Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) - Lê Thị Huyền Trang

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng trong bài là “gộp lại”.

- Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 5 bằng cách đếm tất cả.

- Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 5.

- Viết được phép tính cộng trong phạm vi 5 phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế.

- Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, quan sát, làm việc nhóm.

- Hình thành và bồi dưỡng tính cách cẩn thận, tinh thần ham học hỏi, yêu thích Toán học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Máy chiếu, chấm tròn màu xanh , đỏ được cắt từ giấy bìa màu.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán.

doc 3 trang Hào Phú 12/07/2024 1640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) - Lê Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) - Lê Thị Huyền Trang

Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) - Lê Thị Huyền Trang
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LŨ
Giáo viên: Lê Thị Huyền Trang
Lớp: 1A7
Thứ năm ngày, 29 tháng 10 năm 2020
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Toán

Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng trong bài là “gộp lại”. 
- Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 5 bằng cách đếm tất cả.
- Thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 5. 
- Viết được phép tính cộng trong phạm vi 5 phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế.
- Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, quan sát, làm việc nhóm.
- Hình thành và bồi dưỡng tính cách cẩn thận, tinh thần ham học hỏi, yêu thích Toán học. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Máy chiếu, chấm tròn màu xanh , đỏ được cắt từ giấy bìa màu.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ. Tạo không khí vui nhộn, liên hệ để chuẩn bị vào học bài mới.
* Cách tiến hành: 
- Trò chơi “GIẢI CỨU ĐẠI DƯƠNG” : Học sinh sẽ trả lời câu hỏi về nội dung bài “ Mấy và mấy” dạng gộp để vượt qua chướng ngại giải cứu đại dương. 
- Cả lớp hát bài Tập đếm theo clip nhạc : “TẬP ĐẾM”
- GV liên hệ lời bài hát để giới thiệu bài mới 
2. Khám phá
*Mục tiêu: 
- Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại.
 - Tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đđếm tất cả.
*Cách tiến hành:
+ Hình thành phép cộng 3+2
- GV chiếu tình huống tranh bạn nam có 3 quả bóng xanh và bạn nữ có 2 bóng đỏ gộp lại.
- GV nêu bài toán : Gộp 3 quả bóng với 2 quả bóng được mấy quả bóng ? => YC học sinh nêu lại bài toán. 
- GV hỏi : 3 và 2 là mấy ? làm thế nào con biết ? 
- Hs xem clip bạn nhỏ gộp que tính.
- HS lấy que tính và gộp lại theo bạn nhỏ trong clip.
- GV hỏi: Gộp 3 que tính và 2 que tính được mấy que tính? (2 Hs trả lời)
Vậy 3 và 2 là mấy ? 
- Mô hình hóa : GV giới thiệu quy về chấm tròn và ghi phép cộng. 3 + 2 = 5
- GV giới thiệu dấu cộng và cấu tạo dấu cộng.
- HS gài phép cộng 3 + 2= 5 trong bộ đồ dùng.
 - HS đọc đồng thanh theo tổ, cả lớp.
+ Hình thành phép cộng 1 + 3
- HS quan sát lên màn hình, trả lời câu hỏi: Gộp số ô tô vàng và số ô tô đỏ lại được mấy ô tô?
- YC HS nêu bài toán.
- Gộp lại , ta làm phép tính gì? (phép cộng. 1 + 3 = 4)
- GV cho HS đọc phép tính 1 + 3 = 4. HS gài phép tính. HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cho HS đọc lại 2 phép tính phần khám phá .
- Hỏi chốt: Gộp lại ta làm phép tính gì? 
3. Hoạt động
Hoạt động 1: Bài tập 1
Mục tiêu: Củng cố ý nghĩa của phép cộng là “gộp lại”, tìm được kết quả phép cộng.
- GV giới thiệu làm mẫu phép tính thứ nhất.
- HS quan sát hình, điền số lần lượt các phép tính còn lại .
- HS nhận xét, Gv nhận xét.
- HS đọc các phép tính.
- GV khắc sâu: Các phép tính vừa rồi gọi chung là phép tính gì ? Con làm gì để tìm kết quả của mỗi phép tính? 
Hoạt động 2: BT2 : Cài tranh , tô màu . 
Mục tiêu: Học sinh tìm được phép tính phù hợp với tình huống.
- GV chia nhóm 4, mỗi nhóm thuộc mỗi tổ thực hiện như sau: 
+ Nhóm thuộc tổ 1 + 2 : Phát cho mỗi nhóm 1 rổ đựng 1 nhóm hình con vật, bông hoa giống nhau, các thẻ dấu, các thẻ số. HS tự cài tranh vào bảng nhóm và cài phép tính tương ứng .
+ Nhóm thuộc tổ 3 + 4 : HS tô màu vào các hình vẽ con vật đen trắng cô giáo đã in bằng 2 loại màu rồi viết phép tính bên dưới. 
- Đại diện 3 nhóm trưng bày sản phẩm lên bảng , từng nhóm cử đại diện trình bày về phép tính của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đọc lại các phép tính các nhóm đã tạo được. => Hoàn thành giáo viên dán lên bảng và nhắc tranh sẽ dán tường lớp ( kĩ thuật phòng tranh). 
- GV mở rộng nâng cao : G V hỏi HS tìm phép tính khác với 1 bảng cài tranh trên bảng để tìm ra khi đổi chỗ 2 số thì kết quả không đổi. 3 + 2 = 5 và 2 + 3 = 5 
- GV khắc sâu 
Hoạt động 3: Làm bài vào phiếu cá nhân (bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa các số trong phép cộng, qua đó ghi nhớ các phép tính cộng trong phạm vi 5.
- Gv cho HS quan sát hình và phép tính mẫu, học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa 3 số trong mô hình. 
- HS làm bài vào phiếu, 2 HS lên bảng điền vào máy (mở sẵn phần luyện tập trên hành trang số)
- HS làm xong đổi phiếu cho bạn cùng bàn, nhận xét. 
- GV liên hệ thực tế : 
+ Hãy gộp số bút chì mà 2 bạn cùng 1 bàn có được để tạo 1 phép cộng. ( 3 nhóm nêu ) 
+ Tính số quạt trần và quạt treo tường trong lớp học. 
+ Tính số bạn trong 1 bàn. V.v..
4. Định hướng học tập tiếp theo.
- Cho HS đọc lại toàn bộ phép tính trong bài học. 
- Chơi trò chơi “Chuyền bóng ” 
Luật chơi: Mỗi học sinh nhận bóng sẽ tìm kết quả của một phép tính rồi nêu phép tính mới và chuyền bóng cho bạn mới. 
- Dặn học sinh khi đến lớp hoặc ra chơi đọc lại các phép tính trong tranh treo trên lớp.
- Về nhà HS có thể làm lại các bài trong phần luyện tập trên trang hành trang số.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương học sinh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_bai_10_phep_cong_trong_pham_vi_10_tiet_1.doc
  • docxảnh cài tranh.docx
  • docxphiếu to chuẩn.docx