Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 53+54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

I. MỤC TIÊU:

      1. Kiến thức: 

  - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ

      - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả.

      2. Kĩ năng: 

      - Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự..

      - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

      3. Thái độ:Yêu thiên nhiên, quê hương,đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.

II. CHUẨN BỊ

      - GV: tranh ảnh tác giả

      - HS: SGK, vở.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

      1. Ổn định: 

      2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn Tiếng Gà Trưa

      3. Dạy học bài mới

      a. Giới thiệu bài: Tiếng gà trưa âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dắt chúng ta trở về những kỷ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm ngận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Tiếng Gà Trưa”.

doc 5 trang Huy Khiêm 13/05/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 53+54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 53+54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 53+54: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
TIẾNG GÀ TRƯA 
 (Xuân Quỳnh)
	 	 (Xuân Quỳnh)
Ngày soạn: 27/10/2018
Tuần : 14	Tiết: 53, 54	
Tên bài dạy: 
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm tắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu thể hiện trong bài thơ
	- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả.
	2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự..
	- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
	3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, quê hương,đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý trọng bà.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: tranh ảnh tác giả
	- HS: SGK, vở.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn Tiếng Gà Trưa
	3. Dạy học bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: Tiếng gà trưa âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dắt chúng ta trở về những kỷ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm ngận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Tiếng Gà Trưa”.
b. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
- Giáo viên đọc bài thơ hướng dẫn học sinh cách đọc.
 + Khi đọc chúng ta đọc nhịp 3/2 hoặc 2/3 (tùy từng câu).
 + Chú ý nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ Tiếng Gà Trưa ở đầu các đoạn 2,3,4,7.
 + Đọc giọng vui, bồi hồi.
- Cho học sinh xem chân dung Xuân Quỳnh.
? Dựa vào phần chú thích các em hãy cho biết vài nét về tác giả?
? Nêu một số tác phẩm của bà? (giáo viên giới thiệu cho học sinh)
Gv: Và ở thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong dông bão mảnh mai mà trong suốt kiên cường. Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
? Các em cho biết tiếng gà trưa được viết trong thời gian nào? Và được in ở đâu?
Hoạt động 2
- Giải thích từ khó.
 - Tiếng gà được tác giả nghe thấy trong thời điểm và hoàn cảnh nào?
Hs: Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ trên đường hành quân
? Đường hành quân là đường ra trận với những người ra trận tiếng gà trưa gợi những cảm giác nào trong tâm tư, tình cảm của mình?
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để biểu đạt tình cảm của mình (tình cảm đó là những tình cảm gì?
=> ‘nghe” ® Động từ: không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về. Điệp từ nghe trở nên trừu tượng và lan toả trong tâm hồn tác giả
? Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của tác giả?
=>+Buổi trưa ở làng quê là thời điểm yên tĩnh do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian)
+ Thời điểm gà đẻ quả trứng hồng đem lại niềm vui cho con người
+ Là âm thanh dự báo điềm tốt lành
 Bình: Như vậy tác giả không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm xúc tâm hồn. Qua đó thể hiện tình cảm gì?
Tiết 2:
H1; Trong 6 khổ thơ giữa tìm câu thơ được lặp lại?Việc lặp lại đó có tác dụng gì?
=> Câu Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ.Mỗi lần nhắc lại câu thơ này được gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, nó vừa như một sợi dây liên kết các hình ảnh lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
H2: Tiếng gà đã gợi lại những hình ảnh và kỉ niệm gì?
=>* Kỉ niệm tuổi thơ;
 * Hình ảnh của Bà
H3:Hình ảnh nào sống lại trong lòng nhà thơ?
=>Những đàn gà.
H4:Hình ảnh Những đàn gà được miêu tả ntn? CHIẾU
H5:Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ và biện pháp nghệ thuật ở khổ thơ này? Tác dụng của nó?
->Nghệ thuật liệt kê, so sánh, tính từ chỉ màu sắc.Bức tranh đàn gà sinh động có đường nét, màu sắc rất đẹp, gần gũi, gợi vẻ đẹp tươi sáng đầm ấm, hiền hoà, yên bình của làng quê và sự gần gũi của con người đối với quê hương
CHÚNG TA XEM TIẾP KHỔ THƠ:Tiếng gà trưa,Có tiếng bà vẫn mắng....Là khổ thơ nói về.........................
H6: Vì sao đứa cháu lại bị bà mắng?
=> Tò mò xem trộm gà đẻ.
H7:Vì sao nhìn trộm gà đẻ lại bị bà mắng
=> Sợ lang mặt. Lời mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau nay được xinh đẹp, có hạnh phúc.
H8:Nghe bà nói như vậy, tâm trạng của cháu ntn?
=>Rất lo lắng.Thể hiện tâm hồn trong sáng hồn nhiên của đứa cháu.
GV NHẤN MẠNH: Và đó chính là niềm.........
H9: Những kỉ niệm được gợi lại,tác giả đã bộc lộ điều gì?
CHÚNG TA XEM TIẾP KHỔ THƠ:Tiếng gà trưa.Tay bà khum soi trứng....
H10: Qua tiếng gà trưa lần thứ 3, hình ảnh nào gợi lên trong tác giả?
H11: Em hãy tìm câu thơ diễn tả hình ảnh của bà chăm chút từng quả trứng và nỗi lo của bà về đàn gà?
CHIẾU TAY BÀ KHUM SOI TRỨNG...
H12:Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở khổ thơ này?
=> Kết hợp tự sự, miêu tả, chi tiết chọn lọc, chân thực, từ láy.
H13:Với những việc làm ấy em cảm nhận như thế nào về tình cảm của bà đối cháu?
=> Bà tần tảo, vất vả, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, nhân hậu, giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, hết lòng chăm lo cho cháu.
BÌNH:Rõ ràng ta thấy qua 4 khổ thơ này hình ảnh người bà hiện lên như 1 bà tiên vậy.Bà đã dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ bà đã tảo tần chắt chiu chăm sóc từng quả trứng từng chú gà con như chắt chiu nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đưacs cháu ”Để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới, ôi cái quần chéo go ống rộng dài quét đất cái áo cánh trúc bâu đi qua nghe sột soạt.Hình ảnh đứa cháu mặc bộ quần áo mới do công lao của bà ban tặng mới hồn nhiên ngây thơ làm sao chỉ là cái quần chéo go cái áo chúc bâu nhưng đứa cháu đã vô cùng cảm động và sung sướng.Và tiếng gà trưa đã mang bao nhiêu hạnh phúc nên đêm cháu về nằm mơ, giấc ngủ hồng sắc trứng.
H14: Em có suy nghĩ gì qua câu“Giấc ngủ hồng sắc trứng”
=>Giấc mơ hồng : Mơ những điều tốt lành và hạnh phúc.
H15: Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm bà cháu?
TA SẼ CHUYỄN SANG KHỔ CUỐI
H16: Tiếng gà trưa được nói ở khổ thơ cuối có giống với Tiếng gà trưa ở các khổ thơ trước không?
=> Không.
- Tiếng gà trưa ở 7 câu thơ đầu là Âm vang tiếng gà trưa khơi gợi nỗi niềm người lính trên đường hành quân.
- Tiếng gà trưa ở 6 khổ thơ giữa là gợi nhớ hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ Thì Tiếng gà trưa ở là................................................
H17: Người chiến sĩ (tác giả)tự nhủ và nhắn với bà họ chiến đấu vì đâu?
H18: Cách dùng từ ở đây có gì đặc biệt?
=> Điệp từ “vì” nhằm nhấn mạnh, khẳng định mục đích, lí tưởng chiến đấu vừa cao cả vừa bình dịLòng yêu tổ quốc; Xóm làng;Bà;Tiếng gà.Mục đích chiến đúa hết sức cao cả. Tình yêu nước rộng lớn, sâu sắc và cao cả, bắt nguồn từ tình cảm gia đình, quê hương làng xóm.
BÌNH: Từ kỉ niệm tuổi thơ thắm đặm tình bà cháu đến những câu cuối bài thơ cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước nhắc nhỡ giục giã người chiến sĩ trong đó có tác giả Xuân Quỳnh hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thùi xâm lược bảo vệ xóm làng, quê hương để Tiếng gà trưa mãi vọng lên ở niềm quê thân thuộc. Vì vậy đoạn kết vừa khép lại bài thơ vừa mở ra 1 tình cảm mới tình yêu quê hương đất nước hòa trong tình cảm gia đình đằm thắm thiết tha.Đang ngồi trong ghế nhà trường là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu gia đình, quý trường lớp?
H19 Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
H20:Nêu ý nghĩa của văn bản ?
Hoạt động 3
I. Tìm hiểu chú thích
1.Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
- Là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng ở nước ta.
2.Tác phẩm
Tiếng gà trưa được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
II. Đọc -Tìm hiểu văn bản:
1.Cấu trúc
- Thể thơ: 5 chữ
- PTBĐ: biểu cảm + Tự sự + Miêu tả
2. Nội dung
a/Tiếng gà trưa trên đường ra trận 
- Với điệp từ “nghe”: chuyển đổi cảm giá.
- Âm thanh tiếng gà trưa làm thức dậy bao tình cảm làng quê, xua tan nỗi vất vã trên đường hành quân.
b. Tiếng gà trưa gợi nhơ hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ:
* Kỉ niệm tuổi thơ;
-Hình ảnh những con gà: Đẹp như tranh.
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: Xem trộm gà đẻ trứng.
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: (được bộ quần áo mới từ bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc mơ của tuổi thơ)
=>Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên về kỉ niệm tuổi thơ.
* Kỉ niệm về Bà:
- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo.
- Dành trọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu.
=>Tình cảm bà – cháu thật sâu nặng, thắm thiết.
c. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà.
Giục giã tinh thần chiến đấu. 
Vì: 
Lòng yêu tổ quốc; 
Xóm làng;
Bà;
Tiếng gà.
=>Khẳng định mục đích, lí tưởng chiến đấu vừa cao cả vừa bình dị.Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, đất nước. 
*Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. 
* Ghi nhớ (sgk)
	4.Củng cố: 
	- Cho học sinh đọc để cản nhận lại bài thơ
	- Khái quát nội dung nghệ thuật bài thơ?
	5.Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Chuẩn bị: Điệp ngữ.

File đính kèm:

  • docbai_giang_giao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_14_tiet_5354_tieng.doc