Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1- Năm học 2020-2021

2. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1

Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở cấp tiểu học thực hiện qua 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, được "phân giải" thành các yêu cầu cần đạt đối với các hoạt động: đọc, viết, nói và nghe. Ngoài các kĩ năng tiếng Việt, mục tiêu về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cũng đạt được thông qua các hoạt động này. Để đạt được các yêu cầu về đọc, viết, nói và nghe ở mỗi lớp, Chương trình quy định một số nội dung dạy học tối thiểu, bao gồm những kiến thức về tiếng Việt, văn học và định hướng lựa chọn ngữ liệu. Sau đây là yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học ở lớp 1.

a) Đọc

* Kĩ thuật đọc

- Ngồi (hoặc đứng thẳng lưng); sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm.

- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (Có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

- Bước đầu biết đọc thầm. Nhận biết được bìa sách và tên sách.

* Đọc hiểu

+ Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh. - Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của GV.

- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của GV.

- Liên hệ, so sánh, kết nối

- Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng 4 -5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 – 40 chữ.

docx 10 trang Hào Phú 16/07/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1- Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1- Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt Lớp 1- Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔM TIẾN VIỆT LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
Vạn Giã, tháng 8 năm 2020
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Vạn Giã, ngày 20 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
NĂM HỌC 2020-2021
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông;
 Căn cứ vào Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/ 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
 Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Công văn 3535/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ đầu năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn 3866/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021;
Căn cứ Công văn số 2264/SGD&ĐT-GDTH ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Sở GD-ĐT Khánh Hòa về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021;
   Căn cứ Kế hoạch số 377/KH-UBND ngày 13/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 1367/PGD&ĐT-GDTH ngày 26/11/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về tổ chức Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 499/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Vạn Ninh;
Căn cứ Công văn số 1223/PGD&ĐT - GDTH ngày 12/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2020- 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-VG3 ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 về Kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021;
Tổ chuyên môn khối 1 xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt năm học 2020 - 2021 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tình hình đội ngũ giáo viên: 
Tổng số
GVCN
ÂN
MT
GDTC
TNXH
TPT
Trình độ
Đảng viên
ĐH
CĐ
9
4
1
1
1
1
1
5
4
7
+ Tổng số: 9 trong đó:
+ GVCN: 04 ( trực tiếp dạy Toán)
* Trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 05/03
+ Đảng viên: 07/06 (Nguyên, Loan, Ngân, Ly, Liến, Vũ, Trâm)
2. Số lượng học sinh:
Tổng số học sinh: 129/60em
Lớp
1A
1B
1C
1D
Cộng
Số học sinh
34/16
33/16
31/14
31/14
129/60
* Độ tuổi: Sinh năm 2013: 03 em ; Sinh năm 2014: 126 em. 
+ HS học 2 buổi/ngày: 129 em; HS học bán trú: 91 em.
3. Thuận lợi và khó khăn:
3.1. Thuận lợi
a) Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn sát sao.
- BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện động viên khuyến khích giáo viên trong công tác chuyên môn.
b) Về phía giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- 100 %  giáo viên dạy lớp 1 được tham gia vào lớp tập huấn chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức.
 - 100 %  giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn trực tuyến chương trình Sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do Bộ giáo dục, Sở giáo dục Khánh Hòa, Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức. 
c) Về phía học sinh:
- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
- Đa số các em rất thích thú và hào hứng, muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức khi được học theo chương trình mới.
	3.2. Khó khăn 
	a) Về phía giáo viên:
	 - Là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, giáo viên còn lúng trong cách lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhất để giúp học sinh tiếp cận được với nội dung bài học một cách dễ dàng và hiệu quả nhằm đạt kết quả cao trong học tập.
	- Trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn đúng theo quy định của CTGDPT mới. (có 4 GV đang tham gia học lớp Đại học tại chức.)
	- Đồ dùng dạy học của giáo viên chủ yếu là tự làm và tận dụng lại các đồ dùng, thiết bị dạy học cũ đã sử dụng ở những năm trước trong thư viện trường, hiện chưa có đồ dùng dạy theo chương trình SGK mới nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian chuẩn bị bài và việc chủ động giảng dạy của giáo viên.
 b, Về phía học sinh:
	- Một số phụ huynh không biết chữ nên không thể tự hướng dẫn việc học tập cho con em mình. Một số phụ huynh làm việc cả ngày lẫn đêm nên không có thời gian theo dõi việc học của các con. Một số HS còn ham chơi, chưa có ý thức tự học. Một số học sinh chậm về tư duy và trí nhớ nên không thể thuộc ngay được bảng chữ cái. Một số học sinh chưa qua lớp mầm non theo đúng độ tuổi nên không biết cách cầm bút.
 	- Kiến thức môn Tiếng Việt theo SGK mới còn nặng so với trình độ nhận thức của các em vì số lượng âm, vần để học sinh phải nhớ trong một ngày quá nhiều. Khả năng nhận thức, tiếp cận kiến thức và trải nghiệm sống ở mỗi học sinh khác nhau nên việc tiếp nhận nội dung của các học sinh sẽ không đồng đều nên gây khó khăn cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động dạy học.
 	- Các em còn nhút nhát chưa thật sự mạnh dạn phát biểu ý kiến, năng lực giao tiếp , khả năng đóng vai xử lí tình huống của các em còn hạn chế do vốn từ của các em còn ít. 
	III. MỤC TIÊU
	1. Mục tiêu chương trình Tiếng việt cấp Tiểu học
- Chương trình môn ngữ văn, ban hành ngày 26 tháng12 năm 2018, quy định mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở cấp tiểu học như sau:
- Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động, thật thà, ngay thẳng trong học tập và đợi sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. 
- Giúp HS bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngư ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản; đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. 
- Phát triển năng lực văn học của HS với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
	2. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 
Mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở cấp tiểu học thực hiện qua 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, được "phân giải" thành các yêu cầu cần đạt đối với các hoạt động: đọc, viết, nói và nghe. Ngoài các kĩ năng tiếng Việt, mục tiêu về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cũng đạt được thông qua các hoạt động này. Để đạt được các yêu cầu về đọc, viết, nói và nghe ở mỗi lớp, Chương trình quy định một số nội dung dạy học tối thiểu, bao gồm những kiến thức về tiếng Việt, văn học và định hướng lựa chọn ngữ liệu. Sau đây là yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học ở lớp 1.
	a) Đọc
	* Kĩ thuật đọc 
	- Ngồi (hoặc đứng thẳng lưng); sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm. 
	- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (Có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng). 
	- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ. 
	- Bước đầu biết đọc thầm. Nhận biết được bìa sách và tên sách.
	* Đọc hiểu
 	+ Văn bản văn học 
 Đọc hiểu nội dung
	- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh. - Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ. 
	 Đọc hiểu hình thức 
	- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của GV. 
	- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của GV. 
	- Liên hệ, so sánh, kết nối 
	- Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản. 
	- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
	Đọc mở rộng
	- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. 
	- Thuộc lòng 4 -5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 – 40 chữ.
	+ Văn bản thông tin
	Đọc hiểu nội dung
	- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.
	- Trả lời được câu hỏi: "Văn bản này viết về điều gì?" với sự gợi ý, hỗ trợ.
	Đọc hiểu hình thức
	- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
	- Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS.
	Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
b) Viết
	* Kĩ thuật viết
	- Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, hai chân đặt vuông góc trên mặt đất; một tay úp đặt lên góc vớ, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). 
	- Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.
	- Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh. 
	- Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe – viết. Tốc độ viết khoảng 30- 35 chữ trong 15 phút.
	* Viết câu, đoạn văn ngắn
	Quy trình viết 
	Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì? 
	Thực hành viết 
	- Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 
	- Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý. 
- Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
	c) Nói và nghe
	* Nói
	- Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói.
	- Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.
	- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe. 
	- Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý. 
	- Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).
	* Nghe
	- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ. 
	- Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.
	- Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
	* Nói nghe tương tác 
	- Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu. 
- Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản.
	3. Yêu cầu cần đạt
	3.1 Về năng lực
	- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản; đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả; viết được một số câu, đoạn văn ngắn ; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. 
	3.2 Về phẩm chất
- Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động, thật thà, ngay thẳng trong học tập và đợi sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. 
IV. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT DẠY 
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú

1
an, ăn, ăng 


TVTC
Ân- luyện tập (ôn tập)
Lấy 1 tiết tăng cường học vần ân +luyện tập. 

2
Theo CT 2018


3
Theo CT 2018


TVTC
Ôn tập
Lấy 1 tiết tăng cường ôn tập

V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Tài liệu giảng dạy và học tập 
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt lớp 1.
- Tư liệu tham khảo: 
- Khai thác các nguồn tài liệu tham khảo trên internet: baigiangdientu.vn;
Violet, Thư viện điện tử, Giáo dục Tiểu học,vndoc.com, kinhnghiemdayhoc.net..
2. Đồ dùng, thiết bị dạy học
- Đồ dùng dạy học: có tương đối đầy đủ sách giáo khoa, , máy chiếu, cassette, sách tham khảo, bộ thực hành Tiếng Việt. Các tranh ảnh trong sách đã được scan và đưa vào slide trình chiếu BGĐT thuận tiện cho giảng dạy HS. Đồ dùng cũ trong bộ thực hành được tái sử dụng gồm:
 	+ Bộ thẻ chữ học vần thực hành: Giúp HS thực hành ghép vần, ghép tiếng khóa, từ khóa, từ ngữ ứng dụng và thực hành vận dụng sáng tạo (ghép tiếng, từ mở rộng trên cơ sở các âm, vần, thanh đã học.
	+ Bộ tranh mẫu chữ viết: Giúp HS thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu chữ viết để cho đúng, đẹp, kích thích hứng thu luyện viết chữ đẹp của HS. Tuy nhiên mẫu chữ cao 6 li, không phù hợp với mẫu chữ 5 li ở chương trình hiện nay.
- Đồ dùng dạy học tự làm: Bộ thẻ mặt cười, mặt mếu, bộ thẻ chữ chọn đúng sai, đáp án a,b,c, d; đ, s, bảng phụ, bảng nhóm,..
3. Đồ dùng học tập
- Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1, Vở Bài tập Tiếng Việt 1; Vở Tập viết.
- Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con, phấn, giấy A4, màu tô, bút chì, thước kẻ, bút máy, mực,..
- Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh, video, các trò chơi học tập, máy chiếu, cassette... 
- Đồ dùng dạy học tự làm: bảng phụ, bảng nhóm, tranh ảnh; bộ hình đồ dùng, vật dụng trong nhà; phích cắm điện; bộ phiếu bìa ghi tên đồ dùng có trong lớp học.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với tổ trưởng chuyên môn: 
- Tổ trưởng phân công các thành viên trong tổ cùng xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2020-2021, trình hiệu trưởng ký duyệt.
- Triển khai kế hoạch dạy đến các thành viên trong tổ nghiên cứu và thực hiện . Trong quá trình thực hiện , nếu có điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch thì sẽ đưa ra bàn bạc và thống nhất trong các lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất sau đó báo cáo với BGH để có hướng dẫn chỉ đạo.
2. Đối với giáo viên
- Giáo viên dựa vào kế hoạch dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi đến lớp nhằm đảm bảo hiệu quả cao của tiết học
- Giáo viên cần tăng cường sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học tích cực để đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
3. Đối với nhân viên Thư viện, thiết bị
- Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Xây dựng các hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Trên đây là Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 năm học 2020-2021, yêu cầu tất cả các thành viên của Tổ chuyên môn khối 1 nghiêm túc thực hiện./. 
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

 TM. TỔ CHUYÊN MÔN 1
TỔ TRƯỞNG
Phan Thị Hồng Loan

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tieng_viet_lop_1_nam_hoc_2020_2021.docx