Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

BÀI 81:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU

- Ôn lại các vần đã học

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV:Tranh, bảng phụ

-HS:sách,vở

doc 20 trang Hào Phú 11/09/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021
Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021
Tiết 205+206	 	Học vần
BÀI 81:ÔN TẬP
MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:Tranh, bảng phụ
-HS:sách,vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng uôn, uôi, ươi, ươt
2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật
- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe, nhận xét.
3. Đọc 
 Tết đang vào nhà
Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng. Sân nhà đây nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối. Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa.
(Nguyễn Hồng Kiên)
- Gv yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng.
- GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong bài thơ: Những câu thơ nào có tiếng chứa vẫn ơi? Những tiếng nào chứa vật lý? 
- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.
- GV giải thích nghĩa từ câu đối (nếu cần) bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
 Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
 Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? 
Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần di, ao, anh.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
5. Viết chính tả
- Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ. HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ. GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.
GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.

-Hs chơi
-HS viết
-HS thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- HS đọc
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs đọc
- HS đọc
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS đọc 
- HS đọc 
-HS thực hiện
-HS trình bày kết quả
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe, viết
-HS thực hiện
-HS lắng nghe

Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021
Tiết 207+208	 	Học vần
BÀI 82:ÔN TẬP
MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:Tranh, bảng phụ
-HS:sách,vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng chuồn chuồn, buồng chuối, mơ ước, khăn ướt.
2. Viết
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Tìm từ 
-Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.
4. Luyện chính tả
Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ Đại diện nhóm trinh bày kết quả trước lớp (đoc tiếng tim được, phân tích cấu tạo của tiếng).
- Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh
 + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
-Hs chơi
-HS viết
-HS đọc
-HS lắng nghe
-Hs lắng nghe
- HS tìm
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs đọc
- HS thảo luận	
-Hs trình bày
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện
TIẾT 2
5. Đọc
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn? 
Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng van với nhau
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng van với nhau.
- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau: 
Những câu nào có tiếng chứa vấn giống nhau? 
Những tiếng nào có vấn giống nhau? 
Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lâm và tấm... 
GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.
7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang
- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vẫn anh? Những câu nào có vấn ang? Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần anh/ ang
+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.
+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vấn anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để diéu chinh, bổ sung số lượng tiếng có vấn anh, ang của nhóm mình.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
8. Củng cố
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đọc
- HS tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của loài hoa đó. Kể tên những loài chim được nói tới trong bài, Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của chúng.
- HS trả lời
- HS lắng nghe .
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS phân tích
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
-Hs lắng nghe
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021
Tiết 209+210	 	Học vần
BÀI 83:ÔN TẬP
MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội. 
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ ).
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:Tranh, bảng phụ
-HS:sách,vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?
2. Đọc câu chuyện sau
 VOI, HỖ VÀ KHỈ
Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khi bày mưu giúp voi. Khi cưỡi voi đi gặp hố. Đến điểm hẹn, khi quát lớn:
Hổ ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
 - Thưa ông, hổ sắp tới rối ạ.
Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
- GV đọc toàn bộ câu chuyện,
- 5- 6 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
GV nhận xét theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu.
3. Trả lời câu hỏi
Hình thức tổ chức: nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
TIẾT 2
4. Đọc 
 Nắng xuân hồng
- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhẩm theo.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không (nếu cán): khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
- 5 -6 HS đọc nối tiếp.
- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ,
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? 
Tìm từ ngữ miêu tả bảy chim. Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? Hai
tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau? 
Hai tiếng trong từ "lung linh"
có điểm gì giống và khác nhau (giống: giống nhau về âm r/k khác nhau về vấn và dấu thanh).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Viết chính tả
- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và chữ cái đầu tiên của câu; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ,
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhắc một số từ ngữ xuất hiện trong bài thơ Nắng xuân hồng (lung linh, rộn rã, hớn hở), cho HS đặt câu với những từ ngữ đó.
- GV khuyến khích HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè chuyện Voi, hổ và khi.
-Hs chơi
-HS trả lời
-Hs lắng nghe
-HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
- HS thảo luận	
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS viết 
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
Thứ năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021
Tiết 211+212+213+214	 	Học vần
Đánh giá cuối học kì
 I. MỤC TIÊU:
- Đọc, viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng đã học. Nghe hiểu bài thơ “Hoa giấy”, “Đàn kiến”.
- Rèn tư thế đọc đúng. Biết ghép vần tạo tiếng. Viết đúng : Đào lốm đốm những nụ phớt hồng. 
-Biết đọc trơn, bước đầu nhận biết một số từ qua tranh ảnh. 
- Giáo dục học sinh sống tốt bụng với mọi người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bảng ôn vần. Tranh kể chuyện
Học sinh: SGK, bảng, vở	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
- KTĐB: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch. NX
- Đọc câu thơ ứng dụng: “Tôi là chim chích  có ích ”. NX 
- Nhận xét 
3. Bài mới
Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Đọc
Đưa khung đầu bài và tranh minh hoạ:
- Quan sát tranh vẽ : Tranh vẽ gì?
-GV giới thiệu bài : Hoa giấy.
-GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS nêu tiếng khó đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS nêu tiếng khó hiểu.
-Chia làm mấy khổ thơ?
-GV cho HS đọc nối tiếp đoạn
-Nắng không bạc màu, mưa không ướt nhàu?
-Cho Hs luyện đọc đoạn.
-Cho HS thi đọc.
-GVNX
TIẾT 2
Hoạt động 2: Điền vào chỗ trống 
- Giáo viên đọc mẫu: “Đàn kiến”.
- Cho vài HS đọc
- Cả lớp đọc
- Gv hỏi: Khi phát hiện mẩu bánh rơi, kiến như thế nào?
-Gv yêu cầu HS điền vào câu a.
- Gv hỏi: Kiến báo tin cho nhau bằng cách nào?
-Gv yêu cầu HS điền vào câu a.
-GV yêu cầu HS luyện đọc lại bài.
TIẾT 3
Hoạt động 3: Viết	 
-GV chép mẫu: Đào lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân đã đến.
	(Theo Vũ Tú Nam)
-GV đọc mẫu
-Hoa đào có màu gì?
-Yêu cầu HS nêu từ khó viết
-Cho Hs phân tích từ và viết bảng.
- Nhắc tư thế ngồi viết, chú ý viết đúng đẹp
-GV đọc lại cho Hs soát lỗi.
TIẾT 4
Hoạt động 4: Bài tập
4. Chọn chữ phù hợp với ô vuông:
a. c hay k? con á chữ í
b. ng hhay ngh? con é õ nhỏ
c. g hay gh? ghế ỗ con ẹ
-GV hướng dẫn HS làm bài theo quy tắc.
- k thì đi kèm với âm nào?
- ngh thì đi kèm với âm nào?
- gh thì đi kèm với âm nào?
-Cho HS làm vào vở.
-GV NX
4. Củng cố - Dặn dò
Hỏi tựa bài
Đọc lại bài SGK
NX tiết học 
Hát 
- 2 học sinh đọc
- 3 học sinh đọc
ĐT-CN
-Vẽ hoa giấy đang nở.
-Vài HS đọc lại, Cả lớp đọc.
-HS nêu: màu, nhàu, giấy, phai.
-Hs đọc nối tiếp.
-Hs nêu
-2 khổ
-Hs đọc
-Hoa giấy.
- HS luyện đọc 
-Hs thi đọc
- HS nghe
- HS đọc 
- cả lớp đọc
-HS trả lời: Khi phát hiện mẩu bánh rơi, kiến bò quanh mẩu bánh.
-Hs điền.
- Kiến báo tin cho nhau bằng cách chạm râu để báo tin.
-Hs điền.
- CN-ĐT 
-Vài HS đọc
-Màu phớt hồng.
-Hs nêu:mẩu bánh, râu, xúm xít.
-HS viết bảng con.
-Hs nhìn bảng và chép vào vở.
-Hs dò, sửa lỗi.
-HS đọc yêu cầu
- k thì đi kèm với âm i, e, ê.
- ngh thì đi kèm với âm i,e,ê
- gh thì đi kèm với âm i,e,ê.
-Hs làm
-Hs trả lời

Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2021
Tiết 213+214	 	 Học vần
Đánh giá cuối học kì
(Đã soạn ở tuần 18)
TẬP VIẾT
	Tiết 215	Luyện viết: Tết đang vào nhà
I.Mục tiêu : 
-Học sinh nắm được các nét cơ bản của các chữ voi, con, có, vòi, dài.
-Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách, đều nét .
-HS nắn nót khi viết bài thơ Tết đang vào nhà
-Giáo dục các em tính kiên trì khi viết bài 
II. Đồ dùng dạy học :
-GV:Bảng phụ 
-HS:vở
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ :
-Chữ n,o,a,i, v,c độ cao bao nhiêu ô li?
-Chữ d độ cao (dài) bao nhiêu ô li?
Nhận xét 
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát 
Treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ Tết đang vào nhà
 Nhận xét về độ cao, các nét, khoảng cách?
Nhận xét 
Dấu sắc, huyền được đặt trên con chữ nào? 
Nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết : 
Viết mẫu hướng dẫn cách viết 
Chú ý vị trí dấu thanh , nét nối giữa các con chữ 
Hoạt động 3:. Luyện viết bảng con :
Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con chữ khó viết , hướng dẫn để các em viết đúng ,đẹp 
Nhận xét 
Hoạt động 4:. Viết vào vở 
Hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút
Nhận xét
Tuyên dương những em viết, đúng đẹp
4. Củng cố - dặn dò : 
Hôm nay các em tập viết chữ gì? 
Đọc lại bài vừa viết 
Về nhà viết lại các chữ viết chưa đẹp, chưa đúng.
-2 ô li
-4 ô li
Quan sát 
-HSTL
-HSTL
Quan sát lắng nghe 
Viết bảng con.
Viết vào vở 
Hai em trả lời 
Ba em đọc lại bài viết 

TẬP VIẾT
	Tiết 216	Luyện viết: Hoa giấy
I.Mục tiêu : 
-Học sinh nắm được các nét cơ bản của các chữ voi, con, có, vòi, dài.
-Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách, đều nét .
-HS nắn nót khi viết bài thơ Hoa giấy
-Giáo dục các em tính kiên trì khi viết bài 
II. Đồ dùng dạy học :
-GV:Bảng phụ 
-HS:vở
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ :
-Chữ n,o,a,i, v,c độ cao bao nhiêu ô li?
-Chữ d độ cao (dài) bao nhiêu ô li?
Nhận xét 
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát 
Treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ Hoa giấy.
 Nhận xét về độ cao, các nét, khoảng cách?
Nhận xét 
Dấu sắc, huyền được đặt trên con chữ nào? 
Nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết : 
Viết mẫu hướng dẫn cách viết 
Chú ý vị trí dấu thanh , nét nối giữa các con chữ 
Hoạt động 3:. Luyện viết bảng con :
Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con chữ khó viết , hướng dẫn để các em viết đúng ,đẹp 
Nhận xét 
Hoạt động 4:. Viết vào vở 
Hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút
Nhận xét
Tuyên dương những em viết, đúng đẹp
4. Củng cố - dặn dò : 
Hôm nay các em tập viết chữ gì? 
Đọc lại bài vừa viết 
Về nhà viết lại các chữ viết chưa đẹp, chưa đúng.
-2 ô li
-4 ô li
Quan sát 
-HSTL
-HSTL
Quan sát lắng nghe 
Viết bảng con.
Viết vào vở 
Hai em trả lời 
Ba em đọc lại bài viết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.doc