Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6
I.Phần văn bản
1.Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Tô Hoài
a.Tóm tắt
Truyện kể về một chàng Dế Mèn có vẻ đẹp của một chàng dế thanh niên cuờng tráng nhưng tính cách còn kiêu căng xốc nổi coi mình sắp đứng đầu thiên hạ. Một lần nghịch dại Dế Mèn trêu chị Cốc. Chị Cốc tưởng Choắt chêu mình nên đã mổ Choắt trọng thương gây ra cái chết cho Dế Choắt. Trước lúc chết Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.
b.Bố cục
2 phần
+P1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” =>Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
+P2: Còn lại =>câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.
c. Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
Nội dung, ý nghĩa : Bài văn về một chàng dế thanh niên cường tráng của tuổi trẻ nhưng có tính kiêu căng, xốc nổi tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Trước cái chết của dế Choắt, dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên. Đó là bài học về thói hung hăng, hống hách, bậy bạ và tác hại của nó, bài học về tình thân ái, yêu thương đồng loại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6
I.Phần văn bản 1.Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – Tô Hoài a.Tóm tắt Truyện kể về một chàng Dế Mèn có vẻ đẹp của một chàng dế thanh niên cuờng tráng nhưng tính cách còn kiêu căng xốc nổi coi mình sắp đứng đầu thiên hạ. Một lần nghịch dại Dế Mèn trêu chị Cốc. Chị Cốc tưởng Choắt chêu mình nên đã mổ Choắt trọng thương gây ra cái chết cho Dế Choắt. Trước lúc chết Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú. b.Bố cục 2 phần +P1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” =>Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. +P2: Còn lại =>câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn. c. Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản. Nội dung, ý nghĩa : Bài văn về một chàng dế thanh niên cường tráng của tuổi trẻ nhưng có tính kiêu căng, xốc nổi tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Trước cái chết của dế Choắt, dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên. Đó là bài học về thói hung hăng, hống hách, bậy bạ và tác hại của nó, bài học về tình thân ái, yêu thương đồng loại. Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. d.Bài học mà dế Mèn rút ra sau cái chết của dế Choắt (bài học rút ra từ văn bản) -Bài học về thói kiêu căng, hống hách, bậy bạ và tác hại của nó sẽ dẫn đến những hậu quả, tai họa không chỉ cho mình mà còn cho cả người khác. -Bài học về tình thân ái , yêu thương đồng loại (thay vì trêu chọc và làm hại người khác thì.hãy giúp đỡ và giúp đỡ yêu thương mọi người). Nếu như đã trót làm sai việc gì thi cần biết nhận sai và sửa sai. * Bài học em học được sau khi học văn bản Văn bản Bài học đường đời đầu tiên rút ra cho mình rằng: chúng ta không nên giống nhân vật dế Mèn trong văn bản vì do sự hung hăng, tự kiêu, tự đại của chú Dế Mèn mà dế choắt đã hi sinh oan uổng. Nghĩa là chúng không nên học theo thói hung hăng, kiêu căng, hống hách. Thay vì chỉ trêu chọc và làm hại người khác thì chúng ta nên giúp đỡ họ vì nếu làm vậy chúng ta cảm thấy rất vui và cũng đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 2. Văn bản “Sông nước Cà Mau” a.Bố cục 3phần +P1: từ đầu đến “một màu xanh đơn điệu” ấn tượng bạn đầu về thiên nhiên Cà Mau +P2 : tiếp đến “khói sóng ban mai” miêu tả sông ngòi kênh rạch Cà Mau và đặc tả dòng sông Năm Căn +P3 : còn lại. Miêu tả cảnh chợ Năm Căn trù phú, đông vui, tấp nập. b.Nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật * Nội dung -Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng của phía Nam Tổ quốc. - Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. * Nghệ thuật -Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp vốn hiểu biết phong phú của tác giả. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ tạo hình ảnh sinh động và hấp dẫn. c. Đoạn văn cảm nhận về vùng Sông nước Cà Mau Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! Như vậy chỉ qua một bài văn hơn một trang giấy Đoàn Giỏi đã cho người đọc cảm nhận rõ rệt về vẻ hùng vĩ, hoang sơ mà trù phú, tập lập của vùng đất xa lạ này. 3. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi”- Tạ Duy Anh a.Tóm tắt Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa tên là Kiều Phương . Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh thất vọng, nảy sinh thái độ khó chịu hay gắt gỏng với em gái. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái cậu bất ngờ nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của cô em gái. b.Bố cục 3phần +P1: Từ đầu cho đến “có vẻ vui lắm” giới thiệu về Kiều Phương và thái độ của người anh với em trong cuộc sống thường ngày. +P2: Tiếp theo đến “thân thuộc nhất với cháu” tâm trạng và thái độ của người anh khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện. +P3: Còn lại tâm trạng, thái độ của người anh trong phòng tranh và khi đứng trước bức tranh của cô em gái. c.Giá trị nội dung Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần nào hạn chế ở chính mình. Câu chuyện mang đến cho bạn đọc bài học về sự ích kỉ nhỏ nhen và tình cảm anh em quý báu trong cuộc sống. d. Ý nghĩa của Bức tranh Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” có rất nhiều chi hiết, hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nhưng em thấy bức tranh của cô em gái là giàu ý nghĩa hơn cả. Đầu tiên bức tranh thể hiện tài năng hội họa của người em gái. Bên cạnh đó còn thể hiện tấm lòng trong sáng, nhân hậu và tình cảm tốt đẹp của người em dành cho anh. Đặc biệt bức tranh chính là biểu tượng của cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp đã giúp người anh nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của người em, nhận ra sự hạn chế, ích kỉ, lỗi lầm của bản thân. Như vậy bức tranh có khả năng cảm hóa con người khiến cho con người hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. e.Bài học em học được sau văn bản. - Câu chuyện khuyên nhủ chúng ta phải biết trân trọng tình cảm tốt đẹp của anh em, đừng vì thói ích kỉ, ghen tị cá nhân mà khiến tình cảm anh em bị tan vỡ, dạn nứt. - Khuyên chúng ta bỏ đi thói ích kỉ, hẹp hòi cá nhân biết chia sẻ, vui mừng với những tài năng, thành quả của người khác. Biết nhận ra những thói xấu, thói không tốt để hoàn thiện bản thân mình tốt đẹp hơn. Lưu ý : Các em học thuộc phần nội dung ý nghĩa cả các văn bản và làm cho cô các bài tập sau vào vở học buổi chiều. Hoàn thành trước khi học trở lại Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nhân vật được miêu tả theo trình tự nào? c) Tìm bốn từ láy có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các từ láy đó trong việc miêu tả nhân vật. d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi – lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt ngủn có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.” (Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Ngữ văn 6, tập 2) a) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? Nêu tác giả và thể loại của tác phẩm đó? b) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? c) Trong câu văn: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. d) Theo em, nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Nêu nhận xét của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên. Câu 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp thành từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.. lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? b) Trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào cùng miêu tả hoạt động của con thuyền? c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. d) Dựa vào nội dung đoạn văn kết hợp với những hiểu biết về văn bản, hãy nêu cảm nghĩ của em về vùng đất này bằng một đoạn văn từ 5 – 7 câu. Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất lọai than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng – sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã (Trích “Sông nước Cà Mau, Ngữ văn 6, tập 2) a) Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. c) Sự trù phú của Năm Căn được thể hiện qua các yếu tố nào? d) Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên. II.Phần Tập Làm Văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Đề 1: Hãy tả lại hình ảnh cây đào cây mai vàng vào dịp Tết đến xuân về. Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây đào, loài cây cho hoa được xem là đặc trưng của miền Bắc. Thân bài -Giới thiệu một số loại đào -Tả bao quát (vị trí , dáng cây, chiều cao) -Tả chi tiết : +Gốc : cây to, sù sì, mốc trắng, chia nhánh... +Thân cây: rắn chắc uốn lượn, cành lá vươn đều, cành tỏa rộng +Lá đào thuôn dài như hình lá liễu +Hoa đào : Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh, nụ hoa chúm chím, phớt hồng. Nhuỵ hoa vàng tươi. Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành. -Ý nghĩa hoa đào trong ngày tết : Hoa đào nở là tết về, tượng trưng cho tài lộc, may mắn, bình an. Dùng để tráng trí, ướp trà... Kết bài -Nêu cảm nghĩ của em về cây đào. Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè. a. Mở bài: Giới thiệu chung hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve trong mùa hè b. Thân bài: - Thời điểm mùa hoa phượng vĩ nở? - Miêu tả hình ảnh những hàng phượng (tập trung tả thân tán lá, cành, lá phượng , gốc phượng vĩ, hình ảnh chùm hoa phượng.) - Miêu tả âm thanh râm ran của tiếng về trong mùa hè - Ý nghĩa của hoa phượng và những tiếng ve. c. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hìn, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. Mở bài : giới thiệu cảnh lũ lụt ở quê em. Thân bài: -Khung cảnh làng quê trước lúc bão đến:Yên ả đến lạ thường, gió nhẹ nhàng thổi như những chiều mùa xuân -Tả khung cảnh khi trận bão đến: +Thiên nhiên: Mây ùn ùn kéo đến, bầu trời tối sầm lại Gió nổi lên kéo theo những lá, cành cây khô và cả bụi đường. Mưa ào ào đổ xuống, nước một ngày càng dâng cao +Con người: Mọi người gọi nhau rồi vội vàng trở về nhà . Mọi người cùng nhau chống lại cơn bão - Thiệt hại: Rất nhiều cây cối, cột điện bị đổ. Làng quê ngập trong lũ lụt, một số mái nhà bị bão cuốn đi.Nhiều gia súc, gia cầm chết... Kết bài : Nêu suy nghĩ của em về trận bão vừa qua. Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh. Mở bài: Giới thiệu cảnh mùa đông nơi em ở Thân bài: - Miêu tả không khí và cảnh vật thiên nhiên mùa đông +Gió mùa đông Bắc tràn về khắp không gian +Cây bàng khẳng khiu trút toàn bộ lá +Lá khô xào xạc dưới chân người qua đường +Bầu trời ảm đạm một màu xám xịt, con đường vắng vẻ. +Những cơn mưa lạnh - Tả cảnh con người khi đông về Mọi người ai cũng khoác trên mình những chiếc áo khoác để chống lại cơn gió lạnh của mùa. Trở về nhà thật nhanh để được sưởi ấm trong bầu không khí ấm áp của gia đình. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa đông. Lưu ý : Các em sẽ chọn một trong các đề văn trên dựa vào dàn ý viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Nộp bài sau kì nghỉ tức là vào ngày 1/3/2020 III.Phần Tiếng Việt 1 So sánh a. Khái niệm - So sánh là đối chiếu sv,sv, hiện tượng này với sv, sv, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Ví dụ :- Lá liễu dài như một nét mi. - Đẹp như tiên b. Cấu tạo của phép so sánh a. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển hình: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B(sự vật dùng làm chuẩn so sánh) Mây Ngôi nhà sàn trắng dài Như hơn cả Bông tiếng chiêng b. Mô hình dạng biến đổi: Từ ngữ so sánh lược bớt Đảo vế B lên trước vế A VD: áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in Lưu ý: phương diện so sánh, từ so sánh có thể bị lược bỏ c. Các kiểu so sánh * Có hai kiẻu so sánh - So sánh ngang bằng được thể hiện bằng các từ so sánh: là, như, y như, tựa như, giống như...bao nhiêu-bấy nhiêu... So sánh hơn kém (không ngang bằng) được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém gì... d. Tác dụng của so sánh - Tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động VD: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Làm cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm. VD: Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. e. Bài tập vận dụng Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành vô tận.” 2. Nhân hóa a. Khái niệm: Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người. Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối thiên nhiên trở lên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm. b. Các kiểu nhân hoá Dùng từ vốn gọi người để gọi vật VD: Dế choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật VD: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Trò chuyện, tâm sự với vật như với người VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta c. Tác dụng Làm cho câu văn cụ thể, sinh động, gợi cảm, làm cho thế giới loài vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. VD: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con d. Bài tập vận dụng Tìm 5 câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá? 3 Ẩn Dụ a. Khái niệm ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ b. Các kiểu ẩn dụ * ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B VD: Người cha mái tóc bạc -> Lấy hình tượng người cha để gọi Bác Hồ * ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B VD: Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng -> Hàng râm bụt với những bông hoa đỏ rực t/g tưởng như những ngọn đèn" thắp lên lửa hồng" * ẩn dụ phẩm chất là lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B VD: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài -> tròn và dài được lâm thời chỉ phẩm chất của sự vật B * ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B ` Tác dụng của ẩn dụ Làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc, người nghe. d. Bài tập vận dụng. 1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây: a. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm ( Minh Huệ) b. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? ( Ca dao) c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ( Ca dao) d. Chỉ có thuyền mới biết Biển mênh mông nhường nào. ( Xuân Quỳnh) e. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm. ( Xuân Diệu) g. Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố ( Phan Thế Khải) 2. Hãy tìm các ẩn dụ trong 3 bài thơ vừa học 3. Trong đoạn thơ sau đây Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim ( Tố Hữu) ? Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ? ? Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên? 4 Hoán dụ a. Khái niệm Hoán dụ là gọi tên sv, htượng, kniệm bằng tên của một svật, htượng, kniệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn. b. Các kiểu hoán dụ *Lấy bộ phận để chỉ toàn thể Đầu xanh đã tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi -> Chỉ Kiều * Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng VD: Cả làng quê đường phố Cả lớn nhỏ gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi -> chỉ đồng bào nâng thôn và đồng bào thành thị. * Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật VD: áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay -> chỉ đồng bào Việt Bắc * Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng VD: Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng -> Những số cụ thể được dùng để thay cho số nhiều. BÀI TẬP Bài 1: Chỉ rõ hình ảnh tu từ trong các ví dụ sau: a. Bọn Mĩ không thể ngờ sát nách chúng lại có hai chiến sĩ giải phóngđang “làm tổ” b. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà chèo thuyền cũng giỏi. c. Quả nhiên, thấy Soan húc đầu vào việc, bà Cam cũng chẳng để ý gì khác. d. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Lưu ý : Các em học khái niệm các biện pháp tu từ và làm bài tập áp dụng vào vở học thêm buổi chiều (Lớp A,C chưa học xong biện pháp tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ) thì làm bài tập phần So Sánh và Nhân hóa thôi.
File đính kèm:
- on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6.docx