Bài kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Chu Văn An (Kèm hướng dẫn chấm)
Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
Câu đặc biệt là câu....................................................................theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2: Tác dụng của câu đặc biệt “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu” là để bộc lộ cảm xúc. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A | Cột B |
1. Câu có trạng ngữ | a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
2. Câu rút gọn | b. Mẹ ơi! Chị ơi ! Em đã về. |
3. Câu đặc biệt | c. Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. |
d. Bạn Hoa rất tốt. |
Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị B. Theo các vị trí của chúng trong câu |
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu |
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Chu Văn An (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Họ tên:.. Lớp: 7 .. SBD: Phách BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 45 phút ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Điểm Phách Lời nhận xét của cô giáo Bài làm Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: Câu đặc biệt là câu....................................................................theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. Câu 2: Tác dụng của câu đặc biệt “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu” là để bộc lộ cảm xúc. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Nối cột A với cột B sao cho đúng: Cột A Cột B 1. Câu có trạng ngữ a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 2. Câu rút gọn b. Mẹ ơi! Chị ơi ! Em đã về. 3. Câu đặc biệt c. Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. d. Bạn Hoa rất tốt. Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị B. Theo các vị trí của chúng trong câu C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu Câu 5: Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ B. Chỉ có thể vắng vị ngữ C. Có thể lược bỏ một số thành phần của câu D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ Câu 6: Nêu công dụng của câu rút gọn sau: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở.” A. Làm cho câu gọn hơn B. Thông tin nhanh hơn C. Tránh lặp từ D. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.. Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Chỉ ra trạng ngữ, loại trạng ngữ và nêu tác dụng của trường hợp tách trạng ngữ trong câu sau? Sột soạt, gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. ( Hàn Mặc Tử) Câu 2 (6 điểm): Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 10 đến 15 câu) chứng minh rằng : Sách là người bạn lớn của mỗi người. Trong đoạn văn có sử dụng 1 trạng ngữ, 1câu đặc biệt và 1 câu rút gọn . Chỉ rõ trạng ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn văn. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN : NGỮ VĂN 7 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – mỗi phương án đúng: 0,25 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Mức tối đa không cấu tạo Đáp án A Đáp án 1-c; 2-a; 3-b Đáp án A Đáp án C Đáp án D Mức không đạt Đáp án khác hoặc không có đáp án Mức không đạt Phần II: Tự luận ( 8 điểm): Câu 1: (2 điểm) a. Mức tối đa: ( 2 điểm) - 2 trạng ngữ: Sột soạt( cách thức) , Trên giàn thiên lí (nơi chốn) ( 1 điểm).- Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm - Tách trạng ngữ: Trên giàn thiên lý (0,5 điểm) - Tác dụng: + Nhấn mạnh địa điểm, nơi chốn + Nổi bật cảm xúc bất ngờ, tâm trạng vui sướng ngỡ ngàng.... +Tạo nhịp điệu cho câu thơ. b. Mức chưa tối đa: ( 0,25- 1,75 điểm) Chỉ đáp ứng được 1 số yêu cầu . c. Mức không đạt: - Không làm bài hoặc tìm và giải thích sai. Câu 2: (6điểm) a. Mức tối đa: (6 điểm) * Về phương diện nội dung: (4,0 điểm) - Viết đúng thể loại nghị luận, đúng đề tài: 1,0 đ - Sử dụng và gọi tên đúng: + trạng ngữ: 1,0 đ + câu đặc biệt: 1,0 đ + câu rút gọn : 1,0 đ * Về các tiêu chí khác: (2 điểm): - Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. - Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong sự tìm tòi nội dung và hình thức diễn đạt (từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao, sinh động..) - Lập luận: Mạch lạc, văn viết trong sáng. b. Mức chưa tối đa:( 0,25- 5,75 điểm) - Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên. c. Mức không đạt: - Không làm bài hoặc làm lạc đề. *Lưu ý: Tùy theo mức độ bài cho điểm cụ thể. ----------------------------------Hết-----------------------------------
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_chu_van_a.doc