Tập huấn Giới thiệu môn Giáo dục thể chất Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
–1. GIỚI THIỆU SGK
GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1
1.1. Quan điểm và ý tưởng biên soạn
1.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
1.3. Một số điểm mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn Giới thiệu môn Giáo dục thể chất Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn Giới thiệu môn Giáo dục thể chất Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
TẬP HUẤN DẠY HỌC SGK MỚI MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 1. GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 1.1. Quan điểm và ý t ư ởng biên soạn 1.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học 1.3 . Một số điểm mới 1.1. QUAN ĐIỂM VÀ Ý T Ư ỞNG BIÊN SOẠN 1.1.1. Quán triệt quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục đào tạo và Thể dục thể thao . 1.1. QUAN ĐIỂM VÀ Ý T Ư ỞNG BIÊN SOẠN 1.1.2. T uân thủ nội dung chương trình môn GDTC phổ thông đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực (TT 32/2018 /BGDĐT) và b ám sát các quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK (TT 3 3 /201 7/BGDĐT) . - Phẩm chất chủ yếu : yêu nước , nhân ái , chăm chỉ , trung thực và trách nhiệm . - Năng lực chung : tự chủ và tự học ; giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề và sáng tạo . - Năng lực đặc thù : chăm sóc sức khoẻ , vận động cơ bản , hoạt động thể thao . 1.1. QUAN ĐIỂM VÀ Ý T Ư ỞNG BIÊN SOẠN 1.1.3. V ừa tuân thủ thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” vừa bám sát và thể hiện được mục tiêu của phong trào thể thao Olympic là “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.1. CẤU TRÚC SÁCH Có 3 phần : Phần 1: Kiến thức chung , gồm hai nội dung, nhằm phát triển năng lực Chăm sóc sức khoẻ . I - Vệ sinh sân tập II - Chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.1. CẤU TRÚC SÁCH Phần 2: Vận động c ơ bản , gồm 3 chủ đề , nhằm phát triển năng lực Vận động c ơ bản . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.1. CẤU TRÚC SÁCH Phần 3: Thể thao tự chọn , gồm 2 chủ đề , nhằm phát triển năng lực Hoạt động thể dục thể thao . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.2. CẤU TRÚC BÀI HỌC Có 4 phần : Mở đầu : Khởi động ( chuyển cơ thê ̉ từ trạng thái tĩnh sang động ) và chơi các trò chơi bô ̉ trơ ̣ khởi động . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.2. CẤU TRÚC BÀI HỌC Kiến thức mới : Nội dung bài học . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.2. CẤU TRÚC BÀI HỌC Luyện tập : Tập luyện , chơi trò ch ơ i vận động để củng cố nội dung bài học và phát triển thể lực . 1.2. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC 1.2.2. CẤU TRÚC BÀI HỌC Vận dụng : Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học qua các bài tập , tình huống thực tiễn . 1.3. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI 1.3.1. ĐƯA GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀO SÁCH 1.3. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI 1.3.2. LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP NỘI DUNG LIÊN MÔN 1.3. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI 1.3.3. ĐƯA THỂ THAO TỰ CHỌN VÀO SÁCH 1.3. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI 1.3.4. CHÚ TRỌNG ĐẾN CÔNG TÁC MINH HỌA 2. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN GDTC 2.1. Ph ư ơng pháp dạy học / tổ chức hoạt động 2.2. Kiểm tra , đánh giá kết quả học tập 2.3. Gợi ý h ư ớng dẫn tổ chức dạy học 2.4. Công nghệ thông tin và khai thác thiết bị 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - Đ ịnh hướng chung của CTGDPT mới . - Đ ặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS lớp 1 . - Q uy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực . - N ội dung, yêu cầu và cấu trúc giờ học môn học theo quy định . Căn cứ xác định phương pháp dạy học bộ môn trong mỗi tiết học 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - Sử dụng PP dùng lời nói và PP trực quan kết hợp với đặt câu hỏi ; nêu tình huống có vấn đề : giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết học , dạy học những nội dung trong mục Kiến thức chung về GDTC . - Sử dụng PP đồng loạt : HS t hực hiện một số bài tập có cường độ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, xoay các khớp, tay không; chơi trò chơi vận động để khởi động chung và khởi động chuyên môn. - Sử dụng đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn,... phù hợp . - S ử dụng các PP trực quan có ứng dụng công nghệ thông tin để tập trung sự chú ý của HS , tạo sự hấp dẫn, hào hứng chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ học tập . Hoạt động Mở đầu 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 Sử dụng PP dùng lời nói, trực quan ( hình ảnh và động tác làm mẫu ): giới thiệu động tác mới, giảng giải kĩ thuật, nêu cách thực hiện, phương hướng chuyển động, biên độ động tác, mức độ dùng lực,... sau đó cho HS tập thử , tiếp xúc với dụng cụ để tạo cảm giác ban đầu về động tác. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - Sử dụng các PP tập luyện có định mức, lặp lại hoặc thay đổi lượng vận động để HS thực hiện bài tập hoặc trò chơi. Sử dụng h ình thức tập luyện cá nhân, cặp đôi, tổ, nhóm hoặc cả lớp. - Tăng cường s ử dụng PP trò chơi và thi đấu trong buổi tập để rèn luyện , phát triển thể lực. Hoạt động Luyện tập 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - S ắp xếp nội dung tập luyện cho phù hợp . Các vận động rèn luyện sức nhanh, sự khéo léo nên xếp ở phần đầu , n ội dung bài tập phát triển sức mạnh, sức bền nên xếp ở cuối hoạt động luyện tập . - Sắp xếp khối lượng vận động theo thứ tự hợp lí từ nhỏ đến lớn, các bộ phận cơ thể đều được thay nhau hoạt động. Có nhiều hình thức tập luyện và luôn thay đổi để duy trì không khí hào hứng trong tập luyện của HS . T h ời gian tập luyện và nghỉ ngơi cần xen kẽ nhau cho hợp lí. Hoạt động Luyện tập 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - Ph ần hồi tĩnh và kết thúc tiết học dưới nhiều hình thức như: đi vòng tròn, vừa đi vừa hát; đi lại tự do trên sân tập hoặc trong lớp, vừa đi vừa vươn vai, hít thở sâu và đều theo nhịp chân; đi và chạy chậm quanh sân hoặc chơi trò chơi vận động tĩnh, thả lỏng cơ bắp. Phương pháp và hình thức tập luyện ở phần này phải thoải mái, vui vẻ, giảm dần lượng vận động . Hoạt động Luyện tập 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.1. NHỮNG YÊU CẦU C Ơ BẢN VỀ PPDH MÔN GDTC LỚP 1 - Cùng HS tổng kết, nhận xét, nhắc nhở sau tiết học một cách ngắn gọn, súc tích, nêu bật được kết quả buổi tập. Nhận xét, góp ý phải chính xác, cụ thể, mang tính biểu dương, động viên HS . - C ần cập nhật thông tin xã hội tại thời điểm dạy học, đồng thời vận dụng kiến thức của các môn học khác để nhắc nhở HS tích cực vận động, rèn luyện thân thể hằng ngày, tham gia các hoạt động trải nghiệm để có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân , môi trường, phòng tránh đuối nước,... Hoạt động Vận dụng 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 - Biểu hiện: TTCB không đúng làm hạn chế hiệu quả của động tác tiếp theo. T h ực hiện sai trình tự động tác và phương hướng chuyển động các bộ phận của cơ thể. T h iếu đồng bộ giữa các cử động với tư thế thân người. - Nguyên nhân và cách khắc phục: Do HS hiểu chưa đúng về yêu cầu của bài tập; biểu tượng về động tác thiếu chính xác, nên GV cần hướng dẫn lại tỉ mỉ từng cử động, động tác của bài tập, kết hợp xem lại tranh hoặc video về động tác đó. PP sửa chữa những sai sót HS thường mắc trong tập luyện Những sai sót về kĩ thuật động tác 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 - Biểu hiện: Mức độ dùng lực của bài tập chưa hợp lí, không thực hiện bài tập một cách liên hoàn do bị giật cục. - Nguyên nhân và cách khắc phục: Do HS nhầm lẫn về phương hướng chuyển động, bị mất thăng bằng khi chuyển hướng, chuyển trọng tâm cơ thể từ chân này sang chân kia nên GV cần cho HS tập luyện các bài tập bổ trợ, có sự trợ giúp của GV hoặc vật làm chuẩn. PP sửa chữa những sai sót HS thường mắc trong tập luyện Những sai sót do hạn chế về năng lực phối hợp vận động 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 - Biểu hiện: HS không thể thực hiện đúng yêu cầu của bài tập do các bệnh về cơ, xương, khớp và dị tật bẩm sinh; do không đủ sức khoẻ; ... - Cách khắc phục: Đối với những HS có tình trạng bệnh lí cần điều chỉnh nội dung, lượng vận động và các bài tập cho phù hợp. GV thông báo cho gia đình để có biện pháp phòng tránh hoặc cải thiện ở mức tối đa. PP sửa chữa những sai sót HS thường mắc trong tập luyện Những sai sót do bệnh lí và dị tật 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 C ăn cứ vào nội dung học trong từng chủ đề và gợi ý kế hoạch dạy học để soạn bài (giáo án) dạy cho HS theo thời lượng đã được quy định trong chương trình chung và trong SGK . Có nhiều cách thiết kế kế hoạch dạy học khác nhau. Phương pháp dạy học nhiều nội dung phối hợp trong một tiết học 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Phương pháp dạy học nhiều nội dung phối hợp trong một tiết học Cách dạy theo nội dung từng chủ đề Trong mỗi chủ đề đều có hai nội dung: Giáo dục thể chất và trò chơi vận động rèn luyện kĩ năng, tố chất thể lực. Nếu dạy nội dung từng chủ đề riêng biệt thì trong mỗi tiết, tuỳ theo điều kiện tiếp thu của HS , GV phân chia nội dung học và trò chơi vận động theo gợi ý kế hoạch dạy học ở từng chủ đề. Theo cách này sẽ thuận lợi hơn cho GV , đó là trong tiết học chỉ cần tổ chức hướng dẫn dạy sao cho HS nắm được một nội dung học và trò chơi vận động để rèn luyện thể lực, kĩ năng vận động. 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 2.1. PP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Phương pháp dạy học nhiều nội dung phối hợp trong một tiết học Dạ y theo cách này sẽ khó hơn, vì GV phải tổ chức lớp và quản lí HS tốt hơn do phải luôn thay đổi nội dung, PP tổ chức lớp cũng như đội hình tập luyện. GV chỉ nên kết hợp nội dung Đội hình đội ngũ với Bài tập thể dục; hoặc kết hợp nội dung Đội hình đội ngũ với Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; hoặc kết hợp nội dung Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản với Bài tập thể dục. Còn nội dung T h ể thao tự chọn không nên kết hợp với nội dung ở các chủ đề khác, vì nội dung học này khó hơn và cần rèn kĩ năng nhiều hơn. Cách dạy phối hợp nội dung một số chủ đề 2.1.2. H Ư ỚNG DẪN VÀ GỢI Ý PP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDTC LỚP 1 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG L ỰC, PHẨM CHẤT a) Nguyên tắc đánh giá - Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt và tiêu chuẩn đánh giá , xếp loại thể lực theo độ tuổi để đánh giá . - Chỉ đánh giá định tính ( xếp loại ), không cho điểm ( định lượng ) . - Ba chủ thể đánh giá ( GV, HS và khi cần thì cả phụ huynh ) . - Vừa đánh giá thường xuyên , vừa đánh giá định k ì. 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT b) Hình th ức đánh giá - Đánh giá thường xuyên: G ồm đánh giá chính thức (thông qua các HĐ thực hành, tập luyện, trình diễn,...) và đánh giá không chính thức ( thông qua HĐ quan sát trên lớp, đối thoại, HS tự đánh giá,...). - Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của HS ; phối hợp với đánh giá thường xuyên, cung cấp thông tin để phân loại HS và điều chỉnh nội dung, PP giáo dục. - Đánh giá định tính: M ô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các mức xếp loại. GV, HS và phụ huynh HS đều sử dụng các hình thức này để đánh giá. 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT c ) Tiêu chí đánh giá - Thái độ: Mức độ tích cực học tập và hợp tác với bạn trong tập luyện. - Kiến thức: Mức độ ghi nhớ về mục đích, tác dụng của các bài tập; mức độ ghi nhớ về hình thái, cách tập luyện các chủ đề trong phần VĐCB . - Kĩ năng: Mức độ thực hiện về cấu trúc các bài tập, phương hướng di chuyển, tốc độ, nhịp điệu, năng lực định hướng và ước lượng cự li khi thực hiện động tác ở các chủ đề trong phần VĐCB . - Trình độ thể lực: Mức độ tăng tiến về năng lực liên kết vận động của cá nhân, của nhóm ở các chủ đề trong phần VĐCB . Năng lực vận động c ơ bản 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT c) Tiêu chí đánh giá - T h ái độ: Mức độ tích cực học tập và hợp tác với bạn trong tập luyện. - Kiến thức: Mức độ ghi nhớ về mục đích, tác dụng của tập luyện ; m ức độ ghi nhớ về hình thái, cách tập luyện các bài tập bổ trợ môn Bóng rổ hoặc môn Bơi. - Kĩ năng: Mức độ thực hiện động tác về cấu trúc, phương hướng, tốc độ, tính nhịp điệu và cách tập luyện, năng lực định hướng và thăng bằng các bài tập bổ trợ môn Bóng rổ hoặc môn Bơi. - Trình độ thể lực: Mức độ tăng tiến về năng lực liên kết vận động khi thực hiện các bài tập bổ trợ môn Bóng rổ hoặc môn Bơi. Năng lực hoạt động thể dục thể thao 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.1. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT c) Tiêu chí đánh giá D o các nội dung ở phần Kiến thức chung được dạy xen kẽ trong mỗi tiết học nên không quy định tiêu chí đánh giá định kì mà yêu cầu GV thường xuyên dành ít phút trong mỗi tiết học để nhắc HS thực hiện vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện, nhắc nhở HS thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá ở trong và ngoài nhà trường,... để sớm hình thành năng lực này. Năng lực chăm sóc s ức khỏe 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.2. G ỢI Ý VỀ HÌNH THỨC VÀ PP ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN GDTC LỚP 1 a ) Đánh giá th ư ờng xuy ên - Là đánh giá về kiến thức , k ĩ năng , thái độ của HS trong mỗi bài học / tiết học so với mục tiêu, yêu cầu cần đạt và đảm bảo tính thống nhất , xuyên suốt trong cả năm học . - Là đánh giá định tính và được xếp thành 3 loại (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) . - Trong mỗi bài học / tiết học , GV hướng dẫn HS tự nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện động tác / trò chơi / bài tập của mình và của bạn ( nhận xét lẫn nhau ) sau đó GV nhận xét , đánh giá từng HS. 2.2. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 2.2.2. GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC VÀ PP ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN GDTC LỚP 1 b) Đánh giá định kì - Thực hiện và cuối học k ì 1 và cuối năm học. - Là đánh giá và xếp loại thể lực ( năng lực thể chất ) cho từng HS theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT ( hiện nay là QĐ 53/2008/BGD-ĐT). 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.1. G ỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC a) Phát triển năng l ực chăm sóc sức khỏe - Chương trình chỉ nêu hai nội dung là Vệ sinh sân tập và Chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện . Tuy nhiên , GV cần phải tích hợp, vận dụng những kiến thức liên môn và những kinh nghiệm của bản thân để giúp HS từng bước nhận thức được vấn đề về sức khỏe . - Trong mỗi bài học, tiết học GV cần dành vài phút để giảng giải các kiến thức này, cũng như để nhận xét, đánh giá sự t ă ng trưởng trong nhận thức và hành động của HS sau mỗi bài học, tiết học. - Những kiến thức này cần phải được học và rèn luyện thường xuyên, lâu dài trong nhà trường, gia đình và xã hội . 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.1. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC b) Phát triển năng lực vận động c ơ bản - Đây là năng lực đặc trưng, cơ bản nhất , thể hiện khả năng thực hiện đúng các động tác của cơ thể trong các bài tập cũng như chơi các trò chơi vận động để phát triển các tố chất thể lực. - Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở HS kĩ năng vận động và khả năng vận dụng vào thực tế. Các trò chơi và bài tập thể lực nhằm hình thành, phát triển các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo. - GV cần t hông qua dạy học động tác và tổ chức các hoạt động trong mỗi bài học nhằm giúp HS có ý thức thường xuyên vận động để phát triển các tố chất thể lực và đạt được yêu cầu trong xếp loại thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo . 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.1. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC c ) Phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao - Đây là khả năng thực hiện được một số nội dung của môn thể thao phù hợp với bản thân, được HS yêu thích, từ đó từng bước hình thành thói quen tập luyện, ý thức tự giác tích cực trong tập luyện và khát vọng được trở thành vận động viên thể thao . - GV cần quan tâm phát hiện và hướng dẫn HS lựa chọn và tập luyện các môn thể thao yêu thích; tạo cơ hội cho HS được quan sát và tham gia các trò chơi bổ trợ, các hoạt động cổ vũ thi đấu thể thao, tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài trường (nếu có); đồng thời cần tăng cường truyền thông, quảng bá giới thiệu về tấm gương những vận động viên tiêu biểu lứa tuổi HS để khích lệ các em hăng say tập luyện. 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.1. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC d) Phát triển năng lực chung - GV cần tổ chức cho HS thường xuyên thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tra cứu thông tin, thiết kế và thực hiện các bài tập thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội, cần tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức để phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết, biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Vận dụng PP học tập và hình thức làm việc theo nhóm giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển các năng lực chung của HS . 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.2. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG SGK GDTC 1 a) Hoạt động Mở đầu bài học/ tiết học Mục đích của phần này là tạo tâm thế (sự sẵn sàng về tâm lí và thể lực) cho HS thực hiện các nhiệm vụ của bài học/tiết học một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích này, GV cần sử dụng phương pháp trực quan, nêu các câu hỏi gợi mở, kết hợp xem tranh ảnh, băng hình có hình ảnh về những động tác sẽ học trong bài; chọn các động tác, các trò chơi vận động đơn giản, dễ thực hiện, có tác động đến toàn thân để “khởi động”. GV cần lựa chọn những nội dung liên quan đến sức khoẻ và cách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cũng như những nội dung liên quan đến thành tích, kỉ lục thể thao, những tấm gương vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu để giới thiệu cho HS nhằm khuyến khích các em hào hứng tập luyện. 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.2. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG SGK GDTC 1 b) Hoạt động hình thành Kiến th ức mới Mục đích của phần này là giúp HS hiểu nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong mỗi bài học, tạo cảm giác ban đầu về động tác và cách thức thực hiện động tác. Để đạt được mục đích này, GV sử dụng các phương pháp như: giảng giải, làm mẫu, tập thử để tạo cảm giác ban đầu về từng kĩ năng vận động. 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.2. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG SGK GDTC 1 c) Hoạt động Luyện tập Mục đích của phần này là giúp HS giải quyết các nhiệm vụ chính của bài học/tiết học, thực hiện đầy đủ lượng vận động của bài học/tiết học để phát triển phẩm chất và năng lực. Để đạt được mục đích này, GV cần sử dụng các PP tập luyện chính như: luyện tập cá nhân, luyện tập cặp đôi, luyện tập nhóm; luyện tập đồng loạt, . .. để tăng lượng vận động của buổi tập. 2.3. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.3.2. GỢI Ý, H Ư ỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG SGK GDTC 1 d) Hoạt động Vận dụng Mục đích của phần này là giúp HS khắc sâu và mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Để đạt được mục đích này, GV cần sử dụng các phương pháp như: nhận xét, đánh giá về bài học/tiết học, hướng dẫn tự tập luyện ở nhà, gợi ý cách tập luyện ngoại khoá,... để hình thành thói quen tập luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. 2.4. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KHAI THÁC THIẾT BỊ 2.4.1. GI ỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TẬP HUẤN QUA MẠNG SGK GDTC 1 - taphuan.nxbgd.vn nhằm đảm bảo cho tất cả GV , cán bộ quản lí giáo dục được tiếp cận trực tiếp bài giảng cũng như những giải đáp của chính TCB, CB, TG SGK lớp 1 để tiếp nhận đầy đủ và có thể vận dụng sáng tạo ý tưởng, nội dung, PP , cách tổ chức dạy học SGK mới lớp 1 môn GDTC vào giảng dạy và quản lí giảng dạy tại địa phương. - H ỗ trợ các c ơ sở giáo dục triển khai, quản lí công tác tập huấn tại địa phương. Bên cạnh đó, các tính năng tương tác qua mạng như facebook, zalo, viber, email,... được phát triển để người học và người dạy có thể trao đổi, hỏi đáp, thảo luận với TCB, CB, TG , biên tập viên, hoạ sĩ và đội ngũ hỗ trợ của NXBGDVN. 2.4. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KHAI THÁC THIẾT BỊ 2.4.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SÁCH ĐIỆN TỬ hanhtrangso.nxbgd.vn Đồng thời với việc xuất bản SGK giấy, nhằm mục đích hỗ trợ triển khai SGK mới, SGK điện tử là dịch vụ gia tăng dành cho đơn vị, cá nhân sử dụng SGK mới in trên giấy của NXBGDVN . 3. H Ư ỚNG DẪN SỬ DỤNG SGV GDTC 1 3.1. Cấu trúc SGV GDTC 1 3.2. S ử dụng SGV GDTC 1 hiệu quả 3.1. CẤU TRÚC SGV GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 3.1.1. SGV GDTC 1 GỒM 4 PHẦN Phần Mở đầu : Hướng dẫn chung - Khái quát chung về môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học. - Giới thiệu sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1. - Giới thiệu sách giáo viên Giáo dục thể chất 1. - Định hướng phương pháp dạy học Giáo dục thể chất lớp 1. - Định hướng đánh giá kết quả học tập Giáo dục thể chất lớp 1. 3.1. CẤU TRÚC SGV GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 3.1.1. SGV GDTC 1 GỒM 4 PHẦN Phần một : Kiến th ức chung về Giáo dục thể chất Phần hai: Vận động cơ bản G ồm 3 chủ đề, với 12 bài, dạy trong 45 tiết . Phần ba: T h ể thao tự chọ n Cấu trúc mỗi chủ đề gồm 2 mục: Gợi ý kế hoạch dạy học; Nội dung (trình bày theo bài). Cấu trúc mỗi bài gồm 4 mục: Mục tiêu; Chuẩn bị; Hướng dẫn tổ chức dạy học;Gợi ý đánh giá. Cấu trúc mục Hướng dẫn tổ chức dạy học gồm 4 nội dung: Mở đầu; Kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng. 3.1. SỬ DỤNG SGV GDTC 1 HIỆU QUẢ 3.1.2. YÊU CẦU ĐỐI V ỚI GIÁO VIÊN - C ần nghiên cứu kĩ Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDTC. Căn cứ vào nội dung trong SGK GDTC 1 và các văn bản chỉ đạo của các cấp để xây dựng kế hoạch, tiến trình, giáo án dạy học trong cả năm học cho phù hợp. - GV được quyền chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học để tiết học thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS luyện tập. - PP chủ đạo để dạy môn GDTC ở Tiểu học là lấy HS làm trung tâm, GV là người thiết kế, cố vấn, trọng tài, nêu vấn đề, gợi mở và hướng dẫn để HS hiểu, biết và vận dụng được vào thực tiễn, tích cực tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất. 3.1. SỬ DỤNG SGV GDTC 1 HIỆU QUẢ 3.1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN - Trước, trong và sau giờ học, GV cần nắm được diễn biến sức khoẻ của HS để có biện pháp phòng ngừa và xử lí kịp thời những biến cố có thể xảy ra trong quá trình tập luyện, nhất là các nội dung bài tập phải vận động nhiều, các môn bóng và khi tham gia chơi trò chơi vận động. - GV hoàn toàn chủ động về PPDH trên cơ sở bảo đảm trình tự tổ chức thực hiện nội dung bài tập và hiệu quả tác động. PP trò chơi được coi là PP chủ đạo trong quá trình thực hiện nội dung môn học, GV chủ động lựa chọn và sử dụng phù hợp với nội dung, tiến trình dạy học. 3.1. SỬ DỤNG SGV GDTC 1 HIỆU QUẢ 3.1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN - GV cần cập nhật thông tin chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, đồng thời vận dụng kiến thức của các môn học khác để động viên, cổ vũ, vận động HS tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, tham gia các hoạt động trải nghiệm để có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh đuối nước,... – GV cần ứng dụng công nghệ thông tin để tra cứu, tìm hiểu các văn bản mới về thể dục thể thao và các tài liệu chuyên môn, sách chuyên khảo có liên quan đến công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, làm phong phú kiến thức trong từng tiết học . TRÂN TRỌNG CẢM Ơ N!
File đính kèm:
- tap_huan_gioi_thieu_mon_giao_duc_the_chat_lop_1_sach_ket_noi.ppt