Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài 24: Tự bảo vệ mình (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

  • Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn.
  • Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.
  • Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.
  1. CHUẨN BỊ
  • GV:

+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân.

+ Thẻ tính điểm để chơi trò chơi.

doc 7 trang Hào Phú 24/04/2024 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài 24: Tự bảo vệ mình (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài 24: Tự bảo vệ mình (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Bài 24: Tự bảo vệ mình (2 tiết)
BÀI 24: TỰ BẢO VỆ MÌNH (2 TIẾT)
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn.
Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.
Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.
CHUẨN BỊ
GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân.
+ Thẻ tính điểm để chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: Khởi động 
- GV cũng cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc theo clip bài hát Năm ngón tay và dẫn dắt vào bài học.
- GV giới thiệu bài mới
Hoạt động khám phá
-GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:
+ Có chuyện gì xảy ra với Hoa?
- GV nhận xét
- GV sử dụng hình vẽ cơ thể người với các vùng riêng tư trong SGK hoặc sử dụng các đoạn phim về giáo dục phòng chống xâm hại cho HS xem thêm để hiểu rõ về các vùng riêng tư cần được bảo vệ, tránh không được để cho người khác chạm vào (miệng, ngực, mông và giữa hai đùi).
- GV chốt ý, kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí của một số vùng riêng tư trên cơ thể không được cho người khác chạm vào là miệng, ngực, mông và giữa hai đùi.
Hoạt động thực hành
-GV cho HS biết, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và đối tượng mà sự động chạm thân thể là an toàn, không an toàn: chẳng hạn bác sĩ chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể chúng ta khi khám bệnh nhưng lúc đó phải có mặt bố mẹ hoặc người thân của chúng ta ở cạnh và được sự cho phép của bố mẹ cũng như chính chúng ta (đây là đụng chạm an toàn); khi còn nhỏ chưa tự tắm rửa được, mẹ phải tắm rửa cho chúng ta, bố mẹ ôm hôn chúng ta (đụng chạm an toàn).
-GV sử dụng thêm các hình với các tình huống an toàn và không an toàn để tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết các tình huống này.
+ Chia lớp thành các đội và tính điểm nhận biết các tình huống (không chỉ có các tình huống bắt nạt, đe dọa mà còn có những tình huống bạo hành về tinh thần như trêu chọ, bêu rếu hoặc cưỡng ép các em bé lao động cũng là những tình huống không an toàn cần nhận biết)/
GV nhận xét cách xử lý
GV chốt, chuyển ý
Yêu cầu cần đạt: HS phân biệt được những tình huống an toàn, không an toàn đối với bản thân.
Hoạt động vận dụng
-GV cho HS lựa chọn đóng vai xử lí một số tình huống không an toàn.
- GV cho HS nhận xét cách xử lý
- GV nhận xét, chốt 
Yêu cầu cần đạt: HS đưa ra được những cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống không an toàn.
Đánh giá
-Xác định được các vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn; có ý thức tự bảo vệ bản thân để không bị xâm hại.
Hướng dẫn về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị cách ứng xử khi gặp các tình huống không an toàn với mình và bạn cùng lớp.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình trong SGK
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS quan sát, theo dõi
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS theo dõi, lắng nghe
HS tham gia trò chơii
HS nêu cách xử lý tình huống
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS đóng vai
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe 

Tiết 2
1.Mở đầu: Khởi động: 
-GV cho HS xem clip hay đoạn thông tin nói về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc bị bắt cóc.
-GV giới thiệu bài
Hoạt động khám phá
-GV cho HS quan sát hình trong SGK cho biết:
 +Các bạn HS trong hình đã làm gì để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân khi gặp tình huống không an toàn?
-GV chốt ý đúng: luôn đi cùng bạn bè/bố mẹ/người thân; không nhận quà từ người lạ; bỏ chạy và kêu cứu khi gặp tình huống mất an toàn; gọi người lớn (bố mẹ, thầy cô, công an, bảo vệ) khi cần giúp đỡ; kể lại ngay với bố mẹ, người thân (tin cậy) về những tình huống mất an toàn mà bản thân gặp phải để được giúp đỡ. 
- GV sử dụng thêm hình hoặc các đoạn phim về cách ứng xử với các tình huống không an toàn cho HS:
+ Ở các vùng biên giới, hiện tượng bắt cóc trẻ em rất hay xảy ra.
-GV sử dụng các câu chuyện (như câu chuyện Chú vịt xám) hay bài hát (như bài Đàn vịt con) hoặc giả lập những tình huống (ví dụ: Khi bị lạc trong siêu thị thì con sẽ làm gì) cho HS suy nghĩ và tự đưa ra hướng xử lí. 
- GV nhận xét cách xử lý
- GV kết luận và khắc sâu lại những kĩ năng biện pháp để HS ghi nhớ và biết cách vận dụng bảo vệ mình và bạn bè khi gặp phải những tình huống tương tự trong thực tế. 
- GV nhấn mạnh cho HS: các tình huống đó xảy ra mọi lúc, moin nơi, vì vậy, bên cạnh ciệc học hỏi các kiến thức, kĩ năng cần thiết để ứng xử với các tình huống mất an toàn, các em cũng phải rèn thói quen để ý, quan sát nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân để phòng tránh trước là tốt nhất.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được những cách xử lí/ kĩ năng cơ bản để tự bảo vệ mình và bạn bè.
Hoạt động thực hành
-GV cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nhận biết các nguy cơ, đưa ra cho những việc cần làm, cách xử lí phù hợp cho từng tình huống nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
- GV nhận xét
- GV cho các nhóm HS diễn kịch, thể hiện các tình huống không an toàn như trong SGK hoặc các tình huống không an toàn điển hình thường gặp đối với HS ở địa phương và để các em tự đưa ra hướng xử lí của mình.
- GV nhận xét, chốt ý
Yêu cầu cần đạt: HS suy nghĩ và đưa ra được cách ứng xử của bản thân với một số tình huống không an toàn.
Đánh giá
-HS nhận biết được và biết cách xử lí những tình huống không an toàn, có ý thức cảnh giác với những tình huống có nguy cơ gây mất an toàn. Mạnh mẽ, tích cực và linh hoạt trong cách xử lí để tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè và người thân.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để trả lời các câu hỏi: Minh và Hoa đang đứng ở đâu? Làm gì? (ngoài cổng trường, sau giờ học, chờ bố mẹ đến đón). Hoa đã nói gì với Minh? Tại sao? 
- Sau đó cho HS đóng vai.
- GV cho HS xem thêm các hình ảnh khác hoặc xem phim liên quan đến việc phòng chống những tình huống không an toàn xảy ra để gợi mở cho nội dung bài tiếp theo, đồng thời giáo dục cho HS ý thức tự giác trong việc tự bảo vệ bản thân và nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu/dặn dò của bố mẹ, người thân/ thầy cô để tránh xảy ra những tình huống không an toàn cho bản thân.
- GV kết luận
Hướng dẫn bài tập về nhà
Yêu cầu HS ôn tập lại các bài trong chủ đề.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

HS theo dõi
HS lắng nghe
HS quan sát hình trong SGK
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS theo dõi GV giới thiệu
HS lắng nghe và đưa ra hướng xử lí
HS nhận xét cách xử lý của bạn
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS quan sát hình trong SGK
HS thảo luận nhóm
HS nêu
HS lắng nghe
HS diễn kịch, thể hiện các tình huống
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài
HS trả lời câu hỏi
HS đóng vai
- HS theo dõi
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_bai_24_tu_bao.doc