Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6

* TẬP LÀM VĂN  (Các em ôn luyện và hoàn thành các bài văn sau)

Đề 1. Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…

- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.

+ Chú ý miêu tả đôi tay.

+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

docx 8 trang Huy Khiêm 13/12/2023 5500
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6

Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6
ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ II
* TẬP LÀM VĂN (Các em ôn luyện và hoàn thành các bài văn sau)
Đề 1. Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
3. Kết bài:
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,).
Đề 2. Miêu tả hình ảnh mẹ khi em bị ốm. 
I. Mở bài: giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm
Ví dụ: Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.
II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm
1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm
Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em
2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm
Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
Mẹ mua thuốc cho em
Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
Mẹ nhìn em trìu mến
Mẹ xin cô cho em nghỉ học
Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
Mẹ luôn luôn quan sát em
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm
Ví dụ: Nhìn thấy mẹ chăm sóc em ân cần và chu đáo, em rất thương mẹ. Em sẽ cố gắng khỏi bệnh để mẹ em không còn phải mệt nhọc
Đề 3. Miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em mắc lỗi.
I- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mẹ (bố)
II- Thân bài: Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi:
+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)
+ Miêu tả:
- Gương mặt: buồn bã
- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,
- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười
- Dáng đi: lặng lẽ,
- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,
Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...
+ Cảm nghĩ của em:
- Nhận ra lỗi lầm của mình, thấy ân hận, day dứt vì làm cha / mẹ buồn.
- Xúc động trước sự khoan dung của cha / mẹ...
- Tự nhủ không bao giờ tái phạm.
III- Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ
Đề 4. Tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm được một việc tốt
 1. Mở bài
+ Tình cảm của em đối với mẹ / cha.
+ Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em làm được một việc tốt.
2. Thân bài
+ Khái quát chung về hoàn cảnh được tả:
- Em làm được việc tốt khi nào (thời gian)?
- Việc tốt đó là việc gì? (đạt điểm cao, được khen thưởng, giúp đỡ bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất).
+ Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó:
- Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng
- Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu mến
- Miệng cười tươi rạng rỡ
- Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng
- Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan tâm chăm sóc
3. Kết bài
+ Cảm nghĩ của em về cha / mẹ:
- Cảm động trước tình yêu thương của cha / mẹ
- Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui lòng
Đề 5. Em đã có dịp xem vô tuyến truyền hình, phim ảnh sách báo về một người lực sĩ đang cử tạ. Hãy tả lại hình ảnh ấy.
I. Mở bài: giới thiệu một lực sĩ đang cử tạ
Ví dụ:
Hôm qua xem ti vi em thất chú Phạm Văn Mách đang tham gia chương trình Seagame. Trong chương trình đó em nhìn thấy chú đang cử thi môn cử tạ. em rất thích nhìn chú cử tạ, chú rất mạnh mẽ và kiên cường.
II. Thân bài: tả một lực sĩ đang cử tạ
1. Tả bao quát khung cảnh lực sĩ đang cử tạ
Chú lực sĩ đang đứng trên khán đài
Khán đài được trang trí rất hoành tráng
Những khán giả chung quanh vỗ tay cổ vũ
Các cử tạ đã chuẩn bị sẵn sàng
2. Tả chi tiết một lụac sĩ đang cử tạ
a. Tả ngoại hình một lực sĩ đang cử tạ
Chú có gương mặt đầy dũng sĩ
Mái tóc ngắn gọn
Thân hình chú rất cơ bắp
Gương mặt chú hiền hậu
Chú lực sĩ cầm cục tạ co bắp của chú nổi lên cuồn cuộn
Chú mặc một bộ đồ của lực sĩ thi đấu
b. Tả hoạt động của một lực sĩ đang thi đấu
Chú bước lên sân khấu
Chú cuối chào khan giả và ban giám khảo
Chú đến chỗ lấy phấn và xoa xoa vào tay
Chú chuẩn bị sẵn sang, nâng cục tạ lên nhẹ nhàng
Đối với chú cục tạ thật nhẹ nhàng
Xong vòng đấu chú lại tiếp tục thêm tạ
c. Tả những người xung quanh khi một lực sĩ đang cử tạ
Khi lực sĩ nâng tạ lên mọi người hoan hô vỗ tay hào hứng
Các ban giám khảo gật gật đầu khen tốt
Các huấn luyện viên vỗ tay chúc mừng
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một lực sĩ đang cử tạ
Đề 6. Tả cô giáo của của em đang say sưa giảng bài
I.Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài.
( Ví dụ: Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó ta có những người bạn để động viên, chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn, và hơn hết là được lắng nghe những bài học tri thức quý báu mà các thầy cô đã tận tâm truyền đạt. Đối với em, em rất thích được ngắm cô Lan, giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn của lớp em trong tà áo dài, say sưa giảng bài.)
II.Thânbài                                                                                                                        
1.Giới thiệu chung về cô
Cô là giáo viên dạy văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi bài giảng của cô là kết quả của bao đêm thức khuya soạn giáo án, của bao sự bền bỉ, kiên trì đọc và trau dồi tri thức.
Cô năm nay đã gần 40 tuổi. Ở cô toát lên vẻ đằm thắm dịu dàng của một người yêu văn chương, vì thế ở bên cô, chúng em luôn cảm thấy sự an toàn, ấm áp và cảm nhận được sự say sưa, nhiệt huyết với nghề.
Dáng người cô gọn gàng
Gương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng nên trông cô lúc nào cũng trẻ hơn so với tuổi của mình.
Đôi mắt ẩn chứa biết bao tình yêu thương với học trò, sự nhiệt huyết với bài học.
2. Cô đang say sưa giảng bài
Hôm nay cô mặc chiếc áo dài màu tím, gợi ra vẻ thiết tha của cô gái Huế.
Mái tóc được buộc gọn gàng để lộ gương mặt cùng nụ cười tươi tắn.
Đôi bàn tay cô thon thon, như búp măng đang nhẹ nhàng cầm viên phấn trắng viết lên bảng những dòng chữ thật ngay ngắn, thẳng hàng: “Bức tranh của em gái tôi”
Giọng cô cất lên trầm ấm dịu dàng lôi cuốn học trò đắm chìm trong bài giảng.
Ánh mắt cô nhìn học sinh đầy trìu mến yêu thương. Ánh mắt ấy như thay bao lời nói của cô. Ánh mắt hài lòng khi học sinh hăng hái trong giờ học. Ánh mắt buồn phiền khi học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.
Cách dạy của cô luôn sáng tạo để chúng em không cảm thấy nhàm chán hay buồn ngủ khi học văn.
Cô thường đưa ra những câu hỏi đọc hiểu để học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, còn sau đó đến lớp mới bắt đầu tìm hiểu chi tiết. Như vậy học sinh có thể nắm bài chắc chắn hơn.
Cô thường tổ chức những trò chơi nhỏ để tăng thêm phần sinh động cho buổi học.
Mỗi bài học, cô đều kể những câu chuyện liên quan, thu hút học sinh chúng em.
Những câu chuyện vui khiến cả lớp đều cười lăn cười bò. Mỗi khi cô cười để lộ ra hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Nụ cười của cô trông thật hiền lành như cô Tiên trong truyện cổ tích.
Có những câu chuyện thật cảm động khiến ai nấy đều trầm ngâm, suy nghĩ.
Mỗi khi giảng bài, cô thường đọc rất chậm để chúng em kịp ghi, đi quanh lớp để soát xem chúng em có sai lỗi chính tả nào, cô sẽ nhắc sửa lại
Với bài học ngày hôm nay, cô giảng cho chúng em nghe về ý nghĩa câu chuyện: hãy biết trân trọng và ghi nhận thành công và tài năng của người khác, lòng ghen ghét đố kỵ chỉ làm cho con người càng chìm sâu vào sự ích kỉ, từ đó hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp.
Sau bài học, chúng em luôn suy nghĩ về ý nghĩa đó. Liệu rằng trong chúng ta, có ai chưa một lần ghen ghét, đố kỵ? Nhưng vượt qua nó, chiến thắng được nó mới là điều quan trọng.
III. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm của bản thân.
( Ví dụ: Nhờ cô Lanmà những giờ học văn đã không còn trở nên nhàm chán. Chúng em luôn biết ơn cô vì nhờ đó mà chúng em thêm yêu môn Ngữ Văn, thêm yêu cuộc sống và biết cách sống sao cho ý nghĩa.)
Đề 7. Tả một em bé chừng 4-5 tuổi
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em bé đó tên là gì? Mấy tuổi? Trai hay gái?
- Quan hệ với em như thế nào?
2. Thân bài:
* Tả em bé:
+ Hình dáng:
- Tầm vóc, thân hình: (cao, thấp? mập mạp hay thanh mảnh...?)
- Màu da: trắng trẻo hay ngăm ngăm?
- Mái tóc: dài, ngắn?
- Gương mặt: tròn hay trái xoan? Có nét gì đáng chú ý?
+ Tính nết:
- Có ngoan ngoãn, biết nghe lời hay không?
- Hiền hoà hay nghịch ngợm, hiếu động?
- Có thông minh, khéo léo hay không?
- Có tài gì? (Hát, múa, kể chuyện, làm trò, bắt chước người khác... )
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Yêu mến bé...
- Thích chơi với bé

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6.docx