Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Năm học 2020-2021

III. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung của môn Tự nhiên và xã hội

Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, về cơ thể và sức khỏe con người. Đây là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp Tiểu học.

Môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực cần thiết cho cuộc sống của mỗi người.

Các phẩm chất bao gồm: yêu con người, yêu thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Các năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực khoa học. Các năng lực chung gồm: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực khoa học gồm: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

docx 11 trang Hào Phú 31/08/2024 1860
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
Vạn Giã, tháng 8 năm 2020
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Vạn Giã, ngày 20 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông;
 Căn cứ vào Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/ 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
 Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Công văn 3535/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ đầu năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn 3866/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn số 2264/SGD&ĐT-GDTH ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Sở GD-ĐT Khánh Hòa về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021;
   Căn cứ Kế hoạch số 377/KH-UBND ngày 13/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 1367/PGD&ĐT-GDTH ngày 26/11/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về tổ chức Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 499/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Vạn Ninh;
Căn cứ Công văn số 1223/PGD&ĐT - GDTH ngày 12/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2020- 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-VG3 ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 về Kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021;
Tổ chuyên môn khối 1 xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội năm học 2020 - 2021 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tình hình đội ngũ giáo viên: 
Tổng số
GVCN
ÂN
MT
GDTC
TNXH
TPT
Trình độ
Đảng viên
ĐH
CĐ
9
4
1
1
1
1
1
5
4
7
+ Tổng số: 9 trong đó:
+ GVCN: 04 ( trực tiếp dạy Toán)
* Trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 05/03
+ Đảng viên: 07/06 (Nguyên, Loan, Ngân, Ly, Liến, Vũ, Trâm)
2. Số lượng học sinh:
Tổng số học sinh: 129/60em
Lớp
1A
1B
1C
1D
Cộng
Số học sinh
34/16
33/16
31/14
31/14
129/60
* Độ tuổi: Sinh năm 2013: 03 em ; Sinh năm 2014: 126 em. 
+ HS học 2 buổi/ngày: 129 em; HS học bán trú: 91 em.
3. Thuận lợi và khó khăn:
3.1. Thuận lợi
a) Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn sát sao.
- BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện động viên khuyến khích giáo viên trong công tác chuyên môn.
b) Về phía giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- 100 %  giáo viên dạy lớp 1 được tham gia vào lớp tập huấn chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức.
 - 100 %  giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn trực tuyến chương trình Sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do Bộ giáo dục, Sở giáo dục Khánh Hòa, Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức. 
c) Về phía học sinh:
- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
- Đa số các em rất thích thú và hào hứng, muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức khi được học theo chương trình mới.
	3.2. Khó khăn 
	a) Về phía giáo viên:
	- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận năng lực và có một số nội dung kiến thức mới nên có thể giáo viên sẽ gặp một số khó khăn ban đầu. 
	- Đồ dùng dạy học của giáo viên chủ yếu là tự làm chưa có đồ dùng dạy theo chương trình SGK mới nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. 
	- Trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn đúng theo quy định của CTGDPT mới. (có 4 GV đang tham gia học lớp Đại học tại chức.)
	b) Về phía học sinh:
	 - Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em; Một số HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập; Một số HS còn ham chơi, chưa có ý thức tự học; một số HS đọc viết còn chậm, kĩ năng tính toán chưa thành thạo nên dạy toán cho các em còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các em còn ảnh hưởng ít nhiều về thời gian học tập của lớp mầm non.
	- Các em còn nhút nhát chưa thật sự mạnh dạn phát biểu ý kiến, năng lực giao tiếp của các em còn hạn chế do vốn từ của các em còn ít.
	III. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung của môn Tự nhiên và xã hội 
Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, về cơ thể và sức khỏe con người. Đây là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp Tiểu học.
Môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực cần thiết cho cuộc sống của mỗi người.
Các phẩm chất bao gồm: yêu con người, yêu thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. 
Các năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực khoa học. Các năng lực chung gồm: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực khoa học gồm: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Mục tiêu cụ thể của môn Tự nhiên và xã hội lớp 1
Các yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học môn Tự nhiên và xã hội được thể hiện như sau:
Thành phần 
năng lực
Biểu hiện
Nhận thức khoa học
− Nêu, nhận biết ở mức độ cơ bản, ban đầu về một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khỏe và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ giữa HS với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,
− Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,....
− Trình bày được đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 − So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.
Tìm hiểu môi trường tự nhiên và
xã hội xung quanh
− Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
− Quan sát và thực hành đơn giản để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
− Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
− Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
− Phân tích được tình huống có liên quan đến vấn đề ân toàn sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.
− Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện, nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống.
3. Yêu cầu cần đạt của môn TNXH lớp 1
	3.1. Giúp HS có tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh môi trường; có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào cuộc sống; tham gia các công việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân; hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
	3.2. Yêu cầu quan trọng của môn TN-XH là giúp HS hình thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội bao gồm ba năng lực thành phần:
 	 a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Nhận biết ở mức độ cơ bản, ban đầu về một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống; Mối quan hệ của HS với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên; Phân biệt được sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác dựa trên một số tiêu chí đơn giản.
 	 b. Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát và đặt được các câu hỏi đơn giản về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh và sự thay đổi của chúng; Sử dụng được những dụng cụ đơn giản để quan sát; Biết đọc để tìm thông tin, điều tra, thực hành đơn giản để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; Thu thập và ghi lại được các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành; Từ kết quả quan sát, thực hành rút ra được nhận xét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản.
 	c. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: Vận dụng kiến thức để mô tả, giải thích được một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; Ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
IV. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT DẠY 
* CẢ NĂM: 70 tiết/ 35 tuần - 02 tiết/ tuần
* HK1: 36 tiết/ 18 tuần
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
1
1
Bài 1: Kể về gia đình ( Tiết 1) ( Trang 6-7)

2
Bài 1: Kể về gia đình( Tiết 2) ( Trang 8-9)

2
3
Bài 2: Ngôi nhà của em( Tiết 1) ( Trang 10-11)

4
Bài 2: Ngôi nhà của em( Tiết 2) ( Trang 12-13)

3
5
Bài 3: Đồ dùng trong nhà( Tiết 1) ( Trang 14-15)

6
Bài 3: Đồ dùng trong nhà( Tiết 2) ( Trang 16-17)

4
7
Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà( Tiết 1) ( Trang 18-19)

8
Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà( Tiết 2) ( Trang 20-21)

5
9
Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình( Tiết 1) ( Trang 22)

10
Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình( Tiết 2) ( Trang 23) 

6
11
Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình( Tiết 3) ( Trang 23)

12
Bài 6: Lớp học của em ( Tiết 1) ( Trang 24-25)

7
13
Bài 6: Lớp học của em( Tiết 2) ( Trang 26-27)

14
Bài 6 Lớp học của em( Tiết 3) ( Trang 28-29)

8
15
Bài 7: Cùng khám phá trường học( Tiết 1) ( Trang 30-31)

16
Bài 7: Cùng khám phá trường học( Tiết 2) ( Trang 32-33)

9
17
Bài 7: Cùng khám phá trường học( Tiết 3) ( Trang 34-35)

18
Bài 8: Cùng vui ở trường ( Tiết 1) ( Trang 36-37)

10
19
Bài 8: Cùng vui ở trường( Tiết 2) ( Trang 38-39)

20
Bài 9: Ôn tập chủ đề Trường học( Tiết 1) ( Trang 40)

11
21
Bài 9: Ôn tập chủ đề Trường học( Tiết 2) ( Trang 41)

22
Bài 9: Ôn tập chủ đề Trường học( Tiết 3) ( Trang 41)

12
23
Bài 10: Cùng khám phá quang cảnh xung quanh( Tiết 1) ( Trang 42-43)

24
Bài 10: Cùng khám phá quang cảnh xung quanh( Tiết 2) ( Trang 44-45)

13
25
Bài 11: Con người nơi em sống ( Tiết 1) ( Trang 46-47)

26
Bài 11: Con người nơi em sống( Tiết 2) ( Trang 48-49)

14
27
Bài 12: Vui đón Tết( Tiết 1) ( Trang 50-51)

28
Bài 12: Vui đón Tết( Tiết 2) ( Trang 52-53)

15
29
Bài 13: An toàn trên đường( Tiết 1) ( Trang 54-55)

30
Bài 13: An toàn trên đường ( Tiết 2) ( Trang 56-57)

16
31
Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương( Tiết 1) ( Trang 58)

32
Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương( Tiết 2) ( Trang 59)

17
33
Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương( Tiết 3) ( Trang 59)

34
Bài 15: Cây xung quanh em( Tiết 1) ( Trang 60-61)

18
35
Bài 15: Cây xung quanh em( Tiết 2) ( Trang 62-63)

36
Bài 15: Cây xung quanh em( Tiết 3) ( Trang 64-65)

* HK2: 34 tiết/ 17 tuần
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
19
37
Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng( Tiết 1) 
( Trang 66-67)

38
Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng( Tiết 2) 
( Trang 68-69)

20
39
Bài 17: Con vật quanh em( Tiết 1) ( Trang 70-71)

40
Bài 17: Con vật quanh em( Tiết 2) ( Trang 72-73)

21
41
Bài 17: Con vật quanh em ( Tiết 3) ( Trang 74-75)

42
Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi ( Tiết 1) 
( Trang 76-77)

22
43
Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi( Tiết 2) 
( Trang 78-79)

44
Bài 19: Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật( Tiết 1)
 ( Trang 80-81)

23
45
Bài 19: Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật( Tiết 2)
 ( Trang 81)

46
Bài 19: Ôn tập chủ đề Thực vật và Động vật( Tiết 3)
 ( Trang 81)

24
47
Bài 20: Cơ thể em( Tiết 1) ( Trang 82-83)

48
Bài 20: Cơ thể em( Tiết 2) ( Trang 84-85)

25
49
Bài 20: Cơ thể em( Tiết 3) ( Trang 86-87)

50
Bài 21: Các giác quan của cơ thể( Tiết 1)
 ( Trang 88-89)

26
51
Bài 21: Các giác quan của cơ thể( Tiết 2) ( Trang 90-91)

52
Bài 21: Các giác quan của cơ thể( Tiết 3)( Trang 92-93)

27
53
Bài 22: Ăn, uống hằng ngày( Tiết 1) ( Trang 94-95)

54
Bài 22: Ăn, uống hằng ngày( Tiết 2) ( Trang 96-97)

28
55
Bài 23: Vận động và nghỉ ngơi( Tiết 1) ( Trang 98-99)

56
Bài 23: Vận động và nghỉ ngơi( Tiết 2)( Trang 100-101) 

29
57
Bài 24: Tự bảo vệ mình( Tiết 1) ( Trang 102-103) 

58
Bài 24: Tự bảo vệ mình( Tiết 2) ( Trang 104-105) 

30
59
Bài 25: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe( Tiết 1) ( Trang 106-107) 

60
Bài 25: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe( Tiết 2) ( Trang 107) 

31
61
Bài 25: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe( Tiết 3) ( Trang 107) 

62
Bài 26: Cùng khám phá bầu trời( Tiết 1)( Trang 108-109)

32
63
Bài 26: Cùng khám phá bầu trời( Tiết 2) ( Trang 110-111)

64
Bài 26: Cùng khám phá bầu trời( Tiết 3) ( Trang 112-113) 

33
65
Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi( Tiết 1) ( Trang 114-115) 

66
Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi( Tiết 2) ( Trang 116-117) 

34
67
Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi( Tiết 3) ( Trang 118-119) 

68
Bài 28: Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời( Tiết 1) 
( Trang 120-121) 

35
69
Bài 28: Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời( Tiết 2) 
( Trang 120-121)

70
Bài 28: Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời( Tiết 3) 
( Trang 104-10) 

V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Tài liệu giảng dạy và học tập 
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên.
- Tư liệu tham khảo: 
- Khai thác các nguồn tài liệu tham khảo trên internet: baigiangdientu.vn; Violet, Thư viện điện tử, Giáo dục Tiểu học,vndoc.com,kinhnghiemdayhoc.net...
2. Đồ dùng, thiết bị dạy học
- Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh, video, các trò chơi học tập, máy chiếu, cassette... 
- Đồ dùng dạy học tự làm: bảng phụ, bảng nhóm, tranh ảnh; bộ hình đồ dùng, vật dụng trong nhà; phích cắm điện; bộ phiếu bìa ghi tên đồ dùng có trong lớp học.
3. Đồ dùng học tập
- Sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội 1
- Giấy màu, màu tô, kéo, hồ dán, giấy A4, màu tô, bút chì, thước kẻ, mực, phiếu học tập, tranh ảnh về gia đình mình, đồ vật (đồ chơi) về các loại đồ dùng trong nhà
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với tổ trưởng chuyên môn: 
- Tổ trưởng phân công các thành viên trong tổ cùng xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2020-2021, trình hiệu trưởng ký duyệt.
- Triển khai kế hoạch dạy đến các thành viên trong tổ nghiên cứu và thực hiện . Trong quá trình thực hiện , nếu có điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch thì sẽ đưa ra bàn bạc và thống nhất trong các lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất sau đó báo cáo với BGH để có hướng dẫn chỉ đạo.
2. Đối với giáo viên
- Giáo viên dựa vào kế hoạch dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi đến lớp nhằm đảm bảo hiệu quả cao của tiết học
- Giáo viên cần tăng cường sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học tích cực để đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
3. Đối với nhân viên Thư viện, thiết bị
- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Xây dựng các hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Trên đây là Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 năm học 2020-2021, yêu cầu tất cả các thành viên của Tổ chuyên môn khối 1 nghiêm túc thực hiện./. 
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

 TM. TỔ CHUYÊN MÔN 1
TỔ TRƯỞNG
Phan Thị Hồng Loan

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_nam_hoc_2020_2021.docx