Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh khối 9 trường THCS Nguyễn Du
1. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu hợp tác ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu hội nhập cùng các quốc gia khác trên thế giới.
Song song với xu thế trên, thì ngoại ngữ được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và chọn bộ môn tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến giảng dạy trong các trường phổ thông cũng như cao đẳng và đại học như là một môn học chính và bắt buộc.
Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh trường trung học cơ sở, bản thân tôi đã trải qua hơn 15 năm giảng dạy môn học này và năm học này là năm thứ năm tôi tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Tuy chưa lâu lắm, song tôi cũng có được những thành công nhất định trong lĩnh vực này, do vậy nay tôi xin kể lại “Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh khối 9 trường THCS Nguyễn Du”của mình cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo cũng như chia sẻ những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau đưa phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của địa phương mình tiến thêm những bước mới .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh khối 9 trường THCS Nguyễn Du
1. Đặt vấn đề Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu hợp tác ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu hội nhập cùng các quốc gia khác trên thế giới. Song song với xu thế trên, thì ngoại ngữ được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và chọn bộ môn tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến giảng dạy trong các trường phổ thông cũng như cao đẳng và đại học như là một môn học chính và bắt buộc. Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình. Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh trường trung học cơ sở, bản thân tôi đã trải qua hơn 15 năm giảng dạy môn học này và năm học này là năm thứ năm tôi tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Tuy chưa lâu lắm, song tôi cũng có được những thành công nhất định trong lĩnh vực này, do vậy nay tôi xin kể lại “Những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh khối 9 trường THCS Nguyễn Du”của mình cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo cũng như chia sẻ những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau đưa phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của địa phương mình tiến thêm những bước mới . 2. Nội dung: Trường THCS Nguyễn Du là một ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng thiếu phòng học (chỉ có 02 phòng để học chéo buổi) và không có phòng chức năng để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, điều đó làm cho giáo viên gặp khó khăn trong giảng dạy. Mặc khác vì đây là một ngôi trường ở vùng có nền kinh tế đặc biệt khó khăn, đa số phụ huynh đi làm ăn xa nên không có thời gian quan tâm đến con em mình, vì vậy việc học của các em chủ yếu là phụ thuộc vào người thầy. Hơn nữa trường THCS Nguyễn Du không có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khối đầu cấp mà chỉ tập trung ôn thi vào các kì thi vòng huyện đối với khối 8 và khối 9. Với một lượng kiến thức khổng lồ mà chỉ ôn trong thới gian ngắn thì đòi hỏi người giáo viên phải có những kinh nghiệm ôn tập thì mới có thể đạt được kết quả. Sau khi phân tích những nguyên nhân gây khó khăn cho thầy và trò trường THCS Nguyến Du, bản thân tôi nhận thấy để việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau: a) Chọn học sinh giỏi Giáo viên bộ môn phải phát hiện và chăm bồi ngay từ khối đầu cấp. Tuy rằng nhà trường không có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay khối đầu cấp, giáo viên phải có kế hoạch định hướng đối với những em học sinh có tiềm năng. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng này, thường xuyên kiểm tra, thường xuyên giao thêm bài tập cho các em về nhà làm. Bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên giao tiếp với các em bằng Tiếng Anh để các em tự tin hơn khi giao tiếp và yêu thích môn học. b) Giáo dục tư tưởng cho học sinh: Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Để các em có thái độ tích cực, ngoài giờ học giáo viên cần tâm sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn tiếng Anh sẽ còn theo các em rất lâu trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc trong tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt giáo viên cần bố trí thời gian học tập, ôn tập phù hợp cho các em tránh sự quá tải về thời gian cũng như việc nhồi nhét kiến thức. Do vậy việc tiến hành ôn tập, bồi dưỡng nên được tiến hành ngay từ đầu năm học. c) Chọn tài liệu Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy giáo viên phải đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao thuộc khối THCS cuả các nhà xuất bản nổi tiếng như NXB TP.HCM, NXB GD, NXB ĐHQG,... Song song với giáo trình có sẳn, giáo viên cần biên soạn ra một số tài liệu về kiến thức cũng như bài tập để làm phong phú hơn về tài liệu của mình. Thông qua tài liệu của mình, giáo viên có thể dạy theo các chủ đề kiến thức một cách rõ ràng hơn. Mặc khác, giáo viên cần tham khảo các đề học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh của các năm học trước, sưu tầm tài liệu trên internet. d) Thực hành là “chìa khoá” của sự thành công: Nói về việc học ngoại ngữ một nhà ngôn ngữ học đã từng nói: “ Practice makes perfect” tạm dịch là “ thực hành làm nên sự hoàn hảo”. do vậy trong quá trình ôn tập giáo viên cần dành nhiều thời gian cho các em thực hành. Có những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số lượng kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được thực hành 1 lần. Với thời gian trên lớp hạn hẹp không đủ để các em thực hành được nhiều do vậy chúng ta cần giao bài tập để các em thực hành tại nhà. Ngoài ra, giáo viên cần sưu tầm các đề học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh của các năm học trước cho các em làm để các em không phải bỡ ngỡ khi bước vào phòng thi. e) Ôn tập qua internet: Do cơ sở vật chất của nhà trường nơi tôi công tác còn thiếu, mặc khác nhà trường không có kinh phí để chi trả cho việc ôn học sinh giỏi, do vậy ngoài việc bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường, tôi còn tiến hành ôn tập qua zalo. Tôi thường gửi bài cho các em, khi các em làm bài xong thì gửi đáp án lại, qua đó thầy trò chúng tôi thường xuyên trao đổi về những khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải. f) Kiểm tra kiến thức và rút kinh nghiệm Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi vì nếu chúng ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì sẽ không biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh đạt đến mức độ nào. Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật sự rất cần thiết, từ những lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào từ đó tìm ra hướng khắc phục. Để thực hiện khâu này, chúng ta có thể chuẩn bị các bài tập theo dạng các đề thi ở các năm học trước cho các em thực hành, có quy định thời gian làm bài, có chấm điểm, có khen thưởng nếu các em làm bài tốt, nhưng nếu các em làm bài chưa tốt thì ta không nên quở trách mà chỉ nên động viên các em cố gắng hơn lần sau, bởi vì việc học này các em phấn đấu thêm ngoài nhiệm vụ học tập trên lớp, do đó nếu chúng ta không khéo thu hút, các em sẽ dễ dàng từ chối và không hợp tác với chúng ta. g) Thái độ trong công tác: Mặc dù công tác ôn thi học sinh giỏi là một việc rất vất vả. Nó chiếm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa kinh phí cho công tác này còn nhiều hạn hẹp nhưng không vì thế mà tôi nản lòng. Tôi thường quan niệm rằng: Sự thành công của học sinh qua các kì thi cũng chính là sự thành công của bản thân tôi trong sự nghiệp trồng người. Nhờ đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập cho học sinh, tôi đã rút được những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong năm học vừa qua tôi đã thu được kết quả sau: *Bảng thống kê kết quả học sinh dự thi vòng huyện năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020: Năm học Số lượng học sinh dự thi Khối Kêt quả đạt được (điểm) 11-12 12-13 13-14 2018- 2019 1 9 1 2019-2020 2 9 1 1 3. Kết luận: *Kết luận: Thực tế cho thấy bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy khó khăn đối với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn, gian khổ để công việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn tiếng Anh khối 9 trong năm qua. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi đến mục đích chung cuối cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những con người vừa hồng vừa chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoá –hiện đại hoá” đất nước . *Kiến nghị: - Nhà trường nên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khối đầu cấp và hổ trợ kinh phí cho giáo viên. - Nhà trường cần phân công chuyên môn theo lối cuốn chiếu để giáo viên bộ môn có điều kiện chăm bồi những học sinh có tiềm năng, tạo đội ngũ học sinh mũi nhọn cho nhà trường . Lộc Ninh, Ngày 20 tháng 4 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGƯỜI THỰC HIỆN KHOA HỌC ĐƠN VỊ Hồ Thị Thơi HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: ............................................... PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tính mới: .................................................................................. /30 điểm - Tính hiệu quả: ........................................................................... /35 điểm - Tính ứng dụng : ......................................................................... /20 điểm - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ............................................. /10 điểm - Hình thức: .............................................................................. /05điểm ........................, ngày.. tháng . năm 2020 CHỦ TỊCH HĐKH
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nhung_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_g.docx