bão, góp cây nên rừng.
Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội” đồng nghĩa với
hai câu tục ngữ trên?
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Vũ Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Vũ Hữu
GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THU PHƯƠNG, THCS VŨ HỮU-BÌNH GIANG-HẢI DƯƠNG 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – ĐẦU KÌ II PHẦN I: VĂN BẢN 1. Tục ngữ Câu 1: a. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ với thành ngữ; tục ngữ với ca dao? b. Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ? a. Đánh trống bỏ dùi. b. Chuột sa chĩnh gạo. c. Giấy rách phải giữ lấy lề. d. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. e. Dai như đỉa đói. f. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. g. Giàu nứt đố đổ vách. h. Lươn ngắn chê trạch dài. Câu 2: a. Hãy chép lại hai câu tục ngữ về “Thiên nhiên và lao động sản xuất” mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7? b. Những câu tục ngữ về chủ đề này thường phản ánh nội dung gì? Câu 3: a. Ghi theo trí nhớ 3 câu tục ngữ bất kì trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ em vừa ghi. b. Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” thuộc chủ đề nào của tục ngữ? Có bạn cho rằng: những điều nhắn nhủ, khuyên răn trong hai câu tục ngữ thật mâu thuẫn. Em có đồng tình với ý kiến của bạn không? Tại sao? c. Cho hai câu tục ngữ Việt Nam: (1) Uống nước nhớ nguồn. (2) Góp gió thành bão, góp cây nên rừng. Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội” đồng nghĩa với hai câu tục ngữ trên? Câu 4: a) Hãy ghi lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội. b) Tục ngữ về con người và xã hội thường có những nội dung nào? c) Cho câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn - Tìm 1 câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ trên. - Tìm 1 câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ trên. Câu 5: Đọc kĩ các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: - Một mặt người bằng mười mặt của. - Đói cho sạch, rách cho thơm - Thương người như thể thương thân. GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THU PHƯƠNG, THCS VŨ HỮU-BÌNH GIANG-HẢI DƯƠNG 2 - Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 12, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) a. (0,75 điểm). Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Viết theo chủ đề gì? b. (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? c. (0,5 điểm). Những phép tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên? d. (1,0 điểm). Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” e. (0,25 điểm). Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. Câu 6: Đọc kĩ các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. - Tấc đất tấc vàng. - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 3, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) a. (0,75 điểm). Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Viết theo chủ đề gì? b. (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì? c. (0,5 điểm). Những phép tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên? d. (1,0 điểm). Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng.” e. (0,25 điểm). Tìm một câu tục ngữ hoặc một câu ca dao có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên. Câu 7: Mượn câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì? Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của em trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên. Trình bày bằng một đoạn văn. 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”... (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của văn bản? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? c) Em có nhận xét gì khi tác giả sử dụng liên tiếp 3 động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm trong cùng một câu văn. d) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? Câu 2: Cho đoạn văn sau đây: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THU PHƯƠNG, THCS VŨ HỮU-BÌNH GIANG-HẢI DƯƠNG 3 trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày(4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến" (5). (Ngữ văn 7 - Tập 2) a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu cho câu (4). c) Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích trên? Chỉ rõ thành phần đã được rút gọn. d) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên? e) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được Bác Hồ khẳng định trong đoạn văn trên còn thể hiện rõ ở văn bản nào mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm". (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một đoạn văn ngắn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) PHẦN II: TIẾNG VIỆT: ÔN BÀI RÚT GỌN CÂU Câu 1: a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì? b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào? (1) Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa. (2) Bao giờ cậu về quê? - Ngày mai. (3) Của đáng mười, Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng nào. (4) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (5) Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng vinh dự của thơ. GIÁO VIÊN: PHAN THỊ THU PHƯƠNG, THCS VŨ HỮU-BÌNH GIANG-HẢI DƯƠNG 4 (6) Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. Câu 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần bị rút gọn trong các câu sau: a. Uống nước nhớ nguồn. b. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. c. Nhanh lên! d. Mỗi đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch. e. Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài) f. Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyện xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyện. (Nhà nghèo - Tô Hoài ) g. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề 1: Bác Hồ đã khuyên thanh niên: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên trên. Đề 2: Hãy chứng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo đạo lý từ câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Đề 3: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Đề 4: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_dau_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_vu_h.pdf