Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Năm học 2020-2021
2. Mục tiêu chương trình môn Đạo đức lớp 1
Bước đầu hình thành, phát triểnở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luậtvà sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; cótrách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.
Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
3. Yêu cầu cần đạt
3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu
Môn Đạo đức góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức (năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã nêu trong Chương trình tổng thể.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Đạo đức Lớp 1 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3 TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 1 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 NĂM HỌC 2020-2021 Vạn Giã, tháng 8 năm 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN GIÃ 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ CHUYÊN MÔN 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vạn Giã, ngày 20 tháng 8 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 NĂM HỌC 2020-2021 I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông; Căn cứ vào Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/ 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học; Căn cứ Công văn 3535/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ đầu năm học 2020-2021; Căn cứ Công văn 3866/BGD ĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021; Căn cứ Công văn số 2264/SGD&ĐT-GDTH ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Sở GD-ĐT Khánh Hòa về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021; Căn cứ Kế hoạch số 377/KH-UBND ngày 13/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Căn cứ Công văn số 1367/PGD&ĐT-GDTH ngày 26/11/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh về tổ chức Kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học; Căn cứ Kế hoạch số 499/KH-UBND ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Vạn Ninh; Căn cứ Công văn số 1223/PGD&ĐT - GDTH ngày 12/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2020- 2021; Căn cứ Kế hoạch số 197/KH-VG3 ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 về Kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021; Tổ chuyên môn khối 1 xây dựng Kế hoạch dạy học môn Đạo đức năm học 2020 - 2021 như sau: II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Tình hình đội ngũ giáo viên: Tổng số GVCN ÂN MT GDTC TNXH TPT Trình độ Đảng viên ĐH CĐ 9 4 1 1 1 1 1 5 4 7 + Tổng số: 9 trong đó: + GVCN: 04 ( trực tiếp dạy Toán) * Trình độ chuyên môn: + Đại học: 05/03 + Đảng viên: 07/06 (Nguyên, Loan, Ngân, Ly, Liến, Vũ, Trâm) 2. Số lượng học sinh: Tổng số học sinh: 129/60em Lớp 1A 1B 1C 1D Cộng Số học sinh 34/16 33/16 31/14 31/14 129/60 * Độ tuổi: Sinh năm 2013: 03 em ; Sinh năm 2014: 126 em. + HS học 2 buổi/ngày: 129 em; HS học bán trú: 91 em. 3. Thuận lợi và khó khăn: 3.1. Thuận lợi a) Về phía nhà trường: - Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn sát sao. - BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện động viên khuyến khích giáo viên trong công tác chuyên môn. b) Về phía giáo viên: - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu. - 100 % giáo viên dạy lớp 1 được tham gia vào lớp tập huấn chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức. - 100 % giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn trực tuyến chương trình Sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do Bộ giáo dục, Sở giáo dục Khánh Hòa, Phòng giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh tổ chức. c) Về phía học sinh: - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt. - Đa số các em rất thích thú và hào hứng, muốn tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức khi được học theo chương trình mới. 3.2. Khó khăn a) Về phía giáo viên: - Là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới, giáo viên còn lúng trong cách lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhất để giúp học sinh tiếp cận được với nội dung bài học một cách dễ dàng và hiệu quả nhằm đạt kết quả cao trong học tập. - Trình độ giáo viên chưa đạt chuẩn đúng theo quy định của CTGDPT mới. (có 4 GV đang tham gia học lớp Đại học tại chức.) - Đồ dùng dạy học của giáo viên chủ yếu là tự làm và tận dụng lại các đồ dùng, thiết bị dạy học cũ đã sử dụng ở những năm trước trong thư viện trường, hiện chưa có đồ dùng dạy theo chương trình SGK mới nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian chuẩn bị bài và việc chủ động giảng dạy của giáo viên. b, Về phía học sinh: - Một số phụ huynh không biết chữ nên không thể tự hướng dẫn việc học tập cho con em mình. Một số phụ huynh làm việc cả ngày lẫn đêm nên không có thời gian theo dõi việc học của các con. Một số HS còn ham chơi, chưa có ý thức tự học. Một số học sinh chậm về tư duy và trí nhớ nên không thể thuộc ngay được bảng chữ cái. Một số học sinh chưa qua lớp mầm non theo đúng độ tuổi nên không biết cách cầm bút. - Khả năng nhận thức, tiếp cận kiến thức và trải nghiệm sống ở mỗi học sinh khác nhau nên việc tiếp nhận nội dung của các học sinh sẽ không đồng đều nên gây khó khăn cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động dạy học. - Các em còn nhút nhát chưa thật sự mạnh dạn phát biểu ý kiến, năng lực giao tiếp , khả năng đóng vai xử lí tình huống của các em còn hạn chế do vốn từ của các em còn ít. III. MỤC TIÊU Mục tiêu chương trình Đạo đức Tiểu học Chương trình môn Đạo đức góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhânvà yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 2. Mục tiêu chương trình môn Đạo đức lớp 1 Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luậtvà sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; cótrách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân. Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. 3. Yêu cầu cần đạt 3.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu Môn Đạo đức góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. 3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức (năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã nêu trong Chương trình tổng thể. Yêu cầu cần đạt về các năng lực này như sau: Năng lực điều chỉnh hành vi Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. - Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. - Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được tính chất đúng - sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. - Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. - Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác. Điều chỉnh hành vi: Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác. - Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. - Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. - Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí. b. Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân: Nhận biết được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. Lập kế hoạch phát triển bản thân: Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, cách lập kế hoạch cá nhân. - Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân. Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. - Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân. c. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu,... - Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân. - Nhận biết được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền. Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề đơn giản, phù hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. - Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. - Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn. - Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức. IV. PHÂN PHỐI SỐ TIẾT DẠY * Cả năm: 35 tiết/ 35 tuần - 01 tiết/ tuần * HỌC KỲ 1: 18 tiết/ tuần Tuần Tiết Tên bài Ghi chú 1 1 Bài 1: Em giữ sạch đôi tay (Trang 6, 7) 2 2 Bài 2: Em giữ sạch răng miệng (Trang 8, 9) 3 3 Bài 3: Em tắm gội sạch sẽ (Trang 10, 11) 4 4 Bài 4: Em giữ trang phục gọn gàng sạch sẽ(Trang 12, 13) 5 5 Bài 5: Gia đình của em (Trang 14, 15, 16, 17, 18, 19) 6 6 Bài 6: Lễ phép vâng lời ông bà,cha mẹ, anh chị (Trang 20, 21) 7 7 Bài 7: Quan tâm chăm sóc ông bà (Trang 22, 23) 8 8 Bài 8: Quan tâm chăm sóc cha mẹ (Trang 24, 25) 9 9 Bài 9: Chăm sóc , giúp đỡ em nhỏ (Trang 26, 27) 10 10 Thực hành kĩ năng giữa kì ( ôn từ bài 1 đến bài 9) 11 11 Bài 10: Đi học đúng giờ (Trang 28, 29) 12 12 Bài 11: Học bài và làm bài đầy đủ (Trang 30, 31) 13 13 Bài 12: Giữ trật tự trong trường lớp (Trang 32, 33) 14 14 Bài 13 Giữ gìn tài sản của trường lớp (Trang 34, 35) 15 15 Bài 14: Giữ gìn vệ sinh trường lớp (Trang 36, 37) 16 16 Bài 15: Gòn gàng ngăn nắp (Trang 38, 39) 17 17 Bài 16: Học tập sinh hoạt đúng giờ (Trang 40, 41) 18 18 Ôn tập-đánh giá (ôn từ bài 10 đến 16) *HỌC KỲ 2: 17 tiết/ tuần Tuần Tiết Tên bài Ghi chú 19 19 Bài 17: Tự giác học tập (Trang 42, 43) 20 20 Bài 18: Tự giác tham gia các hoạt động của trường (Trang 44, 45) 21 21 Bài 19: Tự giác làm việc ở nhà (Trang 46, 47) 22 22 Bài 20: Không nói dối (Trang 48, 49) 23 23 Bài 21: Không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác (Trang 50, 51) 24 24 Bài 22: Nhặt được của rơi trả người đánh mất (Trang 52, 53) 25 25 Bài 23: Biêt nhận lỗi (Trang 54, 55) 26 26 Thực hành năng giữa kì (ôn từ bài 17 đến 23) 27 27 Bài 24: Phòng tránh tai nạn giao thông (Trang 56, 57) 28 28 Bài 25: Phòng tránh đuối nước (Trang 58, 59) 29 29 Bài 26: Phòng tránh bỏng (Trang 60, 61) 30 30 Bài 27: Phòng tránh thương tích do bị ngã (Trang 62, 63) 31 31 Bài 28: Phòng tránh điện giật (Trang 64, 65) 32 32 Bài 29: Phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Trang 66, 67) 33 33 Bài 30: Phòng tránh xâm hại (Trang 68, 69, 70) 34 34 Ôn tập đánh giá (ôn từ bài 24 đến 30) 35 35 Ôn tập đánh giá V. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 1. Tài liệu giảng dạy và học tập - Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên lớp 1. - Tư liệu tham khảo: - Khai thác các nguồn tài liệu tham khảo trên internet: baigiangdientu.vn; Violet, Thư viện điện tử, Giáo dục Tiểu học,vndoc.com, kinhnghiemdayhoc.net.. 2. Đồ dùng, thiết bị dạy học - Đồ dùng dạy học: có tương đối đầy đủ sách giáo khoa, máy chiếu, cassette, sách tham khảo. Các tranh ảnh trong sách đã được scan và đưa vào slide trình chiếu BGĐT thuận tiện cho giảng dạy HS. - Đồ dùng dạy học tự làm: bảng phụ, bảng nhóm, file âm thanh, video clip, tranh, ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy, thẻ mặt cười, mặt mếu, .... 3. Đồ dùng học tập - Sách giáo khoa môn Đạo đức 1 - Bút chì, hộp màu, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán, VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với tổ trưởng chuyên môn: - Tổ trưởng phân công các thành viên trong tổ cùng xây dựng kế hoạch dạy học năm học 2020-2021, trình hiệu trưởng ký duyệt. - Triển khai kế hoạch dạy đến các thành viên trong tổ nghiên cứu và thực hiện . Trong quá trình thực hiện , nếu có điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch thì sẽ đưa ra bàn bạc và thống nhất trong các lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất sau đó báo cáo với BGH để có hướng dẫn chỉ đạo. 2. Đối với giáo viên - Giáo viên dựa vào kế hoạch dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi đến lớp nhằm đảm bảo hiệu quả cao của tiết học - Giáo viên cần tăng cường sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học tích cực để đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. 3. Đối với nhân viên Thư viện, thiết bị - Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị. - Xây dựng các hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học. - Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách. Trên đây là Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 của Trường Tiểu học Vạn Giã 3 năm học 2020-2021, yêu cầu tất cả các thành viên của Tổ chuyên môn khối 1 nghiêm túc thực hiện./. DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TM. TỔ CHUYÊN MÔN 1 TỔ TRƯỞNG Phan Thị Hồng Loan
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_dao_duc_lop_1_nam_hoc_2020_2021.docx