Phiếu bài tập cho học sinh ôn ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3
Bài 4:.Một xe hàng chở được 1324kg đường. Hỏi 3 xe như thế chở được tất cẢ bao nhiêu Kg đường?
Bài 5:Trong kho có 3758kg thóc. Người ta xuất kho 2 lần, mỗi lần 1642kg thóc. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg thóc?
Bài 6: Một đội xe gồm một xe đầu chở được 2120kg hàng, 3 xe sau mỗi xe chở được 1215kg hàng. Hỏi cả đội xe đó chở được bao nhiêu kg hàng
Bài 7: Từ một kho gạo, lần đầu người ta lấy ra 2060 bao gạo, lần sau lấy tiếp 590 bao gạo, thì trong kho còn 1070 bao gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu bao gạo?
Bài 8: Trong kho chứa 6050kg muối. Lần đầu người ta lấy ra 2080kg muối, lần sau lấy ra 1570kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối?
Bài 9: Một cửa hàng tuần lễ đầu bán được 375m vải, tuần lễ sau bán được gấp 3 lần tuần lễ trước. Hỏi cả hai tuần của hàng bán được bao nhiêu m vải?
Bài 10:Một kho chưa 2075 bao gạo. Hỏi sau khi người ta lấy ra số bao gạo đó thì trong kho còn lại bao nhiêu bao gạo?
Bài 11: Tại một trường học tất cả các học sinh xếp thành 6 hàng, mỗi hàng 48 học sinh. Hỏi khi xếp số học sinh đó thành 8 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ?
Bài 12: Có 8 hộp ly, mỗi hộp đựng 12 cái lý. Hỏi khi xếp toàn bộ số ly đó vào mỗi hộp 6 cái ly thì cần có bao nhiêu cái hộp ?
Bài 13: Thùng thứ nhất chứa 1230 lít dầu, thùng thứ hai chưa 1350 lít dầu. Người ta đổ toàn bộ số dầu vào các can, mỗi can 4 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu can ?
Bài 14: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 30dm, chiều rộng bằng 1 / 3 chiều dài. Tính độ dài cạnh hình vuông?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu bài tập cho học sinh ôn ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3
PHIẾU BÀI TẬP CHO HỌC SINH ÔN Ở NHÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID- 19 Câu 1: Đặt tính rồi tính: a) 6247 + 1947 b/ 9822 –3579 2458 + 1076 9281 – 2578 2056 x 2 461 : 3 1022 x 4 127 : 4 235 + 1968 2031 x 3 1307 x 4 540 : 2 Câu 2: Tìm x biết 36 791 – x = 589 + 1275 X : 4 = 1021 (dư 2) X x 3 = 834 X x 3 = 560 : 2 4 × x = 1825 x : 2 = 1978 – 1792 x : 8 = 126 (dư 2) X × 5 + 37 = 87 x + 589 = 2451 + 5469 x – 3215 = 106 +2537 x × 4 = 3048 : 2 137 : x = 1326 – 1318 X : 6 = 1263 : 3 X × 9 = 5642 – 3668 X – 2029 = 1023 × 7 8326 – x = 4327 + 783 BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Bài 1: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó. Bài 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 25m, chiều rộng kém chiều dài 8m. Tính chu vi mảnh đất đó. Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài là 27 cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật này. Bài 4:.Một xe hàng chở được 1324kg đường. Hỏi 3 xe như thế chở được tất cẢ bao nhiêu Kg đường? Bài 5:Trong kho có 3758kg thóc. Người ta xuất kho 2 lần, mỗi lần 1642kg thóc. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg thóc? Bài 6: Một đội xe gồm một xe đầu chở được 2120kg hàng, 3 xe sau mỗi xe chở được 1215kg hàng. Hỏi cả đội xe đó chở được bao nhiêu kg hàng Bài 7: Từ một kho gạo, lần đầu người ta lấy ra 2060 bao gạo, lần sau lấy tiếp 590 bao gạo, thì trong kho còn 1070 bao gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu bao gạo? Bài 8: Trong kho chứa 6050kg muối. Lần đầu người ta lấy ra 2080kg muối, lần sau lấy ra 1570kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? Bài 9: Một cửa hàng tuần lễ đầu bán được 375m vải, tuần lễ sau bán được gấp 3 lần tuần lễ trước. Hỏi cả hai tuần của hàng bán được bao nhiêu m vải? Bài 10:Một kho chưa 2075 bao gạo. Hỏi sau khi người ta lấy ra số bao gạo đó thì trong kho còn lại bao nhiêu bao gạo? Bài 11: Tại một trường học tất cả các học sinh xếp thành 6 hàng, mỗi hàng 48 học sinh. Hỏi khi xếp số học sinh đó thành 8 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ? Bài 12: Có 8 hộp ly, mỗi hộp đựng 12 cái lý. Hỏi khi xếp toàn bộ số ly đó vào mỗi hộp 6 cái ly thì cần có bao nhiêu cái hộp ? Bài 13: Thùng thứ nhất chứa 1230 lít dầu, thùng thứ hai chưa 1350 lít dầu. Người ta đổ toàn bộ số dầu vào các can, mỗi can 4 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu can ? Bài 14: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 30dm, chiều rộng bằng 1 / 3 chiều dài. Tính độ dài cạnh hình vuông? Bài 15: Một cửa hàng buổi sáng bán được 13 kg đường. Buổi chiều bán được số đường gấp ba lần số đường bán được vào buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường? Bài 16:. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 28 lít dầu. Số dầu ngày thứ hai bán được bằng 1/7 số dầu bán được của ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? Bài 17: Mỹ hái được 47 bông hoa, Linh hái được ít hơn Mỹ 46 bông hoa. Hỏi hai bạn hái được tất cả bao nhiêu bông hoa? Bài 18:Tổ một gấp được 46 cái thuyền, tổ hai gấp được gấp được nhiều hơn tổ một 6 cái thuyền. Hỏi cả hai tổ gấp được bao nhiêu cái thuyền? Bài 19:. Trong vườn của bác Nam có 28 cây bưởi, số cây chuối bằng 1/7 số cây bưởi. Hỏi trong vườn nhà bác Nam có bao nhiêu cây bưởi và chuối? Bài 20. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 64 lít dầu. Số dầu ngày thứ hai bán được bằng 1/8 số dầu bán được của ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? Bài 21: Một thùng đựng 84 lít mật ong, người ta đã lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? Bài 22: Một cửa hàng có 1242 cái áo, cửa hàng đã bán 1/6 số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo? Bài 23: Một sợi dây dài 9135 cm được cắt thành 2 đoạn. Đoạn thứ nhất dài bằng 1/7 chiều dài sợi dây. Tính độ dài mỗi đoạn dây. Bài 24: Một bến xe có 76 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 16 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô? Bài 25: Có 5 thùng dầu, mỗi thùng chứa 120 lít. Người ta đã lấy ra 130 lít từ số dầu đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Bài 26: Can thứ nhất có 18 lít dầu. Số dầu ở can thứ hai gấp 3 lần số dầu ở can thứ nhất. hỏi can thứ hai nhiều hơn can thứ nhất bao nhiêu lít dầu? Bài 27: Người ta chia khu vườn ươm cây thành 2 lô đất, mỗi lô đất có 4 hàng, mỗi hàng trồng 105 cây con. Hỏi khu vườn đó trồng được bao nhiêu cây con? Bài 28. Có 90 viên thuốc chứa đều trong 9 vỉ. Hỏi 6 vỉ thuốc đó có bao nhiêu viên thuốc? Bài 29. Một bếp ăn của đội công nhân mua về 3 kg gạo để nấu ăn trong 3 ngày. Hỏi 2 ngày nấu hết bao nhiêu ki-lô-gam gạo, biết rằng mỗi ngày nấu số gạo như nhau? Bài 30 Cứ 7 con voi ăn hết 91 kg mía trong một tháng. Hỏi đàn voi có 5 con ăn hết bao nhiêu ki-lô-gam trong một tháng? TIẾNG VIỆT ( Làm luôn vào trong đề) Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Tán bàng xòe ra giống như.............................(Cái ô, mái nhà, cái lá) Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh. Những lá bàng mùa đông đỏ như... .................................... (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời) Câu 3. Khoanh tròn trước chữ cái ở câu văn có hình ảnh so sánh. a. Những chú gà con chạy như lăn tròn. b. Những chú gà con chạy rất nhanh. c. Những chú gà con chạy tung tăng. Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Tiếng suối ngân nga như.......................................... Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Mặt trăng tròn vành vạnh như............................................. Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Trường học là............................................................. Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. - Mặt nước hồ trong tựa như............................................................. Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Sương sớm long lanh như ................................ (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát) Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Nước cam vàng như................................... (mật ong,lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín) Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh. Hoa xoan nở từng chùm như............................................... (những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải) Câu 11. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ''thế nào'' Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Câu 12. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ''thế nào'' Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà. Câu 13. a. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. ...................................................................................................... Câu 13. b: Câu: "Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển." được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Cái gì thế nào? Câu 14: Câu ' Em còn giặt bít tất' thuộc mẩu câu a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. a, b đều đúng d. a, b đều sai Câu 15: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm: Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả ...................................................................................................... Câu 16: Câu " Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con" thuộc mẫu câu nào em đã học? a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào?. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 17: Trong câu 'Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền'',từ chỉ hoạt động là: a. Vất vả b. Đồng tiền c. Làm lụng. Câu 18: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? là: a) Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. b) Bé con đi đâu sớm thế? c) Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy! Câu 19: Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? là: a) Nào, bác cháu ta lên đường! b) Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. c) Trả lời xong, Kim Đồng quay lại. Câu 20: Câu văn có hình ảnh so sánh là: a) Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay. b) Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. c) Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Câu 21: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? nói về anh Kim Đồng: ......................................................................................................................................... Câu 22: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11. Câu 23: Trong câu văn: "Bố là niềm tự hào của cả gia đình tôi". Là kiểu câu nào? a. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì? Câu 24: Dòng nào thể hiện là khái niệm của từ "cộng đồng" a. Những người cùng làm chung một công việc. b. Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau. c. Những người cùng nòi giống. Câu 25: Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau: A. Thông minh - sáng dạ b. Cần cù - chăm chỉ c. Siêng năng - lười nhác Câu 26: Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? a. Cư xử, lịch xự. b. Cơm chín, chiến đấu c. Dản dị, huơ vòi Câu 27: Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh: a. Trong giờ học còn hay nói chuyện. b. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp. c. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần. Câu 28: Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau: a. Siêng năng - lười nhác b. Thông minh - sáng dạ c. Cần cù - chăm chỉ Câu 29: Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi "làm gì?" Hòa giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp. Câu 30. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh trong câu văn dưới đây: Ngựa phi nhanh như tên bay. Câu 31. Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp: Đêm ấy, trời tối đen . mực. (như,là, tựa ) Câu 32. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như (một đàn ong ca, tiếng trống hội , tiếng ve kêu) Câu 33. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. Giọng cô ấm như. (nắng mùa thu, đàn ong ca, tiếng thác) Câu 34. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh. iếng ve đồng loạt cất lên như.. (một dàn đồng ca, đàn ong ca, đàn chim hót) Câu 35. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ông ngoại đèo tôi đến trường. ......................................................................................................................................... Câu 36. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. ......................................................................................................................................... Câu 37. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. (Ai âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng?) ......................................................................................................................................... Câu 38. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. ......................................................................................................................................... Câu 39. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường. ......................................................................................................................................... Câu 40. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập. ......................................................................................................................................... Câu 41. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. ......................................................................................................................................... Câu 42. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. ......................................................................................................................................... Câu 43. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Ba mẹ dẫn tôi đi chơi. ......................................................................................................................................... Câu 44: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 45. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh. Câu 46/ Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” Bà nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. Câu 47: Đàn cá đang tung tăng bơi lội. Từ chỉ hoạt động là? a. Đàn cá b. đang tung tăng c. bơi d. tung tăng bơi lội Câu 48: Câu nào có sự vật so sánh? a. Trẻ em như búp trên cành b. Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan. Câu 49: Gạch chân sự vật so sánh trong câu sau: Trăng tròn như cái dĩa.
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_cho_hoc_sinh_on_o_nha_mon_toan_tieng_viet_lop.doc