Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 1- Năm học 2020-2021

1. Mục tiêu chung môn Toán cấp tiểu học

Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).

- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.

c) Giúp HS có những hiểu biết ban đấu về một số nghề nghiệp trong xã hội. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của môn Toán mà sẽ được kết hợp cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,... để giúp HS có được sự phát triển hài hoà, toàn diện.

docx 14 trang Hào Phú 16/07/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 1- Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 1- Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 1- Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
Vạn Giã, tháng 8 năm 2020
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Vạn Giã, ngày 20 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
MÔN TOÁN LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông;
 Căn cứ vào Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/ 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
 Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Công văn 3535/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ đầu năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn 3866/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn số 2264/SGD&ĐT-GDTH ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Sở GD-ĐT Khánh Hòa về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021;
   Căn cứ Kế hoạch số 377/KH-UBND ngày 13/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 1367/PGD&ĐT-GDTH ngày 26/11/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về tổ chức Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 499/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Vạn Ninh;
Căn cứ Công văn số 1223/PGD&ĐT - GDTH ngày 12/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2020- 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-VG3 ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 về Kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021;
Tổ chuyên môn khối 1 xây dựng Kế hoạch dạy học môn Toán năm học 2020 - 2021 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Tình hình đội ngũ giáo viên: 
Tổng số
GVCN
ÂN
MT
GDTC
TNXH
TPT
Trình độ
Đảng viên
Đ.H
CĐ
9
4
1
1
1
1
1
5
4
7
- Tổng số: 9 trong đó:
+ GVCN: 04 ( trực tiếp dạy Toán, Tiếng Việt)
* Trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 05/03
+ Đảng viên: 07/06 (Nguyên, Loan, Ngân, Ly, Liến, Vũ, Trâm)
Số lượng học sinh:
Tổng số học sinh: 129/60em
Lớp
1A
1B
1C
1D
Cộng
Số học sinh
34/16
33/16
31/14
31/14
129/60
* Độ tuổi: Sinh năm 2013: 03 em ; Sinh năm 2014: 126 em. 
- HS học 2 buổi/ngày: 129 em; HS học bán trú: 91 em.
 	3. Thuận lợi và khó khăn:
3.1. Thuận lợi
a) Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn sát sao.
- BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện động viên khuyến khích giáo viên trong công tác chuyên môn.
b) Về phía giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.
 	- 100 %  giáo viên dạy lớp 1 được tham gia vào lớp tập huấn chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức.
 	- 100 %  giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn trực tuyến chương trình Sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do Bộ giáo dục, Sở giáo dục Khánh Hòa, Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức. 
c) Về phía học sinh:
 - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
 - Đa số các em rất thích thú và hào hứng, muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức khi được học theo chương trình mới.
	3.2. Khó khăn 
	a) Về phía giáo viên:
	- Là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, giáo viên còn lúng trong cách thức tổ chức dạy học môn Toán để học sinh đạt kết quả cao nhất trong học tập.
 	- Đồ dùng dạy học của giáo viên chủ yếu là tự làm chưa có đồ dùng dạy theo chương trình SGK mới nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. 
	- Trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn đúng theo quy định của CTGDPT mới. (có 4 GV đang tham gia học lớp Đại học tại chức.)
	b) Về phía học sinh:
 	- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em; Một số HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập; Một số HS còn ham chơi, chưa có ý thức tự học; một số HS đọc viết còn chậm, kĩ năng tính toán chưa thành thạo nên dạy toán cho các em còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các em còn ảnh hưởng ít nhiều về thời gian học tập của lớp mầm non.
 	- Kiến thức môn Toán theo SGK có nhiều điểm mới so với trình độ nhận thức của các em. Các câu lệnh trong sách dài gây khó khăn cho HS chậm.
 	- Các em còn nhút nhát chưa thật sự mạnh dạn phát biểu ý kiến, năng lực giao tiếp của các em còn hạn chế do vốn từ của các em còn ít.
 III. MỤC TIÊU
 	 1. Mục tiêu chung môn Toán cấp tiểu học
Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
c) Giúp HS có những hiểu biết ban đấu về một số nghề nghiệp trong xã hội. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của môn Toán mà sẽ được kết hợp cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,... để giúp HS có được sự phát triển hài hoà, toàn diện. 
 2. Mục tiêu cụ thể môn Toán lớp 1
Mục tiêu chủ yếu của môn Toán lớp 1 là giúp HS đạt được các yêu cầu cơ bản sau: 
Số tự nhiên 
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100. 
- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục. 
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số). 
Các phép tính với số tự nhiên 
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. 
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng. - trù (theo thử tự từ trái sang phải).
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhắm các số tròn chục.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tinh huống thực tiễn.
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.
Hình học trực quan
- Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên - dưới, phải – trái, trước - sau, ở giữa.
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Nhận biết và thực hiện được việc láp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đó dùng học tập cả nhân hoặc vật thật.
Đo lường
Nhận biết được về dài hơn, ngắn hơn, bằng nhau.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100 cm.
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Nhận biết được giờ đúng trên đóng hồ.
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,..).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ,
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày). Giải quyết được một số vấn để thực tiễn đơn gián liên quan đến đo độ dài, đọc giờ - đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày) 
 3. Yêu cầu cần đạt (hoặc Chuẩn kiến thức, kĩ năng): 
 3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
 3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho được thể hiện sau:
Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc: Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.
- Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.
- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
Năng lực mô hình hoá toán học thể hiện qua việc: Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.
- Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.
- Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:
- Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.
- Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép	(tóm	tắt)	được	các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết.
- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:
- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách	 sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,)
	- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.
- Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
IV. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT DẠY 
* HỌC KỲ 1
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
1
01
Tiết học đầu tiên (Trang 6, 7)

02
Bài 1: Các số 0, 1,2,3,4,5 ( Tiết 1) (Trang 8, 9)

03
Bài 1: Các số 0, 1,2,3,4,5 ( Tiết 2) (Trang 10, 11)

2
04
Bài 1: Các số 0, 1,2,3,4,5 ( Tiết 3) (Trang 12, 13)

05
Bài 2: Các số 6,7,8,9, 10 ( Tiết 1) (Trang 14, 15)

06
Bài 2: Các số 6,7,8,9, 10 ( Tiết 2) (Trang 16, 17)

3
07
Bài 2: Các số 6,7,8,9, 10 ( Tiết 3) (Trang 18, 19)

08
Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ( Tiết 1) (Trang 20, 21)

09
Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ( Tiết 2) (Trang 22, 23)

4
10
Bài 4: So sánh số ( Tiết 1) (Trang 24, 25)

11
Bài 4: So sánh số ( Tiết 2) (Trang 26, 27)

12
Bài 4: So sánh số ( Tiết 3) (Trang 28, 29)

5
13
Bài 4: So sánh số ( Tiết 4) (Trang 30, 31)

14
Bài 5: Mấy và mấy ( Tiết 1) (Trang 32, 33)

15
Bài 5: Mấy và mấy ( Tiết 2) (Trang 34, 35)

6
16
Bài 5: Mấy và mấy ( Tiết 3) (Trang 36, 37)

17
Bài 6: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 38, 39)

18
Bài 6: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 40, 41)

7
19
Bài 6: Luyện tập chung ( Tiết 3) (Trang 42, 43)

20
Bài 6: Luyện tập chung ( Tiết 4) (Trang 44, 45)

21
Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hìnhtam giác, hình chữ nhật ( Tiết 1) (Trang 46, 47)

8
22
Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật ( Tiết 2) (Trang 48, 49)

23
Bài 8: Thực hành lắp ghép xếp hình ( Tiết 1) (Trang 50, 51)

24
Bài 8: Thực hành lắp ghép xếp hình( Tiết 2) (Trang 52, 53)

9
25
Bài 9: Luyện tập chung (Trang 54, 55)

26
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 1) (Trang 56, 57)

27
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 2) (Trang 58, 59)

10
28
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 3) (Trang 60, 61)

29
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 4) (Trang 62,63)

30
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 5) (Trang 64, 65)

11
31
Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 ( Tiết 6) (Trang 66, 67)

32
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 1) (Trang 68, 69)

33
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 2) (Trang 70, 71)

12
34
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 3) (Trang 72, 73)

35
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 4) (Trang 74, 75)

36
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 5) (Trang 76, 77)

13
37
Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 6) (Trang 78, 79)

38
Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
 ( Tiết 1) (Trang 80, 81)

39
Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
( Tiết 2) (Trang 82, 83)

14
40
Bài 12: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 
( Tiết 3) (Trang 84, 85)

41
Bài 13: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 86, 87)

42
Bài 13: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 88, 89)

15
43
Bài 13: Luyện tập chung ( Tiết 3) (Trang 90, 91)

44
Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật( Tiết 1) (Trang 92, 93)

45
Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật ( Tiết 2) (Trang 94, 95)

16
46
Bài 15: Vị trí định hướng trong không gian ( Tiết 1) (Trang 96, 97)

47
Bài 15: Vị trí định hướng trong không gian ( Tiết 2) (Trang 98, 99)

48
Bài 16: Luyện tập chung (Trang 100, 101)

17
49
Bài 17: Ôn tập các số trong phạm vi 10 ( Tiết 1) (Trang 102, 103)

50
Bài 17: Ôn tập các số trong phạm vi 10 ( Tiết 2) (Trang 104, 105)

51
Bài 18: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 ( Tiết 1) (Trang 106, 107)

18
52
Bài 18: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10( Tiết 2) (Trang 108, 109)

53
Bài 19: Ôn tập hình học (Trang 110, 111)

54
Bài 20: Ôn tập chung (Trang 112, 113)

*HỌC KỲ 2
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
19
55
Bài 21: Số có hai chữ số( Tiết 1) (Trang 4, 5)

56
Bài 21: Số có hai chữ số ( Tiết 2) (Trang 6, 7)

57
Bài 21: Số có hai chữ số( Tiết 3) (Trang 8, 9)

20
58
Bài 21: Số có hai chữ số ( Tiết 4) (Trang10, 11)

59
Bài 21: Số có hai chữ số ( Tiết 5) (Trang 12, 13)

60
Bài 21: Số có hai chữ số ( Tiết 6) (Trang 14,15)

21
61
Bài 22: So sánh số có hai chữ số ( Tiết 1) (Trang 16, 17)

62
Bài 22: So sánh số có hai chữ số ( Tiết 2) (Trang 18, 19)

63
Bài 22: So sánh số có hai chữ số ( Tiết 3) (Trang 20, 21)

22
64
Bài 23: Bảng các số từ 1 đến 100 (Trang 22, 23)

65
Bài 24: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 24, 25)

66
Bài 24: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 26, 27)

23
67
Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn ( Tiết 1) (Trang 28, 29)

68
Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn ( Tiết 2) (Trang 30, 31)

69
Bài 26: Đơn vị đo dộ dài ( Tiết 1) (Trang 32, 33)

24
70
Bài 26: Đơn vị đo dộ dài ( Tiết 2) (Trang 34, 35)

71
Bài 27: Thực hành ước lượng và đo độ dài ( Tiết 1) (Trang 36, 37)

72
Bài 27: Thực hành ước lượng và đo độ dài ( Tiết 2) (Trang 38, 39)

25
73
Bài 28: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 40, 41)

74
Bài 28: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 42, 43)

75
Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số ( Tiết 1) (Trang 44, 45)

26
76
Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số ( Tiết 2) (Trang 46, 47)

77
Bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số ( Tiết 3) (Trang 48, 49)

78
Bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số ( Tiết 4) (Trang 50, 51)

27
79
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Tiết 1) (Trang 52, 53)

80
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Tiết 2) (Trang 54, 55)

81
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Tiết 3) (Trang 56, 57)

28

82
Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số ( Tiết 4) (Trang 58, 59)

83
Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số ( Tiết 5) (Trang 60, 61)

84
Bài 32: Phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số ( Tiết 6) (Trang 62, 63)

29
85
Bài 33: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 64, 65)

86
Bài 33: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 66, 67)

87
Bài 33: Luyện tập chung ( Tiết 3) (Trang 68, 69)

30
88
Bài 33: Luyện tập chung ( Tiết 4) (Trang 70, 71)

89
Bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ ( Tiết 1) (Trang 72, 73)

90
Bài 34: Xem giờ đúng trên đồng hồ ( Tiết 2) (Trang 74, 75)

31
91
Bài 35: Các ngày trong tuần ( Tiết 1) (Trang 76, 77)

92
Bài 35: Các ngày trong tuần ( Tiết 2) (Trang 78, 79)

93
Bài 36: Thực hành xem lịch và giờ ( Tiết 1) (Trang 80, 81)

32
94
Bài 36: Thực hành xem lịch và giờ ( Tiết 2) (Trang 82, 83)

95
Bài 37: Luyện tập chung ( Tiết 1) (Trang 84, 85)

96
Bài 37: Luyện tập chung ( Tiết 2) (Trang 86, 87)

33
97
Bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10( Tiết 1) (Trang 88, 89)

98
Bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10 ( Tiết 2) (Trang 90, 91)

99
Bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10 ( Tiết 3) (Trang 92, 93)

34
100
Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100 ( Tiết 1) (Trang 94, 95)

101
Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100 ( Tiết 2) (Trang 96, 97)

102
Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100( Tiết 3) (Trang 98, 99)

35
103
Bài 40: Ôn tập hình học và đo lường (( Tiết 1) Trang 100, 101)

104
Bài 40: Ôn tập hình học và đo lường ( Tiết 2) (Trang 102, 103)

105
Bài 41: Ôn tập chung (Trang 104, 105)


V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Tài liệu giảng dạy và học tập 
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên, vở bài tập Toán 1.
- Tư liệu tham khảo: 
- Khai thác các nguồn tài liệu tham khảo trên internet: baigiangdientu.vn;
Violet, Thư viện điện tử, Giáo dục Tiểu học,vndoc.com, kinhnghiemdayhoc.net..
2. Đồ dùng, thiết bị dạy học
- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành Toán gồm bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số; bộ thiết bị dạy phép tính; bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối, mô hình đồng hồ: giúp HS nhận biết số, đọc viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi 100; thực hành cộng trừ trong phạm vi 10, cộng (không nhớ) trong phạm vi 100; giúp học sinh nhận dạng hình, lắp ghép xếp hình và thực hành xem đồng hồ; máy chiếu, cassette.
	- Đồ dùng dạy học tự làm: bộ thẻ chữ chọn đúng sai, đáp án a,b,c,d; đ, s, bảng phụ, bảng nhóm, tranh ảnh, các tấm thẻ ghi phép tính......
3. Đồ dùng học tập
- Sách giáo khoa môn Toán 1, Vở Bài tập Toán 1.
- Bộ thực hành Toán 1, bảng con, phấn, giấy A4, màu tô, bút chì, thước kẻ, bút máy, mực, phiếu học tập,..
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với tổ trưởng chuyên môn: 
- Tổ trưởng phân công các thành viên trong tổ cùng xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2020-2021, trình hiệu trưởng ký duyệt
- Triển khai kế hoạch dạy đến các thành viên trong tổ nghiên cứu và thực hiện . Trong quá trình thực hiện , nếu có điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch thì sẽ đưa ra bàn bạc và thống nhất trong các lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất sau đó báo cáo với BGH để có hướng dẫn chỉ đạo.
2. Đối với giáo viên
- Gv dựa vào kế hoạch dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị Đ D DH trước khi đến lớp nhằm đảm bảo hiệu quả cao của tiết học
- Gv cần tăng cường sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học tích cực để đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
3. Đối với nhân viên Thư viện, thiết bị
- Quản lý mọi hoạt động của thư viên, thiết bị.
- Xây dựng các hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Trên đây là Kế hoạch dạy học môn Toánlớp 1 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 năm học 2020-2021, yêu cầu tất cả các thành viên của Tổ chuyên môn khối 1 nghiêm túc thực hiện./. 
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

 TM. TỔ CHUYÊN MÔN ....
TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_1_nam_hoc_2020_2021.docx