Luyện tập ôn thi cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5
1/. Chọn quan hệ từ thích hợp ( và , với, để, của, thì, như ) điền vào mỗi chỗ trống dưới đây :
b). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ ………………………quét nhà, quét sân.
c). Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ ………………….. làn cọ xuất khẩu.
( Nguyễn Thái Vận )
d). Chim, Mây, Nước, ……………….. Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu …………… Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
( Võ Quảng )
e). Bình minh, mặt trời …………………… chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển xanh lơ ……. khi chiều tà ………………….. biển đổi sang màu xanh lục.
( Thuỵ Chương )
2/. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn :
a). Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây mà chúng em được vui chơi thoả thích dưới nắng hè.
( Biểu thị quan hệ……………………………………………………………………………………………………………)
b). Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh.
( Biểu thị quan hệ …………………………………………………………………………………………………………………)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện tập ôn thi cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5
ĐIỂM LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 51 ĐỀ 1 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên : Ngày kiểm tra : & 1/. Chọn quan hệ từ thích hợp ( và , với, để, của, thì, như ) điền vào mỗi chỗ trống dưới đây : b). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ quét nhà, quét sân. c). Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ .. làn cọ xuất khẩu. ( Nguyễn Thái Vận ) d). Chim, Mây, Nước, .. Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. ( Võ Quảng ) e). Bình minh, mặt trời chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển xanh lơ . khi chiều tà .. biển đổi sang màu xanh lục. ( Thuỵ Chương ) 2/. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn : a). Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây mà chúng em được vui chơi thoả thích dưới nắng hè. ( Biểu thị quan hệ) b). Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh. ( Biểu thị quan hệ ) c). Rừng không những chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu trên trái đất. ( Biểu thị quan hệ ) 3/. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng : ( to lớn, sống, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ ) a). hạnh phúc d). hạnh phúc.. b). hạnh phúc e). hạnh phúc.. c). hạnh phúc g). hạnh phúc.. 4/. Đặt dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau đây và ghi vào chỗ trống trong ngoặc đơn tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó : a). Bác Hồ dạy “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. ( Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: .) b).Rừng Việt Nam có nhiều thú quý hổ, báo, hươu, nai, gấu, voi, ( Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: .) 5/. Tìm câu tục ngữ hoặc ca dao theo gợi ý dưới đây và ghi vào chỗ trống : a). Câu có 2 từ nước, nguồn nói về lòng biết ơn : . . b). Câu có 2 từ trọng,thầy khuyên kính trọng thầy giáo, cô giáo : . . c). Câu có 2 từ sạch, thơm khuyên giữ gìn nhân cách, dù nghèo cũng không làm điều xấu : . . d). Câu có 2 từ sóng, chèo khuyên bền tâm vững chí trước khó khăn thử thách to lớn : . . e). Câu có 3 từ nói, tiền, vừa lòng khuyên nói năng tế nhị, dịu dàng, lịch sự : . . 6/. Gạch dưới các từ ngữ thay thế cho những từ ngữ in đậm để tránh lặp lại và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước . ( Hồ Chí Minh ) 7/. Đặt câu có dùng dấu phẩy theo mỗi yêu cầu sau : a). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong b). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : c). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách các vế trong câu ghép : 8/. Đặt câu với mỗi từ sau đây : công dân, công viên a). . . b). . . 9/. Xác định thành phần chủ ngữ (C), vị ngữ (V), trạng ngữ (TrN) của từng câu kể dưới đây bằng cách gạch dưới và ghi rõ C, V hoặc TrN : a). Ngoài đường, xe cộ nối đuôi nhau đi lại như mắc cửi. b). Vào khoảng tháng chín, tháng mười, chim pít lại rủ nhau kéo về từng đàn. c). Nhờ tinh thần cảnh giác, các em nhỏ đã phát hiện ra bọn trộm gỗ trong rừng. d). Ở vùng này, lúc hoàng hôn và tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ. ĐIỂM LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 51 ĐỀ 2 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên : Ngày kiểm tra : & ĐỌC HIỂU : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn : Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu : - Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ cho chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói : - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta! Rồi vua dõng dạc nói tiếp : - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. Truyện dân gian Khơ-me A. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : 1. Tại sao thóc của chú bé Chôm không nảy mầm được ? a. Vì chú bé không chăm sóc chu đáo. b. Vì thóc giống đã bị nhà vua luộc kĩ. c. Ví mảnh ruộng của chú không tốt. 2. Trong chuyện, chú bé Chôm có hành động nào đáng khen ? a. Chú bé Chôm đối đáp thông minh. b. Chú bé Chôm nộp cho vua nhiều thóc nhất. c. Chú bé Chôm nói : “ Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”. 3. Dòng nào đánh giá đúng nhất về những người nộp thóc cho nhà vua ? a. Thích quyền lực, tiền tài, địa vị. b. Hèn nhát, sợ bị trừng phạt. c. Thiếu trung thực và thiếu lòng dũng cảm. 4. Vì sao nhà vua chọn chú bé Chôm để truyền ngôi ? a. Vì Chôm là người giỏi võ. b. Vì Chôm là người giỏi văn. c. Vì Chôm là người trung thực và dũng cảm. 5. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. b. Vì người trung thực bao giờ cũng nghe sự thật, nhờ đó mà nhiều việc có lợi cho mọi người, cho dân cho nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. B. Luyện từ và câu : 1. Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ nào ? a. Bất khuất b. Hiên ngang c. Hèn nhát 2. Thành ngữ nào nói lên tính trung thực ? a. Đồng sức đồng lòng. b. Cây ngay không sợ chết đứng. c. Tay đứt ruột xót. 3. Câu hỏi “ Lẽ nào thóc ấy còn mọc được ?” a. Nêu ý cần hỏi tại sao thóc lại mọc được. b. Khẳng định thóc không thể mọc được. c. Nêu cảm xúc ngạc nhiên khi thấy thóc mọc được. 4. Những câu văn “ Mọi người đều sững sờ về lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không ?” liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ nối. b. Bằng cách thay thế từ ngữ và dùng từ nối. c. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. 5. Câu : “Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không .” là : a. Câu kể. b. Câu hỏi. c. Câu cầu khiến. 6. Dòng nào dưới đây dùng dấu câu sai ? a. Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. b. Tâu bệ hạ : con không làm sao cho thóc nảy mầm được. c. Tâu bệ hạ, con không làm sao cho thóc nảy mầm được. 7. Đặt câu : a. Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích , thuyết minh : . b. Câu có dấu phẩy ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : . ĐIỂM LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 51 ĐỀ 3 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên : Ngày kiểm tra : & Đọc thầm bài sau: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN Có một người rất tài săn bắn. Nếu con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Một hôm người đi săn xách giỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút tên bắn trúng tim vượn mẹ.Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên. Người đi săn đứng im chờ kết quả Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm môi bẻ gãy cung nỏ và từ từ quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. A. Đọc nội dung và trả lời câu hỏi : 1.Người đi săn nhìn thấy con vượn lông xám đang làm gì trên tảng đá? A. đang ngồi bên cạnh con C. đang cõng con B. đang chơi đùa với con D. đang ngồi bế con 2.Khi bị trúng tên, vượn mẹ nhìn người đi săn với ánh mắt như thế nào? A. ngạc nhiên C. căm giận B. đau đớn D. hờn dỗi 3.Vì sao khi bị tên bắn trúng tim, vượn mẹ không rút tên ra ngay? A. vì sợ đau C.vì không muốn chết B.vì kiệt sức D. vì nó muốn chăm sóc con trước khi chết 4.Sau khi bị trúng tên, việc làm đầu tiên của vượn mẹ là gì? A. nghiến răng giật phắt mũi tên ra C. nhẹ nhàng đặt con xuống B. vơ vội bùi nhùi gối đầu cho con D. vắt sữa đặt vào miệng con 5. Hành động nào của bác thợ săn chứng tỏ từ đấy bác không bao giờ đi săn nữa? A.đứng lặng C. bẻ gãy cung nỏ B.nước mắt từ từ lăn trên má D. lẳng lặng quya gót ra v B . Đọc các thông tin dưới đây và chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi: 1. Trung hậu có nghĩa là gì? A.Một lòng một dạ vì việc nghĩa. B. Trước sau như một, không có gì lay chuyển nổi. C. Ăn ở nhân hậu , thành thật, trước sau như một 2.Từ yêu thương thuộc t## loa#i nào? A. Danh từ B. động từ C. Tính từ 3. Từ nào dưới đây viết sai chính tả: A Giả dối B. Riệu nếp C. Hoang dã 4. Trong câu nào dưới đây từ xuân được dùng với nghĩa gốc, gạch một gạch dưới từ đó A. Xuân này kháng chiến đã năm xuân. B. Mùa xuân là tết trồng cây. C. Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán D. So với ông Bành vẫn thiếu niên. 5.Câu nào dưới đây đã dùng đại từ: A. Bố mẹ Hoa đều là công nhân. B. Chúng tôi chơi trò mèo đuổi chuột. C. Bà ơi cháu yêu bà lắm. 6. Từ đồng nghĩa với vui sướng: A. Hối hả B.Phấn khởi C. Tưng bừng 7. Giải nghĩa câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” . 8. Cho các từ ngữ sau: Cao to, mập mạp, béo tốt, nhỏ bé, gầy gò, vạm vỡ, thấp bé, khiêm tốn, thật thà, hiền từ, khéo léo, nhã nhặn. + Từ ghép : . + Từ láy : : . 9. Đặt câu có sử dung cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản : ĐIỂM LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 51 ĐỀ 4 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên : Ngày kiểm tra : & Đọc thầm bài sau: HỌA MI HÓT Mùa xuân, mỗi khi Hoạ Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng Hoạ Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Hoạ Mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới. A. ĐỌC HIỂU : 1-Cụm từ "chùm lộc mới nhú" gợi ra hình ảnh nào dưới đây? a- ngọn cây c- búp non b- cây con d- cành cây 2-Từ "lấp lánh" trong đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của cái gì? a- bầu trời c- hoa lá mùa xuân b- mặt nước hồ d- tiếng hót của Hoạ Mi 3-Cảnh vật nào dưới đây được miêu tả trong nhiều câu văn của đoạn trên? a- da trời c- các loài hoa b- mặt hồ d- tiếng hót chim Hoạ Mi 4-Dòng nào miêu tả tiếng hót chim Hoạ Mi dưới đây không có trong đoạn văn? a- tiếng hót dìu dặt c- tiếng hót trong suốt b- tiếng hót véo von d- tiếng hót vang lừng B.LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 5. Điền các cụm từ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường dưới đây vào nhóm thích hợp phủ xanh đồi trọc; trồng cây gây rừng; sử dụng đúng quy cách các loại thuốc bảo vệ thực vật; xử lý chất thải công nghiệp; xử lý nước thải công nghiệp trươc khi đổ ra nguồn nước; giảm tiếng ồn của các phương tiện giao thông; giảm tiếng ồn của các nhà máy; gom rác vào đúng nơi quy định; giữ sạch nước ở giếng, hồ, ao. Hoạt động bảo vệ môi trường ở nông thôn : . Hoạt động bảo vệ môi trường ở thành phố, khu công nghiệp : ... 6. Gạch dưới và cho biết ý nghĩa của mỗi cặp quan hệ từ trong câu sau : a. Mặc dù đã thuộc làu rồi, nhưng tôi vẫn thích nghe bà kể lại câu chuyện cổ tích “Tấm Cám”. . b, Tuy rất ham đọc truyện cổ tích nhưng tôi chưa thể tin được rằng những chiếc lá bàng rụng xuống có thể chui ngay vào lòng đất. .. 7. Tìm 3 danh từ, 3 động từ, 3 tính từ có trong bài văn trên : + 3 danh từ : . + 3 động từ : .. + 3 tính từ : .. 8. “Sức lao động bỏ ra để làm việc gì” là nghĩa của từ “công” trong câu nào dưới đây : a. “ Của một đồng, công một nén” b. Khỉ mẹ công khỉ con chuyền từ cây này sang cây khác. c. Các em phải bảo vệ của công. d. Quạ và công là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cao. 9. Hai vế câu ghép sau được nối bằng một quan hệ từ hay một cặp quan hệ từ ? “ Thầy phải king ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. a. Một quan hệ từ – Đó là từ :. b. Một cặp quan hệ từ – Đó là cặp quan hệ từ : .. 10. Những câu sau, câu nào là câu ghép (G)? câu đơn (#) ? Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ. 11.Đọc đoạn văn sau và em hãy điền những dấu câu đúng vào vị trí có . : “Khi đi kiếm mồi.. chú Chích tìm được những hạt kê rất ngon lành .bèn cẩn thận gói vào một chiếc lá rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình.. - Sẻ ơi, mình vừa tìm được mười hạt kê rất ngon - Cậu tìm thấy chúng ở đâu 12. a).Tìm các từ láy có trong bài văn trên. b). Đặt câu với một từ láy vừa tìm: . ĐIỂM LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 51 ĐỀ 5 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên : Ngày kiểm tra : & ĐỌC THẦM: CÁI ÁO HIỆP SĨ 1. Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn, tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um. Những chùm hoa nhãn bắt đầu nở lấm tấm. Nắng sớm chuyển từ màu vàng sáng sang hồng đào. Tiếng ve đầu tiên đột ngột vang lảnh lót. Hoa phuợng bật đèn đỏ.Thoắt cái, những chùm quả mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. 2. Bỗng một hôm, tôi phát hiện thấy trên các chùm quả những chon bọ xít nhỏ bằng vảy ốc vặn đứng im, không cựa quây. Chúng im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi các quả nhãn, ra sức hút tranh nhựa. Chúng lớn nhanh trông thấy, người mập ú, căng bóng, đôi râu lờ đờ khẽ rung rung, vẻ thỏa mãn no nê lắm. Hàng loạt quả nhãn đã vì bọ xít mà bị thui chột. Nhưng cây nhãn đâu có chịu thua. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn nhanh như thổi. Bằng hạt ngô. Rồi bằng hòn bi. Tròn và đều, chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự. Nhưng lũ bọ xít chưa buông tha đâu. Chúng đã lớn bằng đầu ngón tay cái, sạm mốc như quả ô mai trắng những muối, vè vè bay đi châm hút các trái nhãn chín và sửa soạn để lại những lứa trứng độc hại cho mùa sau. Một hôm, đang chơi dưới gốc nhãn, tôi nghe tiếng bọ xít đập rè rè. Oà, một chú bọ ngựa đang kẹp chặt cổ một thằng bọ xít, dùng lưỡi kiếm của mình chém mạnh. Xong việc, bọ ngựa đứng lắc lư một lát rồi lặng lẽ ra đi. Cây phượng bên đường đã tắt những chùm hoa đỏ tươi. Tiếng ve cũng đã im bặt từ lúc nào. Đã tới ngày hái nhãn. Tôi bỗng thấy ở cành này cành kia còn dính lại những cái xác hình bọ ngựa trăng trắng, như các cỡ áo từ nhỏ đến lớn mà chú bọ ngựa kia đã cởi ra gửi lại trên cây. Ôâi, anh bạn bọ ngựa yêu quý của tôi! Bạn đã mấy lần lột xác để lớn nhanh, lớn thi với đám bọ xít, để góp sức đuổi diệt chúng, bảo vệ những chùm nhãn ngọt. Từ đó, mỗi lần ăn nhãn, tôi lại nhớ đến những cái áo của hiệp sĩ bọ ngựa nhỏ nhoi, trắng nhẹ, gửi lại trên cây nhãn ngồn ngột những quả ngon lành. ( Theo VŨ TÚ NAM) B. ĐỌC HIỂU : Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn những câu trả lời đúng “ 1. Trong bài đọc, từ hiệp sĩ được dùng để chỉ đối tượng nào? a. Cây nhãn tơ b. Những chùm quả non c. Những con bọ xít d. Chú bọ ngựa 2. Viết tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh miêu tả quá trình nhãn ra hoa, kết quả đến lúc thu hoạch? a. Những chùm hoa nhãn . b. Những chùm nhãn mới đậu . c. Quả lớn như thổi. Bằng d. Những quả nhãn no đầu sữa mẹ . 3. Các chi tiết Tiếng ve đầu tiên đột ngột vang lảnh lót. Hoa phượng bật đèn đỏ.. cho thấy nhãn đậu vào lúc nào ? a. Giữa hè b.Đầu hè c. Cuối hè 4. Lũ bọ xít đã làm gì khiến hàng loạt quả nhãn non bị thui chột ? a. Đứng im, không cựa quậy trên những chùm nhãn non. b. Im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi quả. c. Cắm vòi vào những cuống non, ra sức hút tranh nhưa. 5. Để miêu tả cách cây nhãn bảo vệ những chùm quả non mới đậu, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? a. So sánh. b. Nhân hóa c. so sánh và nhân hóa 6. Em hiểu thế nào về cái áo hiệp sĩ được nói đến trong bài đọc? a. Là cái áo hiệp sĩ thường mặc b. Là bộ cánh màu xanh của hiệp sĩ bọ ngựa c. Là những vái xác bọ ngựa lột ra mỗi khi đến kỳ lớn. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 1. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy miêu tả tiếng bay của bọ xít ? a. Lảnh lót, vè vè b. Rè rè, lảnh lót c. Vè vè, rè rè 2. Ghi lại những từ ghép, từ láy tả màu sắc có trong bài đọc : a.Từ láy : b. Từ ghép : 3. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? a. Nhà tôi có một cây nhãn tơ. b. Thân nó mập, chắc lẳn, tán cây xum xuê tròn. c. Cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um 4. Viết những từ ngữ chỉ bộ phận của cây nhãn được miêu tả ở mỗi vế câu ghép tìm được ở câu 3: Vế 1 miêu tả : Vế 1 miêu tả : 5. Các dấu phẩy trong câu “Một hôm,(1) đang chơi dưới gốc nhãn,(2) tôi nghe tiếng cánh bọ xít đập rè rè” được dùng với tác dụng gì ? a. Ngăn cách trạng ngữ với câu b. Ngăn cách các vế câu ghép c. Ngăn cách trạng ngữ(1), ngăn cách các vế câu ghép(2). 6. Dấu chấm than(!) ở cuối câu:”Ôâi,anh bạn bọ ngựa yêu quý của tôi!” được dùng để làm gì? a. Đánh dấu cuối câu khiến, thể hiện nội dung yêu cầu, mệnh lệnh. b. Đánh dấu cuối câu cảm, bộc lộ cảm xúc, thái độ. c. Đánh dấu cuối câu kể 7.Từ chúng trong câu văn sau dùng để chỉ đối tượng nào? Cách dùng như thế có tác dụng gì? Bỗng một hôm, tôi phát hiện thấy trên các chùm quả những con bọ xít bằng vẩy ốc vặn đứng im, không cựa quậy. Chúng im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi các quả nhãn, ra sức hút tranh nhựa.” a. Các chùm quả b. Tôi c. Những con bọ xít – cách dùng thay thế như trên có tác dụng tránh lặp lại từ ngữ và liên kết câu đóvới câu trước .
File đính kèm:
- luyen_tap_on_thi_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5.doc