Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7
Câu 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Văn bản đã làm sáng tỏ chân lí gì của dân tộc Việt Nam?
Câu 2: Đọc kĩ văn bản” Đức tính giản dị của Bác Hồ” (SGK văn 7 – Tập 2- trang 52) và trả lời những câu hỏi sau:
1. Nêu xuất xứ của văn bản.
2. Tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ở những phương diện nào ? (Có minh họa bằng chứng cứ )
3. Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Viết một đoạn văn ngắn từ 5->7 câu nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 3: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của những câu tục ngữ dưới đây . Từ đó cho biết mỗi câu tục ngữ giáo dục con người điều gì?:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Có công mài sắt có ngày nên kim
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7
BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 Câu 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Văn bản đã làm sáng tỏ chân lí gì của dân tộc Việt Nam? Câu 2: Đọc kĩ văn bản” Đức tính giản dị của Bác Hồ” (SGK văn 7 – Tập 2- trang 52) và trả lời những câu hỏi sau: 1. Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ở những phương diện nào ? (Có minh họa bằng chứng cứ ) 3. Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì? 4. Viết một đoạn văn ngắn từ 5->7 câu nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 3: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của những câu tục ngữ dưới đây . Từ đó cho biết mỗi câu tục ngữ giáo dục con người điều gì?: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Đói cho sạch, rách cho thơm Có công mài sắt có ngày nên kim Câu 4: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì? Em hãy khôi phục lại những thành phần bị rút gọn. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 5: Việc lược bỏ bớt thành phần câu rút gọn nhằm mục đích gì? Hãy nhận xét việc dùng câu rút gọn dưới đây. Theo em, có nên dùng câu rút gọn trong các tình huống đó không? Tại sao? Em hãy khôi phục lại những câu rút gọn đã sử dụng a. _ Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào? _ Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải. b. _ Mẹ ơi, cho con đi chơi công viên nhé? _ Con đi mấy ngày? _ Một ngày? Câu 6: Câu đặc biệt có mấy tác dụng? Đó là những tác dụng nào? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho từng tác dụng của câu đặc biệt . Câu 7: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn ở những câu dưới đây. Qua đó em rút ra những điểm khác biệt gì giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. a) Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về phố thị. b) Lớp sinh hoạt vào lúc nào? - Buổi chiều. c) Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi. ( Nguyễn Thị Thu Huệ) d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân? - Bên ngoài e) Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu Huệ) g) Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa Câu 8: Lập dàn ý cho những đề văn sau: Đề 1: Chứng minh: từ xưa cho đến nay nhân dân ta thường sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đề 2 : Chứng minh câu nói:” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Đề 3: Chứng minh rằng : Cần phải chọn sách mà đọc Đề 4: Chứng minh lời dạy trong câu tục ngữ : ”Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là đúng.
File đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_7.doc