Tập huấn Giới thiệu SGK Mĩ thuật Lớp 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHẦN I: HƯỚNG DẪN CHUNG

1.GIỚI THIỆU SGK MĨ THUẬT 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, SGK Mĩ thuật 1 được biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, trên cơ sở thành tựu của khoa học chuyên ngành: Mĩ thuật, Tâm lí học và sư phạm.

Trong đó, bộ sách chú trọng đến việc xác định đúng đối tượng của môn học trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong giáo dục mĩ thuật.

ppt 29 trang Hào Phú 09/07/2024 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn Giới thiệu SGK Mĩ thuật Lớp 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Giới thiệu SGK Mĩ thuật Lớp 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tập huấn Giới thiệu SGK Mĩ thuật Lớp 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 
Hà Nội, tháng 3/2020 
GIÁO VIÊN MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 
BÀI GIẢNG TẬP HUẤN   
NHÓM TÁC GIẢ : PGS.TS. ĐINH GIA LÊ (TCB); TS. TRẦN THỊ BIỂN (CB); PHẠM DUY ANH 
Với thông điệp “ Kết nối tri thức với cuộc sống ”, SGK Mĩ thuật 1 được biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học , trên cơ sở thành tựu của khoa học chuyên ngành : Mĩ thuật , Tâm lí học và sư phạm . 
3/21/2024 
2 
PHẦN I: HƯỚNG DẪN CHUNG 
GIỚI THIỆU SGK MĨ THUẬT 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 
Trong đó , bộ sách chú trọng đến việc xác định đúng đối tượng của môn học trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong giáo dục mĩ thuật . 
Hình 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong giáo dục mĩ thuật 
2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ BÀI HỌC 
2.1. Cấu trúc của SGK Mĩ thuật 1 gồ m 9 chủ đề . Các chủ đề được xây dựng có tính đến yếu tố văn hoá phù hợp lứa tuổi, thể hiện kết hợp hình ảnh minh hoạ và lời văn, thiết kế linh hoạt, đơn giản, dễ hiểu, bước đầu đảm bảo được mục tiêu giáo dục đặt ra, phù hợp với bối cảnh đất nước, với HS ở các vùng miền và cơ sở giáo dục trên toàn quốc, đặc biệt là thể hiện tính liên ngành với các môn học khác, cụ thể : 
2.2. Cấu trúc mỗi chủ đề thể hiện tính hệ thống trong xây dựng nội dung, cũng chính là sự thống nhất trong cấu trúc của tổng thể bộ sách . 
Các chủ đề này được xây dựng theo 2 dạng bài chính : 
Dạng bài hình thành khái niệm 
Dạng bài sử dụng khái niệm 
Trong đó , các khái niệm yếu tố tạo hình đưa vào sách Mĩ thuật 1 trên cơ sở phát triển đối tượng của chuyên ngành mĩ thuật : 
Chấm chuyển động tạo ra nét , nét chuyển động tạo ra hình , hình chuyển động tạo ra diện , kết hợp thành khối . Màu xuất hiện ngay từ đầu nhưng đưa vào sau khái niệm hình để giải quyết khái niệm yếu tố tạo hình trên mặt phẳng 2 chiều , để chuyển sang khối trong không gian 3 chiều . 
Chấm 
Nét 
Hình 
Khối 
Màu 
Điều này thể hiện tính khoa học , tường minh khi lựa chọn đối tượng trong sách Mĩ thuật 1, giúp giáo viên và học sinh thuận tiện trong việc dạy và học . 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SGK MĨ THUẬT 1 
– Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 
3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật 
Phương pháp dạy học M ĩ thuật 1 - b ộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống , có tính kế thừa các phương pháp dạy học mĩ thuật trước đây. Theo đó, giáo viên vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp mới cho phù hợp với nội dung, hướng tới mục tiêu đa dạng trong cách giải quyết vấn đề mà bài học nêu ra. 
Tựu trung lại có hai vấn đề trọng tâm về phương pháp: 
Một là , giáo viên bằng các kĩ năng dạy học nêu tình huống và giúp học sinh phát hiện vấn đề qua những sự vật, hiện tượng xung quanh mình. 
Hai là , với những vấn đề phát hiện được, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề theo nhiều cách thông qua bài thực hành (không còn khuôn mẫu vào một cách nhất định) và mỗi cách giải quyết phản ánh nhận thức, kĩ năng của mỗi học sinh. Điều này tạo nên sự hứng khởi với môn Mĩ thuật khi mỗi học sinh hứng thú làm việc và có sản phẩm cho chính mình. 
Việc tổ chức các hoạt động dạy học được biên soạn trong SGV theo một quy trình cụ thể , khoa học . 
Giáo viên trên cơ sở các bước lên lớp được biên soạn trong sách giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức trên lớp phù hợp với thực tế học sinh , cơ sở vật chất nhà trường . Từng bước chủ động xây dựng các tuyến bài thực hành phù hợp với từng đối tượng học sinh . 
3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học / tổ chức hoạt độn g trong môn Mĩ thuật 
Trong sách học sinh , một số minh hoạ ở hoạt động 2 và 3 là những gợi ý tổ chức hoạt động dạy học trong và ngoài lớp , từ các hình thức thực hành cho đến thảo luận nhóm , trình bày cá nhân . Đây cũng là một điểm mới trong biên soạn sách giáo khoa nhằm đưa đến cho học sinh những hoạt động sinh động , hấp dẫn , lí thú trong môn học . 
Dạng bài hình thành khái niệm 
Trong mục b/ Hoạt động : Quan sát , khi kết hợp màu cơ bản để tạo nên màu khác , GV có thể thị phạm bằng màu dạng nước , đất nặn giúp HS thuận tiện quan sát . 
Tình huống sư phạm và hướng giải quyết 
Mục c/ Hoạt động : Quan sát , tuỳ vào điều kiện thực tế của lớp học , GV cho quan sát từng màu cơ bản và nói đồ vật có màu tương ứng . HS phát biểu đồ vật theo màu tương ứng thì cho vẽ luôn vào phần giấy thực hành . Tuỳ vào thời gian tổ chức trong thực tế buổi dạy , GV có thể cho HS vẽ đủ 3 đồ vật với 3 màu cơ bản hoặc chỉ vẽ 1 đồ vật ( tuỳ thuộc vào sự hứng thú / khả năng diễn đạt đối tượng của HS trong lớp ). Như vậy , mục c/ Hoạt động : Quan sát sẽ nối liền với câu lệnh của Hoạt động : Thể hiện . 
Trong Hoạt động : Thể hiện , GV quan sát HS thực hành , gợi ý đối với từng trường hợp HS khó khăn trong việc quan sát , liên tưởng đến đồ vật có màu cơ bản đã học , không làm thay bằng cách gọi tên , vẽ / xé dán đồ vật giúp HS. 
Như vậy , tiến trình tổ chức chủ đề này ở 2 phần này cơ bản sẽ theo các bước : 
- Nhận biết , gọi tên màu cơ bản ( mục a/ Hoạt động : Quan sát ). 
- Nhận biết màu cơ bản trong tranh vẽ ( mục b/ Hoạt động : Quan sát ). 
- Quan sát , liên tưởng màu cơ bản với đồ vật trong cuộc sống ( mục c/ Hoạt động : Quan sát ). 
- Vẽ / xé dán đồ vật có màu cơ bản ra phần giấy thực hành ( Hoạt động : Thể hiện ). GV tổ chức cho HS có thể vẽ / xé dán 2 đồ vật / 2 màu cơ bản hoặc 3 đồ vật / 3 màu cơ bản , cũng như 1 đồ vật có cả 3 màu cơ bản tuỳ theo thực tế dạy học trên lớp . 
Như vậy , qua 2 hoạt động Quan sát , Thể hiện đã giúp HS có hiểu biết về nội dung cốt lõi của chủ đề này , đó là xác định được màu cơ bản trong mĩ thuật và liên hệ với vật có màu cơ bản trong cuộc sống . Ở đây , GV cần lưu ý mức độ hoàn thành bài thực hành của HS, đó là : 
- Bắt buộc : HS vẽ được 1 vật và vật đó có 1 màu cơ bản . 
- Khuyến khích : HS vẽ được 3 vật và mỗi vật có 1 màu cơ bản . 
- Tuỳ ý: HS vẽ 3 vật có 3 màu cơ bản hoặc vẽ một vật trong đó thể hiện đủ 3 màu cơ bản . 
Trong Hoạt động : Thảo luận , GV căn cứ theo các câu hỏi gợi ý trong Sách học sinh , giúp HS củng cố kiến thức đã học về màu cơ bản , đồ vật có màu tương ứng trong cuộc sống và thể hiện cảm xúc của mình trước các bài thực hành của các bạn trong nhóm / lớp . Tuỳ vào số lượng HS trong lớp , GV cho HS tiến hành thảo luận theo nhóm / dãy và mời đại diện nhóm / dãy ( hoặc từng HS) phát biểu thể hiện quan điểm của mình đối với sản phẩm mĩ thuật đã được thực hiện ở Hoạt động : Thể hiện . Lưu ý rằng , chủ đề này được biên soạn cho thời gian học 4 tiết nên GV tuỳ điều kiện thực tế của hợp học , dành nhiều thời gian cho HS thực hành ở Hoạt động : Thể hiện , sao cho mỗi HS ít nhất có được 1 bài vẽ hoàn thành . 
Trong Hoạt động : Vận dụng , GV căn cứ theo nội dung ở phần tham khảo để giới thiệu cho HS các bước trang trí một món đồ chơi cũ , trong đó sử dụng yếu tố tạo hình đã học ở 4 chủ đề trước như : màu cơ bản , chấm màu , nét , hình , Điều này gợi mở cho HS chủ động lựa chọn yếu tố tạo hình mình yêu thích để trang trí một món đồ chơi cũ đã chuẩn bị từ trước theo cách vẽ , xé dán . Lúc này , GV quan sát và đưa ra những gợi ý cho từng HS, nhằm phát huy khả năng của từng cá nhân đối với những món đồ chơi cụ thể . 
Dạng bài sử dụng khái niệm 
Tình huống sư phạm và hướng giải quyết 
Trong Hoạt động : Quan sát , GV chuẩn bị những loại quả , hoa đặc trưng của địa phương theo mùa , hoặc giao cho mỗi nhóm HS chuẩn bị loại hoa , quả có sẵn ở vườn , nhà , và hôm học chủ đề này bày trên bàn ( hoa cắm vào lọ và quả bày ra đĩa ). 
Ở những câu hỏi về hình dáng , màu sắc của hoa , quả , GV cần chuẩn bị những phương án trả lời phù hợp với đặc điểm bên ngoài của hoa , quả như : quả chôm chôm có râu , quả na có mắt , và chỉ vào vật khi trao đổi với HS để tăng cường tính trực quan đối với hoạt động quan sát của HS. 
Trong Hoạt động : Thể hiện , k hi HS thực hành , GV quan sát , gợi ý đối với từng trường hợp HS. Đối với HS gặp khó khăn trong việc quan sát , liên tưởng đến hình dạng loại hoa , quả thì GV không làm thay mà có thể cho HS thực hiện lại hoạt động Quan sát như : mô tả hình dáng bên ngoài , màu sắc của loại quả / hoa mà mình cần thể hiện . 
Như vậy , qua 2 hoạt động này , HS có hiểu biết và bước đầu hình thành được ý thức về hoa , quả có nhiều hình dáng và màu sắc . Trong mĩ thuật , hoa / quả có nhiều cách thể hiện . Trong chủ đề này , GV cần lưu ý mức độ hoàn thành bài thực hành của HS, đó là : 
- Bắt buộc : HS nặn được một loại quả hoặc một loài hoa . 
- Khuyến khích : HS nặn được nhiều hơn một loại quả , một loài hoa . 
- Tuỳ ý: HS nặn được một mâm quả , hay một lọ có nhiều bông hoa theo ý thích . 
Trong Hoạt động : Thảo luận , GV căn cứ theo các câu hỏi gợi ý trong SGK để giúp HS củng cố kiến thức đã học về yếu tố tạo hình , cách thể hiện hoa , quả bằng đất nặn , cũng như thể hiện quan điểm của bản thân về sản phẩm mĩ thuật của các bạn khác trong nhóm / lớp . 
Trong Hoạt động : Vận dụng , GV căn cứ theo nội dung ở phần tham khảo để giới thiệu cho HS các bước bày một mâm quả , trong đó chú ý đến việc sắp xếp các quả to, nhỏ có chủ đích , 
Về cơ bản , mục tiêu của hoạt động : Thảo luận là củng cố kiến thức , kĩ năng đã học và hoạt động : Vận dụng là sử dụng những kiến thức , kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống liên quan đến môn học . Do đó , hoạt động : Vận dụng rất cần thiết và cần làm thực tế bởi thông qua hoạt động này giúp HS dần hình thành kĩ năng gắn kết tri thức đã học với cuộc sống một cách chắc chắn , hiệu quả nhất . 
4 . Kiểm tra , đánh giá kết quả học tập môn Mĩ thuật 
Việc đánh giá kết quả học tập SGK Mĩ thuật 1 bám sát mục tiêu , bản chất , mức độ cần đạt của mỗi chủ đề để có đánh giá phù hợp với từng đối tượng học sinh . 
  Đánh giá kết quả học tập ở cấp Tiểu học căn cứ theo quy định về “Đánh giá HS tiểu học” được ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2014/TT-BGDĐT; Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT và văn bản hợp nhất số:03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Với môn Mĩ thuật, việc đánh giá được thực hiện bằng lời nhận xét, trao đổi nội dung bài học về kiến thức, kĩ năng và sản phẩm thực hành. Trong đó, học sinh được tham gia đánh giá theo hình thức: Đánh giá hợp tác giữa giáo viên và học sinh và đánh giá đồng đẳng giữa học sinh với nhau. Trong đó, giáo viên cần quan tâm tới việc học sinh tự nhận xét trong quá trình học tập và có có ý kiến nhận xét sản phẩm học tập của bạn . 
  Bên cạnh việc đánh giá theo các thông tư , quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo , SGK Mĩ thuật 1 được biên soạn đáp ứng ba cấp độ “ Đạt ”: 
Bắt buộc : Gồm những kiến thức cơ bản , cốt yếu , bảo đảm mọi học sinh bình thường đều có thể học và tiếp thu , thực hành được . 
Khuyến khích : Mức độ này dành cho học sinh muốn phát huy hơn nữa khả năng của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học và không quá khó để có thể đạt được . 
Tuỳ ý: Trình độ này dành cho học sinh đã đạt được hai mức trên . Giới hạn này không phải là bắt buộc , giáo viên vẫn để ngỏ khả năng và tuỳ theo trường hợp cụ thể để học sinh đạt tới . 
NXBGDVN hỗ trợ giáo viên , cán bộ quản lí trong việc sử dụng nguồn tài nguyên sách và học liệu điện tử qua nhiều hình thức như : 
Nguồn dữ liệu ảnh minh hoạ trong sách giáo dục 
NXBGDVN đã và đang xây dựng Kho dữ liệu ảnh đáp ứng được việc ảnh có bản quyền và đa dạng , nhằm giúp giáo viên thuận tiện trong khai thác với mục tiêu mở rộng bài học qua những hình ảnh có tính giáo dục . 
Nguồn học liệu điện tử 
Các SGK Mĩ thuật sẽ được số hóa , hình thành nguồn học liệu điện tử , trong đó chú trọng đến tính tương tác giữa học sinh và tài liệu điện tử . 
5. Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của NXBGDVN 
Sách điện tử : Đây là loại tài liệu mở rộng hơn với đối tượng có nhu cầu , theo sự phát triển của cách mạng 4.0. Đây không chỉ là phiên bản sách giấy được xử lý dạng PDF, mà còn là công cụ giúp học sinh tiếp cận tốt hơn với môn học , mở rộng hơn những hình ảnh so với sách giấy , cũng như khả năng tương tác của học sinh với môn học trên thiết bị số . 
3/21/2024 
25 
SGK Mĩ thuật 1 được biên soạn trên cơ sở đáp ứng việc dạy và học đại trà , ở các vùng miền trên cả nước nên cơ bản sử dụng những học liệu nằm trong danh mục thiết bị thiết yếu trong môn học , chú trọng đến việc sử dụng vật liệu tái sử dụng , góp phần hình thành ý thức tiết kiệm , bảo vệ môi trường đối với học sinh trong thực hành , sáng tạo . 
6 . KHAI THÁC THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU SỬ DỤNG TRONG MÔN MĨ THUẬT 1 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 
3/21/2024 
26 
BỘ SÁCH TRONG MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 – b ộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 
7. Một số lưu ý lập kế hoạch dạy học theo Thông tư 3866 
Căn cứ theo công văn hướng dẫn số 3866/BGDĐT – GDTH, nhà trường bố trí thời khóa biểu của môn Mĩ thuật cho phù hợp , đảm bảo việc triển khai có hiệu quả môn học này trong bối cảnh năm học đầu tiên áp dụng các môn học mới , theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
Việc bố trí thời khoá biểu hợp lí , dạy 2 tiết liền trong một tuần , sẽ giúp môn Mĩ thuật có điều kiện thuận lợi để tổ chức trong thực tiễn nhà trường đạt được kết quả ở một số phương diện sau : 
	- HS có thời gian thực hiện , hoàn thành phần thực hành một cách đầy đủ và khi có sản phẩm của riêng mình sẽ góp phần tạo hứng thú đối với môn học một cách chủ động . 
	- GV có đủ thời gian để triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo nội dung, phương pháp theo chương trình mới . 
3/21/2024 
28 
Kết luận 
Với cách xây dựng nội dung sách và phương pháp dạy học có tính lí luận , việc triển khai Mĩ thuật 1 – b ộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thành công trong nhà trường vào cuối năm học tới phụ thuộc rất nhiều vào các quý thầy cô ngày hôm nay. 
Trong quá trình dạy học , mọi vướng mắc , ý kiến cần trao đổi xin trao đổi qua diễn đàn facebook / Mĩ thuật 1 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống , NXBGDVN 
Trân trọng cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • ppttap_huan_gioi_thieu_sgk_mi_thuat_lop_1_bo_sach_ket_noi_tri_t.ppt