Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4

I. LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ

Chương trình lớp Bốn có chín môn học bắt buộc, trong đó môn Tiếng việt chiếm số tiết nhiều nhất và bao gồm năm phân môn, mỗi phân môn có một nhiệm vụ riêng: Phân môn Kể chuyện rèn luyện các kỹ năng nói, nghe, đọc, và luyện giọng điệu. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng đọc cho học sinh. Phân môn Chính tả rèn luyện các kỹ năng viết, nghe, đọc. Phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn vừa có tính chất tổng hợp, vừa tận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó. Đặc biệt Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc, nghe, nói; cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thiên nhiên, xã hội và con người; cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về các tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách học sinh.

Do đó, việc dạy và học tốt phân môn Tập đọc nói chung cũng như phân môn Tập  đọc lớp 4 nói riêng góp phần rèn luyện các kỹ năng cho học sinh một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Qua thực tế, đối với môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng, mặc dù giáo viên có nhiều cố gắng vận dụng phương pháp dạy học mới,… Nhưng kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ học sinh cảm nhận văn bản còn thấp.

Để học sinh đọc đúng hơn, nhanh hơn, diễn cảm hơn, hiểu được văn bản cũng như việc thực hiện đúng quy trình giảng dạy trong phân môn tập đọc. Từ đó tôi xin được phép mở chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 4.

doc 11 trang Huy Khiêm 13/05/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc Lớp 4
Chuyên đề
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 
 I. LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ
Chương trình lớp Bốn có chín môn học bắt buộc, trong đó môn Tiếng việt chiếm số tiết nhiều nhất và bao gồm năm phân môn, mỗi phân môn có một nhiệm vụ riêng: Phân môn Kể chuyện rèn luyện các kỹ năng nói, nghe, đọc, và luyện giọng điệu. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng đọc cho học sinh. Phân môn Chính tả rèn luyện các kỹ năng viết, nghe, đọc. Phân môn Tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn vừa có tính chất tổng hợp, vừa tận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó. Đặc biệt Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc, nghe, nói; cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thiên nhiên, xã hội và con người; cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về các tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách học sinh. 
Do đó, việc dạy và học tốt phân môn Tập đọc nói chung cũng như phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng góp phần rèn luyện các kỹ năng cho học sinh một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Qua thực tế, đối với môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng, mặc dù giáo viên có nhiều cố gắng vận dụng phương pháp dạy học mới, Nhưng kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ học sinh cảm nhận văn bản còn thấp.
Để học sinh đọc đúng hơn, nhanh hơn, diễn cảm hơn, hiểu được văn bản cũng như việc thực hiện đúng quy trình giảng dạy trong phân môn tập đọc. Từ đó tôi xin được phép mở chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 4.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Yêu cầu cần đạt: 
 	a. Học sinh biết cách đọc văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật.
 	- Đọc thầm, đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
 - Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện tình tiết trong bài, biết nhận xét, một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
 	 - Biết sử dụng từ điển học sinh. Có thói quen và biết cách ghi chép các thông tin đã học. Học thuộc lòng 10 bài (trong đó có hai bài văn xuôi) trong SGK.
 	b. Phân môn tập đọc còn giúp học sinh:
 - Củng cố, phát triển kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành từ lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm. 
- Phát triển kỹ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn : Nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,  để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
- Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
 - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.
2. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh. 
Thông qua 63 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi, một vở kịch, 17 bài thơ, (có hai bài thơ ngắn được dạy trong 1 tiết), phân môn tập đọc ở lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyện kĩ năng mới là đọc diễn cảm.
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (bao gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân môn tập đọc còn giúp HS nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cụ thể là:
- Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý. 
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương.
Cùng với các phân môn kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (Từ điển, sổ tay từ ngữ) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
3. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm, nhân cách cho HS.
Nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 phản ảnh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Do đó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách cho học sinh.
4. Tốc độ đọc theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
 Giai đoạn
Tốc độ
cần đạt
Giữa học kì I
Cuối học kì I
Giữa học kì II
Cuối học kì II
Đọc
Khoảng 75 
tiếng / Phút
Khoảng 80 
tiếng / Phút
Khoảng 85 
tiếng / Phút
Khoảng 90
tiếng / Phút
III. THỰC TRẠNG
1. Đối với học sinh:
 	 - Tập đọc lớp 4 có những yêu cầu cao như tốc độ đọc, kĩ năng đọc diễn cảm. Những vấn đề đó học sinh còn hạn chế.
 	 - Đa số khi đọc các em còn phát âm tiếng địa phương, ở những câu dài các em ngắt nghỉ không thích hợp, đọc lặp từ, đọc ê a, ngắt ngứ. Thậm chí có em dừng lại để đánh vần.
 	- Các kĩ năng đọc thầm, đọc diễn cảm, đọc lướt của các em còn rất chậm, kĩ năng cảm nhận của bài văn, đoạn văn, bài thơ chưa được sâu sắc.
- Phần lớn các em cho là tiết Tập đọc dễ, nên ít chịu khó luyện đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
	2. Đối với giáo viên:
	- Kĩ năng đọc diễn cảm bài văn, bài thơ chưa được hay thiếu diễn cảm, giọng đọc chưa đúng ngữ điệu.
- Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. 
- Khâu dặn dò của giáo viên còn sơ sài, chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh chuẩn bị bài đọc cho tiết sau.
- Chưa nhận xét cụ thể từng em trong mỗi tiết học do vậy các em chưa phát huy hết sở trường của mình khi đọc.
IV. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU VÀ CÓ HIỆU QUẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4.
1. Hướng dẫn đọc:
Để củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4-5, GV thường xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn HS đọc với cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm theo những mục đích và yêu cầu khác nhau.
a. Đọc thành tiếng:
- Đọc thành tiếng để luyện đọc đúng: GV nghe HS đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, về ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp.
- Đọc thành tiểng để luyện đọc hay (hoặc diễn cảm): GV cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt gợi mở HS tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc.
+ Đối với văn bản nghệ thuật: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở HS thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài (bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ (độ dài) và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc).
 	Tuy nhiên, đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân, GV không nên áp đặt cho HS một cách theo khuôn mẫu.
+ Đối với văn bản phi nghệ thuật: GV xác định ngữ điệu sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản); khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc đọc “diễn cảm” tùy tiện của HS Tiểu học.
GV có thể tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng theo các hình thức: đọc cá nhân (riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn), HS đọc đoạn GV nên phân đoạn cho các em đọc tương đối đều nhau, nhưng cần lưu ý nghĩa của đoạn). đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp) khi cần thiết, đọc theo vai (phối hợp nhiều HS đọc cá nhân).
b. Đọc thầm:
Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả (nắm bắt đúng và đủ lượng thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật) là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. GV cần căn cứ vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu ở lớp 4 để hướng dẫn HS luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc.
- Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn SGK): GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để hiểu, biết, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?...); từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để “nhập thân” và cảm thụ văn bản nghệ thuật.
- Đọc thầm (đọc lướt) để nắm ý hoặc chọn ý: GV cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để HS làm quen với cách đọc thầm nhanh (mở rộng trường nhìn, đọc lướt toàn câu hoặc cả đoạn), VD: đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn, khổ thơ; đọc thầm để tìm các tiếng được gieo vần ở cuối câu thơ; đọc thầm trong khoảng 1 phút và cho biết bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả ? Đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài nhằm trau dồi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho HS luyện đọc diễn cảm.
Để hướng dẫn HS tìm hiểu bài đạt hiệu quả tốt, ngay từ khi yêu cầu HS tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng (luyện đọc), GV cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc – hiểu (từ ngữ được chú giải trong SGK, từ ngữ phổ thông mà HS chưa quen, từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài học, từ có giá trị nghệ thuật), không khai thác quá nhiều từ ngữ, giảng từ phải gắn với nội dung. Dựa vào các câu hỏi, bài tập trong SGK (được biên soạn theo trình độ kiến thức và kĩ năng cần đạt đối với HS lớp 4) GV hướng dẫn tìm hiểu bài theo một số yêu cầu sau:
- Nêu rõ câu hỏi định hướng cho HS đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 HS đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm, sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề do GV đưa ra). 
- Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện, hoặc bổ sung thêm câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt HS trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách được dễ dàng (tùy theo trình độ HS trong lớp); tránh đặt thêm những câu hỏi khai thác vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với trình độ HS lớp 4.
- Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm) GV tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ (hoặc yêu cầu của bài tập), sau đó báo cáo kết quả để nhận xét. Trong quá trình tìm hiểu bài, GV cũng cần rèn cho HS cách trả lời câu hỏi diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ, dùng từ đúng; sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng (kết hợp cho HS ghi vào vở để bước đầu rèn kĩ năng ghi chép ở lớp 4).
3. Đọc mẫu:
Trong giảng dạy tập đọc ở Tiểu học, GV thường sử dụng biện pháp đọc mẫu với những dụng ý khác nhau nhằm tác động đến quá trình luyện đọc và tìm hiểu bài của HS. Tuy nhiên ở giai đoạn lớp 4, lớp 5 biện pháp đọc mẫu của GV cần được cân nhắc kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích dạy học đồng thời phát huy được nét riêng sáng tạo của HS về cách đọc, cụ thể như sau:
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng khi cần thiết , góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho HS.
- Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật)
- Đọc toàn bài: thường nhằm minh họa cách đọc hoàn chỉnh về một văn bản. do vậy, GV cần phát huy khả năng đọc cá nhân của HS lớp 4 (đọc từng đoạn nối tiếp hoặc đọc toàn bài sau khi bắt đầu tiếp cận văn bản), chỉ nên đọc mẫu toàn bài sau khi HS luyện đọc, tạo hứng thú để HS tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm (hoặc đọc toàn bài trước khi củng cố, kết thúc tiết học).
4. Ghi bảng: Thứ ngày tháng năm.
Tập đọc
Tên bài
Luyện đọc
- Ghi từ ngữ cần luyện đọc; Câu, đoạn (khổ thơ) cần hướng dẫn cách đọc.
 Tìm hiểu bài
- Từ ngữ, hình ảnh chi tiết nổi bật cần ghi nhớ.
- Ý chính của đoạn (khổ thơ), của bài đọc (có thể cho HS ghi vở).
* Lưu ý: 
- Cột luyện đọc có thể chia tách thành 2 hàng: a) Đọc đúng; b) Đọc hay (đọc diễn cảm).
- Cột tìm hiểu bài cũng có thể chia thành 2 hàng: a) Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết; b) Ý chính ( có thể cho học sinh ghi vào vở).
V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- GV kiểm tra 2, 3 HS đọc thành tiếng (hoặc đọc thuộc lòng) bài tập đọc (HTL) kế trước (tùy điều kiện cụ thể, GV có thể yêu cầu HS đọc toàn bài hoặc đọc đoạn do GV chỉ định; sau đó GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn đọc để củng cố kĩ năng đọc hiểu.
- Việc kiểm tra bài cũ cần thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích HS luyện đọc (GV biểu dương HS đọc tốt, nhắc nhở và giúp đỡ HS đọc chậm )
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
Nhìn chung cần ngắn gọn gây hứng thú cho HS khi tiếp xúc với văn bản sẽ học. riêng đối với bài tập đọc đầu tuần thuộc chủ điểm mới, GV giới thiệu vài nét chính về nội dung chủ điểm sắp học.
GV lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng không cầu kì kéo dài thời gian: gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK (hoặc tranh ảnh phóng to nếu có), bằng vật thật (nếu cần thiết), diễn giải bằng lời
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: (12 phút)
- HS đọc tốt đọc toàn bộ bài. Cả lớp đọc thầm. (1)
- HS đọc thành tiếng nối tiếp từng đoạn văn (khổ thơ) theo cách chia “đoạn đọc” do GV hướng dẫn (có thể cho HS đọc nhiều lượt để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, kết hợp hướng dẫn HS nắm nghĩa tư ngữ được chú giải trong SGK):
* Đọc lượt 1: HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài kết hợp sửa sai phát âm học sinh đọc, GV ghi lên bảng. 
* Đọc lượt 2: HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. GV kết hợp giải nghĩa các từ có trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề do GV chọn.
Hình thức giải nghĩa từ:
- Từ đoạn, câu HS vừa đọc GV rút ra từ cần giải nghĩa để hỏi.
- Từ đoạn, câu HS vừa đọc GV rút ra từ cần giải nghĩa, yêu cầu HS đọc từ cần giải nghĩa có trong SGK.
- Từ đoạn, câu HS vừa đọc GV gắn kết từ cần giải nghĩa với nội dung để nêu câu hỏi cho HS giải nghĩa từ.
* Đọc lượt 3: Mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp nhau cho đến hết bài.(GV cần nhắc nhở HS khi đọc sai về từ câu, cách ngắt nghỉ hơi khi đọc).
- GV đọc mẫu toàn bài: (Lưu ý cần thể hiện cách đọc cụ thể từng bài như hướng dẫn trong sách GV).
b. Tìm hiểu bài: (12 phút)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc – hiểu: đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK theo các hình thức tổ chức dạy – học thích hợp.
- Đọc cá nhân, đọc thầm, đọc theo cặp, đọc theo nhóm.
- GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ, hình ảnh chi tiết nổi bật cần nhớ của đoạn văn, khổ thơ.
c. Đọc diễn cảm: (đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật) (10 phút)
 - GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn nối tiếp và tìm hiểu cách đọc hay (diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật, đúng ngữ điệu đối với văn bản phi nghệ thuật); tập trung hướng dẫn HS luyện đọc kĩ 1 đoạn (cá nhân, theo cặp, theo nhóm) để sau đó cho HS thi đọc trước lớp.
 - Đối với bài tập đọc có yêu cầu HTL, sau khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm, GV dành thời gian thích hợp cho HS tự học (học thuộc 1 đoạn hoặc cả bài) sau đó thi đọc thuộc và diễn cảm trên lớp.
 	3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV hướng dẫn HS chốt lại ý chính (hoặc nêu ý nghĩa, đọc lại bài tập đọc)
- Nhận xét về tiết học.
- Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Học sinh biết cách đọc văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, biết thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật khi đọc.
 	- Kĩ năng đọc thầm, đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn cũng được trôi chảy, lưu loát, ngữ điệu đọc phù hợp với nhân vật trong bài.
 - Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản và nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện tình tiết trong bài, biết nhận xét, một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
 	- Biết sử dụng từ điển học sinh. Có thói quen và biết cách ghi chép các thông tin đã học. Học thuộc lòng 10 bài thơ (trong đó có hai bài văn xuôi) trong SGK.
 	- Ngoài ra, dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc còn giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
 - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.
- Thông qua vận dụng chuyên đề một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tập đọc lớp 4 đã giúp các em rất nhiều về kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đúng tốc độ, các em đọc to, diễn cảm, không còn ê a hay ngắt ngứ nữa mà thay vào đó là đọc có ngữ điệu, có tình cảm, thể hiện đúng giọng theo yêu cầu của bài.
- Bên cạnh những điều học sinh đạt được, giáo viên cũng thường xuyên khen ngợi, động viên các em trong mỗi lần đọc, vận dụng đúng phương pháp và sử dụng hình thức tổ chức dạy học phù hợp với lớp mình từ đó cũng gây hứng thú học tập cho các em, các em thích thú khi đọc diễn cảm và tự nhiên hơn. 
VII. PHẦN KẾT LUẬN:
	Để giảng dạy tốt phân môn Tập đọc ngoài việc giáo viên nắm vững nội dung chương trình, giáo viên phải thường xuyên luyện giọng đọc, xem các tài liệu về phương pháp dạy học, các tài liệu về trò chơi học tập, nghiên cứu về từ, quan trọng nhất là khâu soạn bài phải xác định được chuẩn kiến thức nhằm giao việc phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh. Phải có sự quan tâm thường xuyên, có nội dung phụ đạo, bồi dưỡng theo từng đối tượng học sinh. Ngoài ra giáo viên phải luôn thay đổi hình thức học tập có tính sáng tạo trong việc rèn kĩ năng cho học sinh qua đó sẽ làm cho HS thích đọc hơn, nhớ lâu hơn. Chính vì vậy sự đầu tư chuẩn bị cho tiết dạy là việc cực kì quan trọng bởi nó quyết định cho sự thành công trong tiết dạy.
	Với chuyên đề này kết hợp với sự chịu khó học hỏi trong dạy và học của quý thầy (cô) tôi tin rằng sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập đọc.
	Trong quá trình xây dựng chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy (cô) để chuyên đề hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tốt hơn nữa đối với phân môn này.
 	 Vĩnh Lộc A, ngày 18 tháng 9 năm 2019
 Duyệt của BGH Người thực hiện
..
.
 Lê Thị Quán
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ
Ngày dạy: 20/9/2019
Moân : Taäp ñoïc 
TIẾT 9: NHÖÕNG HAÏT THOÙC GIOÁNG
I.MỤC TIÊU
 - Bieát ñoïc vôùi gioïng keå chaäm raõi, phaân bieät lôøi caùc nhaân vaät vôùi lôøi ngöôøi keå chuyeän.
 - Hieåu ND : Ca ngôïi chuù beù Choâm trung thöïc, duõng caûm daùm noùi leân söï thaät.( traû lôøi ñöôïc caùc CH 1, 2, 3)
* GDKNS: 
- Xác định giá trị ( biết được ý nghĩa của lòng trung thực, dũng cảm trong cuộc sống.)
- Tự nhận thức về bản thân (biết cách thể hiện sự trung thực, dũng cảm đối với bản thân và mọi người).
II.CHUẨN BỊ
 - GV : Tranh minh hoaï noäi dung baøi hoïc (SGK)
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổnđịnh: 
2. Bài cũ: (5’) Tre Việt Nam
2 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?
- Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?
GV nhận xét.
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? Cảnh này em thường gặp ở đâu? 
+ Từ bao đời nay những câu chuyện cổ luôn là những bài học ông cha ta luôn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện Những hạt thóc giống ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Chúng ta cùng học qua bài hôm nay. 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: 
- Một em đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ? 
 + Đoạn 1: Ngày xưa  bị trừng phạt.
 + Đoạn 2: Có chú bé nảy mầm được.
 + Đoạn 3:Một người  của ta.
 + Đoạn 4: phần còn lại.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS
 + Kết hợp giải nghĩa từ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
GV chú ý ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp cho HS, chú ý câu:
“ Vua ra lệnh / phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất /sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp / sẽ bị trừng phạt.”
- GV đọc diễn cảm bài văn 
Tìm hiểu bài:
- GV YC HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: (Có thể đọc thầm/ đọc thành tiếng).
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? 
GV hỏi thêm: Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không? Để thấy mưu kế gì của nhà vua?
* Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
 YC HS các đoạn còn lại.
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? 
- Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì ?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
* Ý đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý ? ( Dành HS khá giỏi )
GV nhận xét cá nhân . 
Nêu nội dung chính của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài:
 “Chôm lo lắng .thóc giống của ta.”
- GV đọc mẫu
GV nhận xét
4. Củng cố Dặn dò: (5’)
* Trình bày ý kiến cá nhân
-Câu truyện này muốn nói với em điều gì? 
-Chuẩn bị : Gà Trống và Cáo.
-Nhận xét tiết học.
HS hát
- HS đọc
-Bão bùng thân bọc lấy thân – tay ôm tay níu tre gần nhau thêm – thương nhau tre chẳng ở riêng – lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con .
- Tượng trưng cho tính ngay thẳng: nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng non. 
HS trả lời.
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
- 4 đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
(Học sinh đọc 2-3 lượt.)
- HS theo dõi
- HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
-Muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
 - Phát cho mọi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt
- Không nảy mầm được vì thóc đã luộc kĩ rồi. Nhà vua muốn tìm ai là người trung thực. Ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham quyền, tham chức.
Ý đoạn 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- HS đọc đoạn 2,3,4
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
- Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững sờ ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt.
-Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
 Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
 Vì người trung thực dám bảo vệ sự thực, bảo vệ người tốt.
Ý đoạn 2, 3, 4: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thực.
HS nêu ý kiến cá nhân .
-Vì người trung thực không vì lợi ích riêng của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung . 
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.
HS luyện đọc theo nhóm đôi .
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 - Ưu điểm: ..............................................................................................................................
- Tồn tại: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.doc