Hướng dẫn ôn tập lần 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Thái Học
I. Phần văn bản: soạn 4 văn bản sau: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học
II. Phần Tập làm văn (Viết thành bài văn hoàn chỉnh – Học thuộc dàn ý)
Đề 1: Từ bài “bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và hành”. (Đề 2 trang 85)
a. Mở bài
- Có nhiều phương pháp học tập, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
- Trong bài "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp đưa ra một số phương pháp học, trong đó phương pháp học đi đôi với hành đặc biệt quan trọng.
b. Thân bài
*Luận điểm 1: Giải thích thế nào là “học” và “hành”?
- "Học": là hoạt động thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng để hoàn thiện mình của con người.
- “Hành": là làm theo những điều đã học, vận dụng, ứng dụng nó vào trong đời sống hằng ngày.
- Vậy “học” đi đôi với “hành” là: vận dụng lí thuyết, kiến thức đã học vào thực tế.
*Luận điểm 2: Mối quan hệ giữa “học” và “hành”:
- “Học” và “hành” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: có học thì mới biết hành, có hành thì mới thấy được kết quả học tập, khám phá...
- “Học” mà không “hành” thì mãi mãi chỉ là những mớ lí thuyết xuông.
+ Những kiến thức mà ta học trở nên khó hiểu.
+ Những phát minh, tìm tòi của bao thế hệ trở nên vô nghĩa.
+ Người học trở nên lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không chịu tìm tòi, khám phá. -> Cuộc sống trở nên vô nghĩa.
DC1: Trong các kì thi Olimpic quốc tế, điểm thi thực hành của HS, SV Việt Nam thường là điểm O vì chúng ta học nặng về lí thuyết, không được thực hành nhiều.
DC2: Không thực hành nấu một món ăn, lắp đặt một vài đồ điện...thì kiến thức môn Công nghệ thành vô nghĩa.
- Nếu “hành” mà không “học” thì đó là cách thực hành mò mẫm, khó thành công, không hiệu quả vì không có lí thuyết soi sáng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập lần 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Thái Học
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 (Lần 2) I. Phần văn bản: soạn 4 văn bản sau: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học II. Phần Tập làm văn (Viết thành bài văn hoàn chỉnh – Học thuộc dàn ý) Đề 1: Từ bài “bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và hành”. (Đề 2 trang 85) a. Mở bài - Có nhiều phương pháp học tập, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. - Trong bài "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp đưa ra một số phương pháp học, trong đó phương pháp học đi đôi với hành đặc biệt quan trọng. b. Thân bài *Luận điểm 1: Giải thích thế nào là “học” và “hành”? - "Học": là hoạt động thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng để hoàn thiện mình của con người. - “Hành": là làm theo những điều đã học, vận dụng, ứng dụng nó vào trong đời sống hằng ngày. - Vậy “học” đi đôi với “hành” là: vận dụng lí thuyết, kiến thức đã học vào thực tế. *Luận điểm 2: Mối quan hệ giữa “học” và “hành”: - “Học” và “hành” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: có học thì mới biết hành, có hành thì mới thấy được kết quả học tập, khám phá... - “Học” mà không “hành” thì mãi mãi chỉ là những mớ lí thuyết xuông. + Những kiến thức mà ta học trở nên khó hiểu. + Những phát minh, tìm tòi của bao thế hệ trở nên vô nghĩa. + Người học trở nên lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không chịu tìm tòi, khám phá. -> Cuộc sống trở nên vô nghĩa. DC1: Trong các kì thi Olimpic quốc tế, điểm thi thực hành của HS, SV Việt Nam thường là điểm O vì chúng ta học nặng về lí thuyết, không được thực hành nhiều. DC2: Không thực hành nấu một món ăn, lắp đặt một vài đồ điện...thì kiến thức môn Công nghệ thành vô nghĩa. - Nếu “hành” mà không “học” thì đó là cách thực hành mò mẫm, khó thành công, không hiệu quả vì không có lí thuyết soi sáng. + Liên tục thất bại khiến con người chán nản, bỏ cuộc. + Tốn tiền của, công sức, thậm chí nguy hiểm tính mạng của mình và của người khác. DC: + Thực hành làm thí nghiệm mà không có kiến thức lí thuyết sẽ nguy hiểm cho mình và những người xung quanh. + Thực hành lắp đồ điện mà không có kiến thức lí thuyết sẽ mất công, mất của, nguy hiểm tính mạng. *Luận điểm 3: Tác dụng của “học” đi đôi với “ hành” - “Học” đi đôi với “hành” là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả vì: + Nó vừa giúp người học nắm vững kiến thức lí thuyết. + Vừa vận dụng lí thuyết vào phục vụ thực tế đời sống học tập, sinh hoạt, làm việc...hiệu quả. - Thực hành giúp chúng ta nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. Nó là động lực để ta khám phá những điều chưa biết. - Có lí thuyết soi sáng thì thực hành dễ dàng và dễ thành công, qua thực hành để kiểm chứng, củng cố và khắc sâu lí thuyết. *Luận điểm 4: So sánh với một số cách học lệch lạc: Lối học hình thức, học cầu danh lợi...để thấy được hiệu quả của học đi đôi với hành. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: “Học” và “hành” có mối quan hệ chặt chẽ, là một phương pháp đặc biệt quan trọng trong cách học của chúng ta. - Lời khuyên mọi người hãy phát huy cách học này. Đề 2: Câu nói của nhà văn M.Go- rơ- ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống". (Đề 3 trang 85) Vấn đề bàn luận: vai trò của sách. 1. Mở bài - Sách có vai trò quan trọng với con người. - Để khẳng định điều đó, M.Go- rơ-ki đã nói: "Hãy yêu sách... là con đường sống". 2. Thân bài a Luận điểm 1: Giải thích ý kiến của Go- rơ-ki: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu nhất của con người. - Sách là kho tàng chứ đựng những hiểu biết, kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm của các thế hệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. - Còn kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều thế hệ, từ mọi lĩnh vực. - Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ của kiến thức. -> Qua câu nói trên, nhà văn đã khẳng định tầm quan trọng của sách với con người, và khuyên mọi người phải biết yêu quý sách. b. Luận điểm 2: Sách là nguồn kiến thức vô tận cho con người; chỉ có kiến thức mới là con đường sống. (mở mang tri thức) * Sách là nguồn kiến thức vô tận cho con người: + Sách giúp ta hiểu biết về thế giới xung quanh: thế giới tự nhiên, cuộc sống xã hội... + Sách giúp con người mở mang tri thức về mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. + Sách Lịch sử: giúp ta hiểu biết về lịch sử dân tộc. Ta hiểu rằng dân tộc ta trải qua gian lao, vất vả song cũng kiên cường, anh dũng đến nhường nào. + Sách Văn học: không chỉ giúp ta hiểu biết về nền văn học VN mà ta còn khám phá nền văn học thế giới. Nhờ có các tác phẩm văn học, ta hiểu được người nông dân xưa phải sống cơ cực, khổ sở như thế nào? Họ chẳng có gì để ăn, phải bán con, bán chó như nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Hay lão Hạc phải kết liễu cuộc đời mình bằng bả chó trong “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Đến với sách Tiếng Việt: ta biết được hệ thống từ loại tiếng Việt rất phong phú, biết được sự đa dạng của các kiểu câu chia theo cấu tạo hoặc chia theo mục đích nói...đúng như lời ông cha ta đã nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN”. + Sách giúp ta học được điều hay, thu thập tư tưởng mới lạ: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta”. + Sách Toán.... + Sách Vật lí.... * Chỉ có kiến thức mới là con đường sống: - Sách giúp con người mở mang trí tuệ, bồi dưỡng nhân cách, tìm được con đường sống đúng đắn và thành công. - Sach là công cụ, phương tiện để con người giao tiếp với nhau qua các thế hệ, thời đại, giúp con người kế thừa và vươn tới các trình độ vanw minh mới. - Có những cuốn sách mở ra con đường mới cho nhân loại. - Có kiến thức về mọi lĩnh vực thì con người sẽ sống tốt hơn. c. Luận điểm 3: Sách bồi đắp tâm hồn tình cảm, giúp con người sống tốt hơn. (Tham khảo SGK T84) - Kho đọc sách, những con người xa lạ trở nên gần gũi, đáng yêu. - Đọc sách giúp chúng ta trở nên điềm tĩnh, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ít để ý đến những chuyện bực bội. - Mỗi cuốn sách đều là những bậc thanh nhỏ và khi đọc nó chúng ta tách khỏi con thú để tiến gần hơn đến con người, tới gần quan niệm về c/s tốt đẹp nhất. d. Luận điểm 4: Vậy chúng ta phải yêu sách và yêu sách như thế nào? - Chúng ta phải yêu sách vì sách là người bạn đồng hành đáng tin cậy, là người thầy đáng kính, là người bạn tâm tình trong cuộc sống. * Chúng ta phải yêu sách như thế nào? - Phải biết giữ gìn, bảo quản, nâng niu, trân trọng sách. - Phải biết sử dụng sách có hiệu quả vì sách có nhiều loại, có cả loại sách kém chất lượng. Nếu đọc loại sách này gây ra hậu quả nghiêm trọng: vừa tiêu tốn thời gian, sức lực vừa lệch lạc trong tư tưởng nhận thức, sai lầm trong hành động. - Phải biết chọn sách tốt để đọc. 3. Kết bài - Khẳng định lại tầm quan trọng của sách, lời khuyên mọi người biết lựa sách hữu ích để đọc. - Liên hệ bản thân trong việc đọc sách, thái độ yêu mến sách.
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_lan_2_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_thai_ho.doc