Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Tiết 2+3 Tiếng Việt

BÀI 61: ONG, ÔNG, UNG, ƯNG

I. Mục tiêu

1. Năng lực

Giúp HS:

- Nhận biết và đọc đúng các vần ong, ông, ung, ưng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ong, ông, ung, ưng; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ong, ông, ung, ưng (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ong, ông, ung, ưng.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ong, ông, ung, ưng có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người và loài vật.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gìa đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gìa đình và người thân quen.

II. Chuẩn bị

- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt

- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, phấn.

doc 15 trang Hào Phú 11/09/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
TUẦN 14:
Tiết 2+3 Tiếng Việt
BÀI 61: ONG, ÔNG, UNG, ƯNG
I. Mục tiêu
1. Năng lực
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các vần ong, ông, ung, ưng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ong, ông, ung, ưng; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ong, ông, ung, ưng (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ong, ông, ung, ưng.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ong, ông, ung, ưng có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người và loài vật.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gìa đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gìa đình và người thân quen.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, phấn.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Cho HS tìm viết các tiếng có vần anh, ach, inh, ich.
2. Nhận biết
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu câu minh họa dưới tranh: Những bông hồng rung rinh/ trong gió.
- GV giới thiệu các vần mới ong, ông, ung, ưng. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc 
a. Đọc vần ong, ông, ung, ưng.
- So sánh các vần: 
+ GV giới thiệu vần ong, ông, ung, ưng.
+ Tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần trên.
- Đánh vần các vần: 
+ GV đánh vần mẫu các vẫn ong, ông, ung, ưng.
+ Luyện đánh vần:
- Đọc trơn các vần 
- Ghép vần: ong, ông, ung, ưng.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng trong
+ Luyện đọc, phân tích tiếng vẹt (tr – ong – trong). 
- Đọc tiếng trong SHS:
+ Hãy ghép tiếng có chứa vần ong, ông, ung, ưng 
+ GV viết tiếng trong sgk rồi cho HS đọc
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: chong chóng, bông súng, bánh chưng.
- Tìm tiếng chứa vần ong, ông, ung, ưng.
- Luyện đọc.
- HS tìm từ ngữ mới có vần ong, ông, ung, ưng.
d. Đọc lại các tiếng
- Luyện đọc.
4. Viết bảng
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ong, ông, ung, ưng).
- HS viết vào bảng con: vần ong, ông, ung, ưng, bông súng, bánh chưng
 (chữ cỡ vừa). 
- GV quan sát, hỗ trợ HS viết chưa đúng 

- HS chơi trò chơi
- HS viết bảng, đọc bài
-HS trả lời
- HS đọc vần mới.
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS so sánh
- HS lắng nghe
- HS đánh vần cá nhân - ĐT
- Cá nhân - tổ - cả lớp
- HS thực hành ghép vần ong, ông, ung, ưng.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS tự ghép tiếng có vần ong, ông, ung, ưng. 
- đánh vần- phân tích – đọc trơn tiếng vừa ghép được.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân- Cả lớp ĐT
- chong chóng, bông súng, chưng.
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn từ. 
- HS nêu
-Lớp đánh vần- đọc trơn.
-HS lắng nghe, quan sát
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con.

Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết: điểm đặt bút, số chữ viết, khoảng cách, tư thế ngồi, 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần ong, ông, ung, ưng; từ ngữ: bông súng, bánh chưng.
- GV quan sát và hỗ trợ HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Hãy đọc thầm và tìm các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Luyện đọc theo câu
- Đọc trơn cả đoạn
- Nội dung đoạn văn:
Nam đi đâu? 
Nam đi với ai? 
Chợ thế nào? 
Ở chợ có bán những gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời
Đậu là chợ? Đâu là siêu thị? Em đã đi chợ siêu thị bao giờ chưa? Cho và siêu thị có gì giống nhau? Chợ và siêu thị có gì khác nhau?).
 - GV liên hệ thực tế.

- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm và đọc các tiếng tìm được.
- Có 5 câu -HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc cá nhân - ĐT
 HS trả lời.
- HS trả lời
- Chợ và siêu thị cùng bán rất nhiều thứ. Chợ khác siêu thị là những người bán hàng tự bán các mặt hàng và tính tiền. Còn trong siêu thị khách tự chọn đồ và có nhân viên thu tiền tại quấy. Siêu thị thường trong một toà nhà lớn. Chợ có thể họp ở nhiều nơi: trong nhà, ngoài trời (bãi, ngõ phố, bên đường),..
8. Củng cố, dặn dò:
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần ong, ông, ung, ưng. và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Về tìm hiểu thêm và thực hành về cách đón tiếp khách trong cuộc sống hằng ngày. 
Tiếng Việt
BÀI 62: IÊC, IÊN, IÊP
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc dúng các vần iêc, iên, iêp; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêc, iên, iêp; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần iêc, iên, iêp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần iêc, iên, iêp.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêc, iên, iêp có trong bài học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, qua đó thêm yêu mến và tự hào hơn về quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, phấn.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Cho HS viết ong, ông, ung, ưng, đọc nối tiếp đoạn văn
2. Nhận biết
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu câu minh họa dưới tranh: Biển xanh biếc./ Những hòn đảo lớn nhỏ, trùng điệp.
- GV giới thiệu các vần mới iêc, iên, iêp. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc 
a. Đọc vần iêc, iên, iêp
- So sánh các vần: 
+ GV giới thiệu vần iêc, iên, iêp
+ Tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần trên.
- Đánh vần các vần: iêc, iên, iêp
+ GV đánh vần mẫu các vần iêc, iên, iêp - Đọc trơn các vần 
- Ghép vần iêc, iên, iêp
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng biếc. (bờ - iêc - sắc – biếc) 
+ Luyện đọc, phân tích tiếng biếc. 
- Đọc tiếng trong SHS:
+ Hãy ghép tiếng có chứa vần iêc, iên, iêp 
- GV viết tiếng trong sgk rồi cho HS đọc
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: xanh biếc, bờ biển, sò điệp 
- Tìm tiếng chứa vần iêc, iên, iêp 
- Luyện đọc.
- HS tìm từ ngữ mới có vần iêc, iên, iêp.
d. Đọc lại các tiếng
- Luyện đọc.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần iêc, iên, iêp.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêc, iên, iêp).
- HS viết vào bảng con: iêc, iên, iêp và biếc, biển, điệp (chữ cỡ vừa). 
- GV quan sát, hỗ trợ HS viết chưa đúng.

- HS chơi trò chơi
- HS viết bảng, đọc bài
-HS trả lời
- HS đọc vần mới.
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS so sánh
- HS lắng nghe
- HS đánh vần cá nhân - ĐT
- HS đọc cá nhân - tổ - cả lớp
- HS thực hành ghép vần iêc, iên, iêp 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS tự ghép tiếng có vần iêc, iên, iêp
- đánh vần- phân tích – đọc trơn tiếng vừa ghép được.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân- Cả lớp ĐT
- biếc, biển, điệp
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn từ. 
- HS nêu
-Lớp đánh vần- đọc trơn.
-HS lắng nghe, quan sát
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con.
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết: điểm đặt bút, số chữ viết, khoảng cách, tư thế ngồi, 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các iêc, iên, iêp; từ ngữ: xanh biếc, biển, sò điệp. 
- GV quan sát và hỗ trợ HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Hãy đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêc, iên, iêp.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. luyện đọc theo câu
- Đọc trơn cả đoạn
- Nội dung đoạn văn:
+ Vịnh Hạ Long có gì?
 + Du khách đến Hạ Long làm gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và hỏi :
Trong lòng biển có những gì?
 Em đã biết những loài vật nào trong lòng biển?
Em thích loài vật nào? Vì sao?
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm và đọc các tiếng tìm được.
- Có 5 câu -HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc cá nhân - ĐT
 HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời

8. Củng cố, dặn dò:
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần iêc, iên, iêp.
và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần iêc, iên, iêp và khuyến khích HS thực hành giao tiếp nhà.
Tiếng Việt
BÀI 63: IÊNG, IÊM, YÊN
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các vần iêng, iêm, yên; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần iêng, iêm, yên; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc; Viết đúng các vần iêng, iêm, yên (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần iêng, iêm, yên.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêng, iêm, yên có trong bài học; phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu thiên nhiên và cuộc sống hơn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, phấn.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Cho HS viết iêc, iên, iêp đọc nối tiếp đoạn văn.
2. Nhận biết
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu câu minh họa dưới tranh: Yến phụng có bộ lông tím biêng biếc,/ trông rất diêm dúa.
- GV giới thiệu các vần mới iêng, iêm, yên. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc 
a. Đọc vần iêng, iêm, yên
- So sánh các vần: 
+ GV giới thiệu vần iêng, iêm, yên.
+ Tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần trên.
- Đánh vần các vần 
+ GV đánh vần mẫu các vẫn iêng, iêm, yên.
- Đọc trơn các vần 
- Ghép lần lượt các vần iêng, iêm, yên
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng tiếng đạp (đờ - ap – đáp – nặng – đạp)
+ Luyện đọc, phân tích tiếng đạp 
- Đọc tiếng trong SHS:
+ Hãy ghép tiếng có chứa vần iêng, iêm, yên
- GV viết tiếng trong sgk rồi cho HS đọc
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: sầu riêng, cá kiếm, tổ yến
- Tìm tiếng chứa vần iêng, iêm, yên
 - Luyện đọc.
- HS tìm từ ngữ mới có vần iêng, iêm, yên.
d. Đọc lại các tiếng
- Luyện đọc.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần iêng, iêm, yên
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêng, iêm, yên).
- HS viết vào bảng con: vần iêng, iêm, yên từ riêng, kiếm, yến (chữ cỡ vừa). 
- GV quan sát, hỗ trợ HS viết chưa đúng.

- HS chơi trò chơi
- HS viết bảng, đọc bài
-HS trả lời
- HS đọc vần mới.
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS so sánh
- HS lắng nghe
- HS đánh vần cá nhân - ĐT
- Cá nhân - tổ - cả lớp
- HS thực hành ghép vần iêng, iêm, yên
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS tự ghép tiếng có vần iêng, iêm, yên
- đánh vần- phân tích - đọc trơn tiếng vừa ghép được.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân- Cả lớp ĐT
- riêng, kiếm, yến
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn từ. 
- HS nêu
-Lớp đánh vần- đọc trơn.
-HS lắng nghe, quan sát
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con.

Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết: điểm đặt bút, số chữ viết, khoảng cách, tư thế ngồi, 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần iêng, iêm, yên; từ ngữ: sầu riêng, cá kiếm, yến.
- GV quan sát và hỗ trợ HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Hãy đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêng, iêm, yên
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. luyện đọc theo câu
- Đọc trơn cả đoạn
- Nội dung đoạn văn:
+ Chủ nhật, bố và Hà đi đâu? 
+ Sân chim có gì?
+ Sau một ngày kiếm ăn, đàn chim làm gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói theo tranh.
+ Em có biết tên loài chim nào trong các tranh không? (én, vẹt, hoạ mi);
+ Những con chim trong các tranh đang làm gi? (đang bay, đậu trên cành,...); 
+ Em có biết điểm đặc biệt nào của những loài chim này không? (Én báo hiệu mùa xuân; Vẹt biết bắt chước tiếng người; Hoạ mi hót hay.)

- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm và đọc các tiếng tìm được.
- Có 4 câu -HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc cá nhân - ĐT
 HS trả lời.
- HS trả lời

8. Củng cố, dặn dò:
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần iêng, iêm, yên và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhắc HS ôn lại các vần iêng, iêm, yên và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
Tiếng Việt
BÀI 64: IÊT, IÊU, YÊU
I. Mục tiêu
1. Năng lực
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần iêt, iêu, yêu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc; Viết đúng các vần iêt, iêu, yêu (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần iêt, iêu, yêu. Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêt, iêu, yêu có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm, phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, phấn.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Cho HS viết iêng, iêm, yên đọc nối tiếp đoạn văn
2. Nhận biết
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu câu minh họa dưới tranh Em yêu sách./ Nhờ có sách, em biết nhiều điều hay.
- GV giới thiệu các vần mới iêt, iêu, yêu. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc 
a. Đọc vần iêt, iêu, yêu.
- So sánh các vần: 
+ GV giới thiệu vần iêt, iêu, yêu.
+ Tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần trên.
- Đánh vần các vần: 
+ GV đánh vần mẫu các vẫn iêt, iêu, yêu.
- Đọc trơn các vần 
- Ghép vần iêt, iêu, yêu.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng biết. (bờ - iêt – biêt – sắc – biết) 
+ Luyện đọc, phân tích tiếng biết. 
- Đọc tiếng trong SHS:
+ Hãy ghép tiếng có chứa vần iêt, iêu, yêu.
- GV viết tiếng trong sgk rồi cho HS đọc
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: nhiệt kế, con diều, yêu chiều 
- Tìm tiếng chứa vần iêt, iêu, yêu.
- Luyện đọc.
- HS tìm từ ngữ mới có vần iêt, iêu, yêu.
d. Đọc lại các tiếng
- Luyện đọc.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần iêt, iêu, yêu.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêt, iêu, yêu
- HS viết vào bảng con: vần iêt, iêu, yêu từ nhiệt, yêu chiều (chữ cỡ vừa). 
- GV quan sát, hỗ trợ HS viết chưa đúng 

- HS chơi trò chơi
- HS viết bảng, đọc bài
-HS trả lời
- HS đọc vần mới.
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS so sánh
- HS lắng nghe
- HS đánh vần cá nhân - ĐT
- Cá nhân - tổ - cả lớp
- HS thực hành ghép vần iêt, iêu, yêu.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS tự ghép tiếng có vần iêt, iêu, yêu.
- đánh vần- phân tích – đọc trơn tiếng vừa ghép được.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân- Cả lớp ĐT
- nhiệt, diều, yêu chiều
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn từ. 
- HS nêu
- Lớp đánh vần- đọc trơn.
-HS lắng nghe, quan sát
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con.

Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS viết: điểm đặt bút, số chữ viết, khoảng cách, tư thế ngồi, 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần iêt, iêu, yêu; từ ngữ: nhiệt kế, yêu chiều.
- GV quan sát và hỗ trợ HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Hãy đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêt, iêu, yêu.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. luyện đọc theo câu
- Đọc trơn cả đoạn
- Nội dung đoạn văn:
+ Bố và hai anh em Nam làm gì? 
 + Bố dạy Nam điều gì?
 + Những cánh diều như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và hỏi :
1. Tìm trong tranh những sự vật tự nhiên; 
2. Tìm trong tranh những sự vật do con người tạo ra.
3. Tìm điểm giống nhau và khác nhau của các nhóm sự vật:
a. máy bay, diều, chim; 
b. mặt trăng, mặt trời, vì sao. 
- GV liên hệ thực tế.

- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm và đọc các tiếng tìm được.
- Có 3 câu -HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc cá nhân - ĐT
 HS trả lời.
- HS trả lời
Giống nhau: a. Bay được trên bầu trời; b. Toả sáng trên bầu trời;
 Khác nhau: a. Chim tự bay được, các sự vật khác phải có con người hỗ trợ; b. mặt trời toả sáng vào ban ngày, mặt trăng và các vì sao toả sáng vào ban đêm.
8. Củng cố, dặn dò:
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần iêt, iêu, yêu và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại các vần iêt, iêu, yêu và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. 
BÀI 65: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Nắm vững cách đọc các vần: ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện “ Lửa, mưa và con hổ hung hăng”, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể biết quan tâm chia sẻ với người khác.
2. Phẩm chất
- Chăm học, thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng việt
- HS: Bộ đồ dùng Tiếng việt, bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- Cho HS hát 
2. Đọc vần, tiếng, từ ngữ
+ Đọc vần
- Trò chơi: thi viết đúng, viết nhanh các vần đã học: ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu,
- Nhận xét công bố người thắng cuộc.
+ Đọc tiếng, từ trong sgk: 
(HS yếu có thể đánh vần rồi đọc trơn)
- Tiếng: trong, trông, khung, vừng, 
- Từ: xung phong, xanh biếc, hiểu biết, 
- Yêu cầu HS tìm và nêu thêm các từ mới có chưa vần đã học.
3. Đọc đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong mỗi câu: Câu 1 có những tiếng nào chứa vần vừa học? 
- GV thực hiện tương tự với các câu còn lại
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
Trái đất của chúng ta thế nào?
 Sự sống trên trái đất ra sao?
 Chúng ta cần làm gì cho sự sống trên trái đất?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết câu
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Núi rừng trùng điệp” chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ. 
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

- HS hát
-HS viết
- HS viết ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu,
-HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp 
- HS đọc trơn (cá nhân, nhóm, đọc đồng thanh) 
- HS tìm, đọc
- HS nêu	
- HS nghe
- Một số HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-HS trả lời:
- HS viết câu “Núi rừng trùng điệp” vào vở tập viết.

Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Kể chuyện
a. Văn bản
 LỬA, MƯA VÀ CON HỔ HUNG HĂNG
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời 
Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến cho đến tận bây giờ. 
1. Tính tình hổ như thế nào?
2. “Con vật lạ” đầu tiên mà hổ gặp thực ra là gì?
3. Gặp “con vật lạ” đó, hổ làm gì?
4. Vì sao hổ bị xém lông?
Đoạn 2: Từ Hổ còn chưa hoàn hồn đến Ta sẽ cho ngươi biết tay. 
5. Hổ tiếp tục gặp ai?
6. Hổ tưởng mưa làm gì?
7. Mưa nói gì khiến hổ giận dữ?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. 
8. Gặp hai người thợ săn, hổ làm gi?
9. Mưa làm gì để giúp hổ?
10. Thoát nạn, hổ thế nào?
- GV tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.
c. HS kể chuyện 
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV khuyễn khích HS sắm vai kể lại chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

-HS lắng nghe
- HS trả lời:
- Mật ong.
- Giữ lọ mật ong cẩn thận.
- HS kể theo đoạn
- 1 HS kể cả truyện.
- HS sắm vai kể chuyện
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện “Lửa, mưa và con hổ hung hăng”.
Tiếng việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn về
1. Năng lực:
- Viết đúng vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ chứa các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
2. Phẩm chất:
- Thêm yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ đồ dùng Tiếng Việt
- HS: Bảng, phấn, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động 
- GV ghi bảng.
ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu.
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Đọc - Viết:
- Cho HS tìm các tiếng có các vần đã học
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng, iêm, yên, iêt, iêu.
 Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng và đọc to trước lớp
- Lớp đọc theo.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà và chuẩn bị trước bài tuần sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc