Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 - Huỳnh Thị Diệu Thúy
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển các kiến thức.
- Hiểu được ý nghĩa của phép cộng là gộp lại, thêm vào
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng theo thứ tự từ trái sang phải).
- Vận dụng vào thực tiễn.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Viết được các phép tính tương ứng với hình vẽ
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh, ảnh/ 4,5; bảng phụ, phiếu BT.
- HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 - Huỳnh Thị Diệu Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 - Huỳnh Thị Diệu Thúy
BÀI 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Phát triển các kiến thức. Hiểu được ý nghĩa của phép cộng là gộp lại, thêm vào Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng theo thứ tự từ trái sang phải). Vận dụng vào thực tiễn. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Viết được các phép tính tương ứng với hình vẽ II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, ảnh/ 4,5; bảng phụ, phiếu BT. HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh KHỞI ĐỘNG: 2’ - GV cùng cả lớp hát bài hát: Bé học phép cộng. - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. - Ghi bảng: Phép cộng trong phạm vi 10 LUYỆN TẬP:30’ Bài 1/51: Đếm rồi viết số HTChậm - GV nêu yêu cầu đề. * Quan sát số quả táo và quả xoài trong hình a,b,c,d - GV yêu cầu HS đếm có bao nhiêu quả táo và bao nhiêu quả xoài sau đó điền kết quả vào phép tính cho sẵn. * Viết BT vào vở - GV lần lượt cho HS đếm số táo và xoài từng bài a,b,c,d. - Cho HS viết vào bảng con. - Y/C HS viết vào VBT. - GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em. Bài 2/51: Viết số thích hợp vào ô trống HTChậm - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi: Trong BT2 có vẽ hình gì? - GV hỏi về nội dung các bức tranh: + ở hình a bên trái có bao nhiêu que kem? Bên phải có bao nhiêu cây kem? Hỏi cả hai bên có tất cả bao nhiêu cây kem? +Gv yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng với hình vẽ. + Viết kết quả vào vở BT - Tương tự GV cho HS quan sát tranh hình b và trả lời câu hỏi bên trái có bao nhiêu bông hoa?bên phải có bao nhiêu bông hoa? Viết phép tính tương ứng. - GV cho HS làm bảng con - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét. - GV cho HS làm vở Bài 3/51: Số? (theo mẫu ) HTC - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS nhắc lại cấu tạo số -GV cho nhắc theo tổ, đồng thanh cả lớp. - GV cho học sinh quan sát bài mẫu thứ nhất: 2 gồm mấy và mấy? - Nêu phép tính tương ứng? - GV cho HS làm theo nhóm đôi làm phần còn lại: + 4 gồm mấy và mấy? +3 gồm mấy và mấy? + 5 gồm mấy và mấy? -Viết phép tính tương ứng - GV mời HS lên bảng chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - GV cho HS làm bài vào vở - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân - HS lắng nghe. - HS thực hiện vào bảng con. - HS viết vào VBT. - HS lắng nghe. - 5 bức tranh. Vẽ que kem và bông hoa - 2 que kem - 1 que kem - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn -HS làm vở - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời -HS trả lời 2 gồm1 và 1 -Ta có phép tính tương ứng 1+1= 2 4 gồm 3 và 1 3 gồm 1 và 2 5 gồm 4 và 1 VẬN DỤNG: 3’ 4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc, viết các phép tính cộng đã học vào bảng con. - Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. BÀI 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Phát triển các kiến thức. - Bước đầu thực hiện được các phép tính cộng từ phạm vi 3 đến phạm vi 6 - Biết quan sát tranh và viết phép tính tương ứng - Biết tìm thành phần chưa biết trong một phép cộng - Vận dụng vào thực tiễn. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, ảnh/ 4,5; bảng phụ, phiếu BT. HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh KHỞI ĐỘNG: 2’ - GV cho cả lớp chơi trò chơi Bắn tên (hỏi về cấu tạo số) - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. - Ghi bảng: Phép cộng trong phạm vi 10 (tiết 2) LUYỆN TẬP:30’ Bài 1/52: Số? HTChậm - GV nêu yêu cầu đề. *GV cho học sinh thực hiện phép tính bằng miệng theo từng dãy trong bài tập số 1. -GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai thắng”, quản trò nêu phép tính bạn nào trả lời nhanh thì thắng. Lần lượt làm đến hết bài * Viết kết quả bài tập vào vở bài tập - Y/C HS viết vào VBT. - GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em. Bài 2/52: Số? - GV nêu yêu cầu đề. * GV yêu cầu HS làm vào bảng con 1+2= 1+3= 1+4= 2+1= 3+1= 4+1= -GV cho HS chia sẻ trước lớp -GV hỏi: Con thấy phép tính 1+2 và 2+ 1 có gì đặc biệt? -GV chốt: Trong phép cộng vị trí các số có thể thay đổi nhưng kết quả vẫn không thay đổi. * GV cho HS làm vào vở bài tập Hướng dẫn bài 2b tương tự Bài 3/52: Viết số thích hợp vào ô trống HTChậm - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi: Trong BT3 a có vẽ hình gì? - GV hỏi về nội dung bức tranh: + ở hình a bên trái có bao nhiêu con gấu? Bên phải có bao nhiêu con gấu? Hỏi cả hai bên có tất cả bao nhiêu con gấu? + Muốn biết có bao nhiêu con gấu ta làm phép tính gì? +GV yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng với hình vẽ. + Viết kết quả vào vở BT - GV cho HS làm bảng con - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét. -GV cho HS làm các bài 3b, 3c,3d làm tương tự - GV cho HS làm vở Bài 4/53: Số? (theo mẫu ) HTC - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS nhắc lại cấu tạo số của số 6 - GV cho nhắc theo tổ, đồng thanh cả lớp. - GV cho học sinh quan sát bài mẫu thứ nhất: 6 gồm 1 và mấy? - Nêu phép tính tương ứng? - GV cho HS làm theo nhóm đôi làm phần còn lại: + 6 gồm 2 và mấy? +6 gồm 5 và mấy? +6 gồm 4 và mấy? +6 gồm 3 và mấy? -Viết phép tính tương ứng - GV mời HS lên bảng chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - GV cho HS làm bài vào vở - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân - HS lắng nghe. - HS thực hiện vào bảng con. - HS viết vào VBT. - HS lắng nghe. -HS thực hiện bảng con -HS trả lời -Vẽ gấu bông - 1 gấu bông -2 gấu bông - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn -HS làm vở - HS lắng nghe. - HS trả lời -HS trả lời 6 gồm1 và 5 -Ta có phép tính tương ứng 1+5= 6 6 gồm 2 và 4 6 gồm 5 và 1 6 gồm 3 và 3 -HS làm bài vào vở VẬN DỤNG: 3’ 4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc, viết các phép tính cộng đã học vào bảng con. - Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. BÀI 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 TIẾT 3 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Phát triển các kiến thức. -Bước đầu thực hiện được các phép tính cộng từ phạm vi 6 đến phạm vi 10 - Học sinh hiểu được các thuật ngữ “đi vào, bay tới, thêm vào” thực hiện phép tính cộng. - Biết quan sát tranh và nêu được bài toán, viết phép tính tương ứng - Vận dụng vào thực tiễn. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh, ảnh/ 4,5; bảng phụ, phiếu BT. HS: Bảng con, que tính, VBT, Bộ đồ dùng toán 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh KHỞI ĐỘNG: 2’ - GV cho cả lớp hát một bài hát - GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học. - Ghi bảng: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3) LUYỆN TẬP:30’ Bài 1/54: Số? HTChậm - GV nêu yêu cầu đề. *GV cho học sinh quan sát tranh, từ bức tranh nêu được bài toán. -GV gợi ý: Tranh vẽ gì? -Có bao nhiêu con vịt đang bơi? -Có bao nhiêu con vịt đang chuẩn bị xuống bơi? -GV nêu bài toán mẫu cho học sinh? -GV cho HS nêu lại đồng thanh, tổ, cá nhân. -GVcho viết phép tính tương ứng * Viết kết quả bài tập vào vở bài tập - Y/C HS viết vào VBT. - GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em. Bài 2/54: Số? - GV nêu yêu cầu đề. * GV yêu cầu HS làm vào bảng con 1+2= 1+3= 1+4= 2+1= 3+1= 4+1= -GV cho HS chia sẻ trước lớp -GV hỏi: Con thấy phép tính 1+2 và 2+ 1 có gì đặc biệt? -GV chốt: Trong phép cộng vị trí các số có thể thay đổi nhưng kết quả vẫn không thay đổi. * GV cho HS làm vào vở bài tập Hướng dẫn bài 2b tương tự Bài 3/54: Nối ( theo mẫu) HTChậm - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi: Trong BT3 có vẽ hình gì? - GV cho hs thực hiện phép tính trên các con ong, sau đó nối với bông hoa có kết quả tương ứng. -HS làm nhóm đôi, chia sẻ trước lớp + Viết kết quả vào vở BT - GV cùng HS nhận xét. -GV cho HS làm bài vào vở BT - GV cho HS làm vở Bài 4/55: Số? (theo mẫu ) HTC - GV nêu yêu cầu của bài. -GV hướng dẫn HS chơi trò chơi để đi về đích xe phải vượt qua 18 phép tính. -GV cho học sinh thực hiện trò chơi theo nhóm đôi, nhóm nào nhanh nhất nhóm đó thắng. - GV mời nhóm nhanh nhất lên bảng chia sẻ trước lớp. - GV mời các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét. - GV cho HS làm bài vào vở - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân -Tranh vẽ con vịt - HS lắng nghe. - HS thực hiện vào bảng con. - HS viết vào VBT. - HS lắng nghe. -HS thực hiện bảng con -HS trả lời -Vẽ bông hoa và vẽ con ong trên lưng mỗi con ong có một phép tính. - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn -HS làm vở -HS lắng nghe -HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe. -HS làm bài vào vở VẬN DỤNG: 3’ 4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc, viết các phép tính cộng đã học vào bảng con. - Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. BÀI 10: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành: 1. Kiến thức: -Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm. - Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tinh - Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 2. Phát triển năng lực - Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng để HS có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề. - Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán để HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ - GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi. - HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút, bút màu III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHỞI ĐỘNG - Cho cả lớp hát bài: - GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau củng cố lại cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 10 và cách cộng một số với 0 qua bài học hôm nay. - Ghi bảng - HS hát. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại tựa bài. LUYỆN TẬP Bài 1: nối (theo mẫu) (Vở BT/ 56) - GV nêu yêu cầu - GV đưa tranh mẫu cô hỏi: + Chậu thứ nhất có mấy con cá? + Chậu thứ 2 có mấy con cá? + Cả hai chậu có mấy con cá? + Thể hiện thành phép tính? - GV nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS làm bài các bài còn lại vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT. - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. -GV nhắc lại: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó. Bài 2: Số (Vở BT/ 57) - GV nêu yêu cầu - Trò chơi bắn tên -HS thứ nhất đứng lên đọc phép tính đầu tiên. Nếu đúng, cả lớp sẻ vỗ tau. Sau đó HS đó hô “Bắn tên, bắn tên”. Cả lớp hô to “tên ai, tên ai..”. HS sẻ chỉ tên bạn bất kì để đứng lên đọc phép tính tiếp theo. Nếu đúng thì được phép gọi bạn khác, sai thì bạn khác trả lời phép tính đó. chơi như vậy cho đến hết phép tính. -GV tổng kết trò chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Số (Vở BT/ 57) -GV đọc đề. a, quan sát và trả lời câu hỏi: + Ô bên trái điền số mấy? + Ô bên phải điền số mấy? + Ô phía trên số mấy? + Vậy 7 + 0 = ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/ KT. Bài 4: Trò chơi: “Em là họa sĩ” - Luật chơi: Tô màu đỏ vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 5, màu vàng vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 6, màu nâu vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 7. Sau 2 phút nhóm nào tô xong nhanh nhất, đẹp nhất sẻ giành chiến thắng. - GV chia nhóm 3, phát tranh photo sẵn. -Tổng kết trò chơi. -Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - 1 HS nhắc lại yêu cầu - Có 0 con cá. - Có 7 con cá - Có 7 con cá. - 0 + 7 = 7 - HS nhận xét, bổ sung. - HS làm vào vở BT - Có 2 con gà và 5 con gà. Phép tính: 2 + 5 = 7 - Có 3 con cá và 0 con cá. Phép tính: 3 + 0 = 3 - Có 1 con vịt và 6 con vịt. Phép tính: 1 + 6 = 7 -HS lắng nghe. - HS lắng nghe luật chơi. -HS chơi. -HS lắng nghe. - Số 7 -Số 0 -Số 7 - 7 + 0 = 7 - HS thảo luận nhóm đôi điền kết quả vài vở. -HS lắng nghe luật chơi. -HS nhận tranh. Bắt đầu chơi. -HS lắng nghe. CỦNG CỐ - Ôn lại kiến thức đã học. - Tuyên dương các học sinh tích cực. Nhắc nhở, động viên các HS khác tham gia hoạt động học tích cực hơn. + Dặn dò: Về nhà ôn các phép tính cộng trong phạm vi 10 - Lắng nghe, ghi nhớ. BÀI 10: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm, - Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó. Vận dụng tính chất này trong thực hành tính. - Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10 - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tính. 2. Phát triển năng lực - Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng để HS có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề. - Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán để HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ - GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi. - HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHỞI ĐỘNG - Cho cả lớp nghe bài hát : Bé học phép cộng (Ngọc Lan) và vỗ tay theo - GV dẫn dắt vào bài: trong bài hát, bạn nhỏ tính bốn con cóc và năm con cua như thế nào?... GV ghi bảng - Hs nghe và vỗ tay -HS trả lời -HS nhắc lại đề bài LUYỆN TẬP Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (Vở BT/ 58) - GV nêu yêu cầu - GV đưa tranh bài a) - Cô có mấy cây nấm trắng? - Cô có mấy cây nấm đen? Vậy muốn biết cô có tất cả bao nhiêu cây nấm, chúng ta thực hiện phép tính gì? -Mời 1 HS nêu phép tính -Mời HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương Vậy cũng trong bức tranh a), cô có mấy cây nấm đen? -Cô có mấy cây nấm trắng? Vậy muốn biết cô có tất cả bao nhiêu cây nấm, chúng ta thực hiện phép tính gì? -Mời 1 HS nêu phép tính -Mời HS nhận xét -H: Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính trên? H: Vị trí các số trong 2 phép tính trên có gì đặc biệt? - GV nhận xét, tuyên dương -GV lưu ý: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. - Yêu cầu HS làm bài b, c, d vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT. - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Điền số (Vở BT/ 58) - GV nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm vào VBT trong 2 phút - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/ KT. - GV sửa bài qua trò chơi “Bắn tên” -H: Bạn nào làm đúng hết các phép tính? Bạn nào sai 1 bài? Bạn nào sai 2 bài?... H: Em có nhận xét gì về phép tính 0 + 8 = 8 và 9 + 0 = 0 ? - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Viết phép cộng thích hợp (Vở BT/ 59) - GV nêu yêu cầu - GV đưa tranh bài a) -Bạn trai cầm mấy quả bóng bên tay phải? -Tay trái bạn trai cầm mấy quả bóng? -Vậy muốn biết bạn trai có tất cả bao nhiêu quả bóng, ta làm phép tính gì? - Mời 1 HS nêu phép tính -Mời HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS làm bài b, c vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT. - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Điền số (Vở BT/ 59) - GV nêu yêu cầu - GV HD HS làm mẫu câu a) 2 + 3 5 - Yêu cầu HS làm bài b, c, d vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT. - GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương. - 1 HS nhắc lại yêu cầu - Có 5 cây nấm trắng. - Có 3 cây nấm đen. - HS trả lời - 5+3=8 - HS nhận xét, bổ sung. -Có 3 cây nấm đen -Có 5 cây nấm trắng -HS trả lời -3+5 = 8 - HS nhận xét, bổ sung. - Kết quả giống nhau - vị trí các số thay đổi cho nhau -HS lắng nghe - HS làm vào vở BT b) 3 + 6 = 9 6 + 3 = 9 c) 7 + 2 = 9 2 + 7 = 9 d) 3 + 7 = 10 7 + 3 = 10 - 1 HS nhắc lại yêu cầu - HS làm vào vở BT 6+2 =8 5+4 =9 3+5 =8 7+2 =9 2+6 =8 4+5 =9 5+3 =8 2+7 =9 7+1 =8 8+1 =9 0+8 =8 9+0 =9 3+6 =9 4+4 =8 6+3 =9 1+7 =8 HS trả lời: 0 cộng với một số hoặc một số cộng với 0 thì kết quả bằng chính số đó. - 1 HS nhắc lại yêu cầu 5 quả bóng 4 quả bóng HS trả lời 5 + 4 = 9 / 4 + 5 = 9 HS nhận xét b) 5 + 5 = 10 c) 8 + 2 = 10 Hoặc 2 + 8 = 10 - 1 HS nhắc lại yêu cầu b) 7 + 2 9 c) 3 + 5 8 d. 6 + 4 10 VẬN DỤNG + Trò chơi: “Đi siêu thị” - Chia lớp thành 2 đội chơi. - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Chọn các loại quả bất kì sao cho đội A cộng lại bằng 9, đội B cộng lại bằng 10. 9 7 5 2 8 6 4 1 4 8 3 5 3 2 9 8 - GV nhận xét tuyên dương đội thắng. + Dặn dò: Về nhà tập tính cộng tất cả các đồ vật với nhau. - 2 đội chơi - Lắng nghe, ghi nhớ BÀI 10: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 6) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ. - Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10. - Biết tính và tính được giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính trừ 2. Phát triển năng lực: -Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề. -Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số trong phạm vi 10 học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. -Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số trong phạm vi 10 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống. - Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán. 3. Năng lực – phẩm chất chung: - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ - GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi. - HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHỞI ĐỘNG - Cho cả lớp hát bài. - GV dẫn dắt giới thiệu vào bài học. Ghi đề bài lên bảng - HS hát. - HS lắng nghe và nhắc lại đề bài. LUYỆN TẬP Bài 1: Nối (theo mẫu) (Vở BT/60 - 61) - GV mời HS nêu yêu cầu đề bài toán. - GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài. -H: Em thấy 2 phép tính được nối với nhau có gì đặc biệt? - H: Từ hai phép tính trên, em có nhận xét gì? - Vận dụng những điều em rút ra được để hoàn thành bài tập 1 vào vở. - Sửa bài bằng trò chơi " Ai nhanh - Ai đúng". Chia HS làm 2 đội để chơi. - Kiểm ra kết quả, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Số? (VBT/60) - Mời 1 bạn đứng dậy đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - Tổ chức trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt”: Giáo viên phóng to bài tập lên bảng, chuẩn bị các thẻ số. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội ban đầu cử ra 1 bạn để bắt đầu trò chơi. Các bạn chọn các thẻ số là đáp án đúng của các phép toán và chạy đến gắn vào bảng. Mỗi bạn sau khi gắn xong thì chạy đến đập tay của một bạn bất kì trong đội lên tham gia tiếp, lần lượt cho đến khi kết thúc. - Kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương. Bài 3: a. Số? - Yêu cầu HS làm bài tập thông qua trò chơi “Bắn tên” - H: Qua bài tập vừa rồi, nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép tính cộng liên tiếp, các em sẽ làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương. b. Tính (Theo mẫu) Mẫu: 4 + 2 +3 = H: Em nhận xét bài này có gì đặc biệt? H: Vậy, nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép tính cộng liên tiếp, ta làm như thế nào? - Hướng dẫn HS nhẩm: 4 + 2 = 6 6 + 3 = 9 4 + 2 +3 = 6 + 3 = 9 - Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm đôi. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Bài 4: Tô màu - Mời 2 bạn đứng dậy nêu yêu cầu bài toán. - Cuộc thi “Em làm họa sĩ”: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 8 bạn tham gia trò chơi. Các bạn lần lượt lên bảng tô màu đỏ nếu quả bóng có ghi phép tính có kết quả bằng 9, và tô màu xanh nếu quả bóng có ghi phép tính có kết quả bằng 10. - Nhận xét, tuyên dương Bài 5: Số? - Mời HS nêu yêu cầu bài toán. - H: Quan sát hàng 1 và hàng 2, em thấy điều gì đặc biệt? - H: Vậy bạn nào nhận ra mối liên hệ giữa hàng 2 và hàng 3 nào? - Đối với bài toán này, ta sẽ làm như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập theo nhóm 4 - Mời đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét, tuyên dương - 1 HS nêu yêu cầu. - HS chú ý quan sát. - 2 phép tính có các chữ số giống nhau, vị trí các số được thay đổi cho nhau. - Khi đổi số các số trong phép cộng, kết quả không thay đổi. - HS làm vở. - HS tham gia chơi. - Lắng nghe, vỗ tay. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm bài cá nhân. - HS tham gia trò chơi - Lắng nghe, vỗ tay - 3 + 3 = mấy? 3 + 3 = 6 4 + 4 = mấy? 4 + 4 = 10 2 + 5 = mấy? 2 + 5 = 7 7 + 2 = mấy? 7 + 2 = 9 - Nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép tính cộng liên tiếp, chúng ta sẽ thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải. - Lắng nghe, vỗ tay. - Bài này có 2 phép tính cộng liên tiếp. - Nếu trong cùng 1 bài có nhiều phép cộng liên tiếp, ta sẽ thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải. - Lắng nghe - HS làm bài tập. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - 2 HS nêu yêu cầu bài toán. - Cả lớp tham gia - Lắng nghe, vỗ tay - HS nêu yêu cầu. - Ở hàng 1, lấy số ở hai ô cạnh nhau cộng lại sẽ được kết quả là số ở hàng thứ 2. 1 + 1 = 2 ; 1 + 1 = 2 - Ở hàng 2, lấy số ở 2 ô cạnh nhau cộng lại sẽ được kết quả là số ở hàng thứ 3. 2 + 2 = 4 - Đối với bài toán này, ta lần lượt thực hiện các phép tính cộng ở từng hàng cho đến hết. Hàng 1: 1 + 3 = 4 (Điền 4 vào ô trống ở hàng 2) Hàng 2: 2 + 4 = 6 (Điền 6 vào ô trống ở hàng 3) Hàng 3: 4 + 6 = 10 ( Điền 10 vào ô trống ở hàng 4) - Các nhóm lên trình bày - Lắng nghe, vỗ tay CỦNG CỐ - Ôn lại kiến thức đã học. - Tuyên dương các học sinh tích cực. Nhắc nhở, động viên các HS khác tham gia hoạt động học tích cực hơn. + Dặn dò: Về nhà ôn các phép tính cộng trong phạm vi 10 - Lắng nghe, ghi nhớ.
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_bai_10_phep_cong_trong_pham_vi_10_huynh_t.doc