Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài: Các bộ phận của con vật - Năm học 2020-2021

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.

- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.

2. Năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực

- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.

2.2. Phẩm chất

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.

- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên:

+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc đặc điểm khác nhau.

+ Thẻ chữ ghi tên các bộ phận của con vật.

+ Vi deo mô tả cách di chuyển của một số con vật.

+ Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. Nhạc và lời Thế vinh

+ Một số con vật thật nếu có (chú ý đảm bảo an toàn)

- Học sinh:

+ Sưu tầm hình ảnh (hình chụp hoặc vẽ) một số con vật quen thuộc hoặc yêu thích.

doc 11 trang Hào Phú 21/07/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài: Các bộ phận của con vật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài: Các bộ phận của con vật - Năm học 2020-2021

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài: Các bộ phận của con vật - Năm học 2020-2021
Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 
bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
Bài: Các bộ phận của con vật
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
2. Năng lực, phẩm chất
2.1. Năng lực
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.
2.2. Phẩm chất
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. 
- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc đặc điểm khác nhau.
+ Thẻ chữ ghi tên các bộ phận của con vật.
+ Vi deo mô tả cách di chuyển của một số con vật.
+ Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. Nhạc và lời Thế vinh
+ Một số con vật thật nếu có (chú ý đảm bảo an toàn)
- Học sinh:
+ Sưu tầm hình ảnh (hình chụp hoặc vẽ) một số con vật quen thuộc hoặc yêu thích.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
Nói về con vật bạn yêu thích. Nó có đặc điểm gì.
- GV nêu câu hỏi: Nội dung bài hát nói về con vật nào? Chúng như thế nào? Chúng mình có con vật nào yêu thích? Con vật đó có đặc điểm gì?
- Giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Khám phá
Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật
- Hoạt động cặp đôi:
+ Yêu cầu hs quan sát các hình từ 1 đến 4, nói tên từng con vật và các hoạt động của chúng.
+ Quan sát, giúp đỡ, gợi ý câu hỏi:
 Con vật có những bộ phận nào?
 Đấy là bộ phận gì?
- Hoạt động cả lớp:
+ GV gắn thẻ chữ vào hình bộ phận vừa được nhắc đến của con vật
+ Cho hs xem video về một số con vật trong tự nhiên, yêu cầu hs nhận xét cách di chuyển của chúng
(Có thể cho hs quan sát một con vật thật yêu cầu hs chỉ các bộ phận bên ngoài của nó.)
Hoạt động 3: Khám phá
Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Hoạt động cặp đôi:
+ Yêu cầu hs sử dụng các hình đã quan sát ở HĐ2, hỏi và trả lời theo từng hình 
+ Quan sát, giúp đỡ hs (Gợi ý hs: Quan sát, nhận xét về hình dạng, màu sắc, độ lớn, của các con vật)
- Hoạt động cả lớp:
- GV kết luận: các con vật có hình dạng, màu sắc, độ lớn, khác nhau. Chúng thường có đầu, mình và bộ phận di chuyển như chân, cánh, vây.
Hoạt động 4: Luyện tập
Làm bộ sưu tập và giới thiệu
- Hoạt động nhóm 4:
+ GV quan sát, giúp đỡ
- Hoạt động cả lớp:
Tổ chức: Hội chợ trưng bày
Hoạt động 5: Vận dụng
Cùng chơi: Bắt chước các con vật
- Hoạt động nhóm 4:
- Hoạt động cả lớp
Phương án 1: 
- Phương án 2: 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: Gà trống, mèo con và cún con
- 2,3 hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
- Hỏi đáp theo cặp về các bộ phận của con vật mà mình chưa biết.
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó. (đầu, mình và cơ quan di chuyển)
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi video
- 2, 3 hs nêu nhận xét
- Làm việc theo cặp: Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng con vật.
- Một số cặp lên bảng đặt câu hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Nhận xét được các con vật có 3 bộ phận chính bên ngoài và có những đặc điểm riêng biệt rất khác nhau.
- Giới thiệu với bạn hình các con vật đã chuẩn bị, nói tên gọi và các đặc điểm nổi bật của chúng.
VD: Con gà có đầu, mình và hai chân, có bộ lông dài, con gà kêu cục tác hay gáy ò ó o.
- HS trong nhóm cùng lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh thành một sản phẩm chung của nhóm.
- Trưng bày sản phẩm
- Các nhóm đi tham quan sản phẩm của các nhóm khác; đặt câu hỏi với nhóm bạn tìm hiểu tên gọi, tiếng kêu, cách di chuyển của các con vật mà nhóm mình không có
- HS nhận xét, bình chọn bộ sưu tập đẹp nhất.
- HS chọn một con vật mình yêu thích và bắt chước hình dáng, cách di chuyển hoặc tiếng kêu của chúng
- HS trong nhóm nhận xét, giúp đỡ phần trình diễn của nhau sao cho thật giống
- Các nhóm lên thi đua 
- Nhận xét, bình chọn
- HS bất kì lên thể hiện khả năng của mình một cách tự do tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Bài 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu.
*Kiến thức, kỹ năng: 
- HS kể được một số đồ dung, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể bị đứt tay, chân, bỏng, điện giật.
- Nêu được cách xử li một số tình huống khi bản than hoặc người khác bị thương khi ở nhà. 
* Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Học sinh: Hình ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động 1: Khởi động
Những đồ dùng nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?
- HS trả lời theo ý hiểu
Hoạt động 2: Khám phá
Quan sát hình và nói tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm
* Hoạt động cặp đôi, cặp ba:
 Quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân?
- Những đồ dùng nào có thể gây bỏng?
* Hoạt động cả lớp:
- HS trả lời các câu hỏi trên theo ý hiểu
- HS kết luận
Hoạt động 3: Khám phá
 Cách sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn
* Hoạt động cặp đôi, cặp ba.
- Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn? 
* Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
+ HS chỉ từng hình, trả lời trước lớp
(Nhóm khác bổ sung nếu có)
- HS rút ra ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập
Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong hình, vì sao?
* Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
* Đại diện nhóm trình bày trước lớp(Nhóm khác bổ sung nếu có)
- HS rút ra kết luận
* Hoạt động mở rộng: 
- HS trả lời theo ý hiểu
Hoạt động 5: Vận dụng
Khi bị thương, bạn sẽ làm gì?
* HS hoạt động nhóm 4(hoặc nhóm 5, nhóm 6) để xử lí các tình huống mà giáo viên đưa ra.
- Các nhóm nêu cách xử lí tình huống(nhóm khác bổ sung nếu có)
* Hoạt động mở rộng
HS học cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương. (hoạt động cặp đôi)

- Nhận xét khái quát một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm và dẫn dắt vào hoạt động khám phá.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Giáo viên có thể hỏi thêm:
+ Tại sao dao,kéolại có thể gây nguy hiểm?
+ Nếu va chạm vào ấm nước đun sôi thì em sẽ bị làm sao?...
- GV kết luận.
- GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn
+ Khi muốn sử dụng đồ điện thì chúng ta nên làm gì? 
+ Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc nước thủy tinh di chuyển?
+ Có nên lại gần bàn là khi mẹ đang là quần áo hay không?
- GV hỗ trợ hs rút rag hi nhớ nú hs gặp khó khăn.
- GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn
+ Khi dùng tay giật dây điện thì dây điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện bị đứt, hở thì điều gì sẽ xảy ra với bạn ở hình 5?
+ Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ có thể làm bạn bị thương như thế nào?
- GV hỗ trợ hs rút ra kết luận.
- GV nêu câu hỏi mở để hs tự lien hệ bản than
+ Nếu có mặt ở đó, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
+ Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà, em nên chú ý điều gì? 
- GV quan sát hỗ trợ nếu hs gặp khó khăn.
- GV nhấn mạnh những điều cần lưu ý
- GV hướng dần học sinh cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BÀI 22: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh:
- Năng lực:
 Năng lực đặc thù
- Kể được tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
- Biết tại sao phải ăn uống hằng ngày.
- Biết được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt. 
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống hằng ngày: ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
 Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành ở học sinh:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự quan sát, phân tích hình ảnh, đặt câu hỏi, tìm hiểu về các hoạt động ăn uống hằng ngày.
-Năng lực giao tiếp hợp tác: chia sẻ thông tin, góp ý sản phẩm học tập, hợp tác hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia và giải quyết các hoạt động học tập, sáng tạo trong hoạt động vận dụng kiến thức..
 - Phẩm chất: Tinh thần trách nhiệm với sức khỏe của bản thân (trách nhiệm): có ý thức trong việc ăn uống hàng ngày của mình.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng lựa chọn, sử dụng thực phẩm.
 * Hình thành và phát triển năng lực: Tìm tòi khám phá, giao tiếp và hợp tác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Sách TNXH
- Chuẩn bị liệt kê nêu tên thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.
- Một số loại thực phẩm, dụng cụ cho trò chơi. (rổ,rá)
- Slide hình ảnh khoa học các thực phẩm ăn uống hằng ngày; hình ảnh mô tả một số hoạt động thường ngày của chúng ta.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi, hoạt động
cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; các mảnh ghép; thảo luận nhóm...
- Quan sát, liên hệ thực tế, thảo luận, chia sẻ, trò chơi.
- Sử dụng hình ảnh khoa học.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
Hoạt động hướng dẫn
Hoạt động học
1.Hoạt động: Khởi động
Trò chơi: “ Kể tên các loại thực phẩm và nước uống mà chúng ta hay ăn”
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.
- Gây hưng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài.

* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi, chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong vòng 3 phút nêu tên các loại thực phẩm mà chúng ta hay ăn hằng ngày, nhóm nào nêu tên thực phẩm nhiều nhất sẽ thắng.
- Giáo viên ghi tên thực phẩm lên bảng nhận xét và đánh giá.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: “ Bài 22: Ăn, uống hằng ngày ”

- Các nhóm tiến hành thảo luận và đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe ghi nhận
HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: “Kể tên những thức ăn, đồ uống cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.”
* Mục tiêu: 
 - Kể được tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
 - Hình thành năng lực giao tiếp.
*PP: trực quan, đàm thoại
a) Khám phá: Quan sát hình và kể tên các bữa ăn trong ngày của bạn Minh.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Các con hãy quan sát, hình ảnh trong SGK trang 94 thường ngày bạn Minh ăn những buổi ăn nào trong ngày? 
- Ngoài những bữa ăn chính chúng ta có bữa ăn phụ nào không?
GV: Cô mời các con cùng quan sát (hình 1,2,3 trang 94-SGK) và kể tên từng loại thức ăn có trong hình.
GV: Đây là những loại thức ăn đồ uống hàng ngày cần cho mỗi con người chúng ta.
GV?: Bạn nào có thể nêu được nội dung bức tranh?
Bức tranh 3 trước khi ăn bạn Minh nói gì với bố mẹ?
Vậy ở nhà trước khi ăn cơm các con có mời bố mẹ không?
- GV khen HS.
GV: Trong số các loại thức ăn, đồ uống đó, con đã được ăn và thích loại thức ăn, đồ uống nào?
- Mỗi HS nêu xong, hỏi luôn: Vậy con không thích ăn hoặc chưa được ăn loại thức ăn nào?; không thích đồ uống nào?
- GV: Có rất nhiều thức ăn nhưng mỗi thức ăn cung cấp cho ta những chất khác nhau.
- GV nhận xét.
*GV chốt: Do đó, muốn mau lớn và khỏe mạnh, các con cần ăn nhiều loại thức ăn như cơm, thịt, cá, tôm, trứng, rau, hoa quả v.v...để có đủ các chất đường, đạm, béo, chất khoáng và vitamin cho cơ thể. 
- GV giới thiệu cho HS một số nhóm thức ăn.
b) Thực hành: Nói những việc nên, không nên khi ăn, uống để giúp cơ thể khỏe mạnh.
* Mục tiêu: HS nêu được việc nên và không nên khi ăn uống.
* Cách tiến hành: Cho HS quan sát các hình (1,2,3) trang 95 SGK.
GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cùng nhau quan sát và thảo luận nêu việc nên và không nên khi ăn uống giúp bản thân khỏe mạnh.
GV nhận xét.
- Gv lần lượt đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm bàn. (Thời gian cho mỗi câu hỏi là 1 phút)
+ Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?
- Đại diện HS nhóm bàn nêu.
- GV và nhóm khác nhận xét, GV giải thích thêm cho HS: Khi đói và khát là lúc chúng ta có nhu cầu ăn, uống nhiều nhất. Nhưng đến giờ, đến bữa ăn dù chưa đói chúng ta cũng nên ăn đúng bữa, đúng giờ để đảm bảo sức khỏe; hằng ngày chúng ta phải uống đủ lượng nước quy định. Đối với độ tuổi của các con, 1 ngày cần uống khoảng 1lít rưỡi nước, tương đương với 7-8 cốc(kể cả sữa, nước hoa quả). Chúng ta ăn nhiều loại thức ăn nhưng không nên ăn quá no. 
+ GV hỏi: Hàng ngày, các con ăn mấy bữa, vào những lúc nào?
- HS nêu.
- GV chót: Ngoài 3 bữa ăn chính, các con cần ăn thêm các bữa phụ mà bố mẹ chăm sóc, cho các con ăn.
+ Chúng ta có nên ăn bánh kẹo, đồ ngọt trước bữa ăn chính không? Tại sao?
+ Trước khi ăn các em phải làm gì?
- HS nêu.
GV nhấn: Trước bữa ăn chính, các con không nên ăn đồ ngọt, bánh kẹo để bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng hơn. Trước khi ăn, các con phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* Giáo viên liên hệ:
+ Theo em, ăn uống như thế nào là tốt nhất?
+ Nếu ăn không đủ chất sẽ như thế nào?
+ Nếu ăn nhiều quá có tốt cho sức khỏe không?
- HS nêu.
GV kết luận: Hàng ngày, chúng ta cần ăn đủ chất, đủ lượng và đúng bữa là tốt nhất cho cơ thể. Nếu các em ăn, uống hằng ngày không đủ chất thì sẽ gầy yếu suy dinh dưỡng. Còn như các em ăn nhiều quá sẽ bị béo phì cũng không tốt cho sức khoẻ chúng ta.
- Cho HS thư giãn.
c) Vận dụng chơi trò chơi: Chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày. “ Đi chợ giúp mẹ ”
* Mục tiêu: Rèn phản xạ nhanh cho các em.
* Cách tổ chức: 1 em quản trò vào vai mẹ.Mỗi tổ 1 em tham gia chơi vào vai con, em nào mua đúng loại theo yêu cầu của mẹ là tổ đó thắng.
Cách chơi: Khi có lệnh “Bắt đầu”, mẹ hô “Đi chợ, đi chợ!”. Các con hỏi: “Mua gì, mua gì?”.
Mẹ đáp mua gì thì các con mua đúng thứ đó. Trò chơi kết thúc sau 3 lần các con mua đồ.
- GV nhận xét, khen ngợi HS biết đi chợ giúp mẹ.
Thảo luận nhóm đôi:
- Quan sát kể tên các bữa ăn trong ngày của bạn Minh.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả: Bạn Minh ăn uống vào 3 buổi trong ngày đó là buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
- HS trả lời 
- HS liệt kê: VD: sữa, trứng, cá, cơm...
- HS lên bảng chỉ và nêu tên thức ăn.
- HS khác bổ sung hoặc nêu lại.
HS lắng nghe.
HS nêu:
+ Trong bức tranh 1: bạn Minh đang ăn sáng, tranh 2: Hai bạn nhỏ đang vui vẻ ăn trưa với nhau, tranh 3: Cả nhà bạn Minh đang ăn tối. 
HS trả lời: Mời bố mẹ ăn cơm ạ!
HS đồng thanh trả lời: có ạ! 
- HS nêu.
HS nêu.
HS lắng nghe
- HS quan sát trên màn hình.
- Các nhóm HS quan sát các hình 
Đại diện các nhóm nêu.
HS thảo luận theo nhóm bàn.
HS lắng nghe.
- Hàng ngày cần ăn ít nhất là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
HS lắng nghe.
- Không nên ăn bánh kẹo đồ ngọt trước bữa ăn chính vì ăn banhs kẹo đồ ngọt trước bữa ăn chính làm cho ta không còn thấy đói và ăn bữa chính không ngon miệng.
- Phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.
HS lắng nghe.
Ăn uống đủ chất, đúng bữa là tốt nhất.
Nếu ăn thiếu chất cơ thể sẽ gầy yếu.
Nếu ăn nhiều quá sẽ bị béo phì không tốt cho cơ thể.
HS lắng nghe.
- 1 em vào vai mẹ.
- 3 em vào vai con có nhiệm vụ “Đi chợ”. 1 em quản trò vào vai mẹ.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe
3.Hoạt động 3: Lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.
Mục tiêu: Học sinh nêu được lợi ích của việc em phải ăn, uống hằng ngày.
- Biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khỏe tốt.
- Hình thành và phát triển năng lực tự giác, giao tiếp và hợp tác.
- Hình thành và phát triển năng lực tự tìm tòi và khám phá.

a) Khám phá: Quan sát hình và nêu lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Cho HS quan sát nhóm hình 1,2,3,4(Tr96-sgk) và tranh ảnh giáo viên chuẩn bị: Các con quan sát kỹ hình ảnh, nghe rõ câu hỏi và viết câu trả lời bằng số đúng với nội dung từng hình.
Câu hỏi 1: Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
Câu hỏi 2: Hình nào cho biết các bạn có sức khỏe tốt?
Câu hỏi 3: Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
- GV nhận xét phần trả lời của HS, đưa lại tranh chốt câu trả lời đúng.
- GV hỏi: Nhờ đâu mà có sự lớn lên của cơ thể; nhờ đâu mà chúng ta có sức khỏe tốt, học tập tốt?
+ Học sinh nêu GV nhận xét.
- GV hỏi: Vậy tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày? Lợi ích của việc ăn uống hằng ngày là gì?
+ GV nhận xét.
*GV chốt ý: 
+ Chúng ta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt
+ Ăn uống hằng ngày đầy đủ chất cũng chính là tự các em biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình đó các con ạ. 
*Chuyển ý:Để có 1 sức khoẻ tốt thì chúng ta ăn uống như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!
- GV cho HS quan sát nhóm hình: 5,6,7,8 trang 96/SGK và cho cô biết vì sao bạn Minh bị đau bụng?
GV chót: Vì bạn Minh không rửa tay trước khi ăn và ăn nhiều đồ ăn vặt, uống nước chưa đun sôi.
b) Thực hành: Kể các việc làm để đảm bảo vệ sinh an toàn khi ăn, uống.
Mục tiêu: Học sinh nêu được các việc để đảm bảo vệ sinh an toàn khi ăn, uống.
* Cách tiến hành:
GV cho học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 97 SGK và động não suy nghĩ và nêu các việc làm để đảm bảo an toàn khi ăn uống.
GV nhận xét.
GV chót ý: Để đảm bảo vệ sinh khi ăn uống chúng ta phải rửa thật sạch đồ ăn qua nước sạch và vệ sinh các đồ dùng ăn uống hằng ngày, che đậy các đồ ăn khi đẫ nấu song hoặc khi đã ăn xong.
c) Vận dụng: Thi kể cách em và người thân đã làm để lựa chọn đồ ăn, thức uống an toàn.
Mục tiêu: HS nêu được cách chọn lựa đồ ăn thức uống an toàn.
* Cách tiến hành:
GV cho hs cả lớp quan sát các hình 1,2,3 trang 97/SGK và nêu các cách lựa chọn đồ ăn 
GV nhận xét.
GV cho HS thi ai tìm được nhiều cách lựa chọn đồ ăn thức uống an toàn. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận liệt kê vào phiếu bài tập và đại diện các nhóm lên nêu.
 GV liệt kê lên bảng và nhận xét.
Nhóm nào thắng sẽ được phần quà.
* Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Các con ạ! Do chạy theo lợi nhuận, hiện nay trên thị trường người ta đã dùng nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, chất bảo quản...làm cho môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm bị ảnh hưởng. Do vậy khi mua để dùng, các con cần nói với bố mẹ, ông bà nên lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn cần phải rửa sạch hoặc nấu chín trước khi dùng làm thức ăn để phòng ngộ độc. 
 Các con nên tuyên truyền với gia đình và mọi người xung quanh không nên dùng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu quá liều lượng cho phép.
 Các vỏ thức ăn, đồ uống dùng xong phải bỏ vào sọt rác dù ở nhà hay ở trường. Một số em đến trường ăn sáng, các bì bóng và hộp nhựa ăn xong các em phải bỏ vào thùng rác theo đúng qui định để giữ cho trường, lớp luôn sạch đẹp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
* Thảo luận nhóm để hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra:
- Đại diện các nhóm lên trình bày.Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
HS: Nhờ ăn, uống hằng ngày.
- HS nêu: chúng ta phải ăn uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
HS nêu 
HS quan sát và động não suy nghĩ.
HS nêu: Rửa các đồ ăn qua nước sạch, vệ sinh dụng cụ ăn uống hằng ngày, che đậy đồ ăn khi đã nấu ăn xong
HS lắng nghe.
HS quan sát và vài hs nêu.
Các nhóm tham gia trò chơi.Đại diện lên nêu.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe và tuyên truyền cho mọi người.
* Hoạt động nhắc nhở: 
- Khi đi học giữa thời tiết nắng nóng các con sẽ làm gì? để bổ sung lượng nước cho cơ thể? 
- Để có một cơ thể khỏe mạnh và tránh được bệnh tật các con cần ăn, uống đầy đủ và an toàn như thế nào?
* Kết luận: Ăn, uống đầy đủ, an toàn giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_bai_cac_bo_ph.doc