Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 3 - Nguyễn Thị Huyền Trang
I. MỤC TÊU: Giúp HS:
1. Kiên thức
- Nhận bièt và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, tữ ngữ. câu có âm 0 vả thanh hỏi; hiêu và
trả lòi được các câu hỏi có hên quan đên nội dung đà đọc.
- Vièt đúng chừ o và đâu hỏi; viết đúng các tiêng, tử ngừ có chữ 0 vả dâu hỏi.
- Phát triên vòn từ dựa trên nhũng từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi cỏ trong bài học.
2. Kỳ năng
- Phát triên kỹ nàng nói lời chào hỏi.
- Phát triên kỳ nàng quan sát, nhận biêt nhân vặt, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ
khi mẹ đón lúc tan học và chào ông. bà khi đi học ve).
3. Thái độ
- Câm nhãn đươc tinh câm. môi quan hê với moi nsưòi trona ara đinh
IL CHUẨN BỊ:
- GV cân năm vừng đặc điêm phát ám của âm o và thanh hỏi; câu tao và cách viêt chừ 0 và
dâu hỏi; nghía của các từ ngừ trong bài học và cách giải thích nghía của nhũng từ ngừ này.
+ Câu tạo : Chừ cái (o) là một nét cong kŨỊ ti lệ chừ giông như chừ cái (c).
+ Cách viêt Điêm đặt bút ở vị trí sô 1, kéo bút sang bên trái xuồng dưói chạm đèn đường kẽ
ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phái đên trùng khít với điém đặt bứt (vị trí 1). Chò
rộng nhát của chừ (o) nàm trên đường ngang 2 tữ trung diêm của đường kẽ dọc 1 và 2 đèn
đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Tuần 3 - Nguyễn Thị Huyền Trang
TUẦN 3 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020 Tiết 2 + 3: Tiếng Việt: BÀI 6: O, o - DẤU HỎI (trang 24) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nhận biết và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hỏi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng chữ o và đấu hỏi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi có trong bài học. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi. - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học về). 3. Thái độ - Cảm nhận được tình cảm, mối quan hệ với mọi người trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm o và thanh hỏi; cấu tao và cách viết chữ o và dấu hỏi; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. + Cấu tạo : Chữ cái (o) là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái (c). + Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động. - HS đọc, viết lại chữ e, ê. (GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ e, ê) - HS thực hiện. - GVNX, uốn nắn. 2. Nhận biết: - Tổ chức quan sát tranh. Và TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH. +) Tranh vẽ gì? - HS nêu những gì quan sát được. +) Đàn bò đang làm gì? - Đang gặm cỏ. - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. - HS đọc: Đàn bò gặm cỏ. +) Những tiếng có phần in đỏ có gì chung? - Đều có: Âm o. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm o, giới thiệu chữ ghi âm o. - Hs lắng nghe. (GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm o lên bảng) 3. Đọc. a. Đọc âm. - GV đưa chữ o lên bảng để giúp HS nhận biết chữ o trong bài học. - Hs quan sát. - GV đọc mẫu âm o. - HS đọc CN – ĐT. (GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai) b. Đọc tiếng. - Đọc tiếng mẫu. - Hs lắng nghe. +) Làm thế nào để có tiếng: bò? - Lấy âm b ghép với âm o, thêm dấu huyền trên o, ta được tiếng bò. +) Làm thế nào để có tiếng: cỏ? - Lấy âm c ghép với âm o, thêm dấu hỏi trên o, ta được tiếng cỏ. - HD HS ghép tiếng trong mô hình. - HS ghép theo yêu cầu. - Tổ chức đánh vần, đọc trơn tiếng: bò, cỏ - HS đánh vần, đọc trơn CN – ĐT. - GV tổ chức cho HS ghép các âm o với các phụ âm đã học kết hợp với dấu thanh để tạo thành các tiếng có nghĩa. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các tiếng: Bo, bó, bỏ, cò, có, cỏ. - GV yêu cầu HS trình kết quả, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS. +) Đó là tiếng gì? - HS trả lời. - GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. c. Đọc từ ngữ. - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ. - HS quan sát. +) Tranh vẽ gì? - HS lần lượt nói tên sự vật trong tranh: bò, cò, cỏ. - GV giới thiệu từ. (Giải thích nghĩa của từ). - Tổ chức ghép các tiếng: bò, cò, cỏ. - HS ghép theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ. - HS đọc CN – ĐT tiếng, từ bất kì theo hiệu lệnh của GV. 4. Viết bảng. - GV đưa mẫu chữ viết thường lên bảng. - HS quan sát chữ mẫu: o. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các chữ ghi âm và các chữ ghi tiếng. - HS viết vào bảng con: o, bò, cỏ - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. TIẾT 2 5. Viết vở. - GV hướng dẫn HS HS tô và viết chữ trong bài. (Lưu ý liên kết giữa nét của chữ b, c với chữ o cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng). - HS tô, viết chữ: o, viết từ ngữ: bò, cỏ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS. - HS nhận xét. - GV quan sát sửa lỗi cho HS. 6. Đọc câu: - GV đọc mẫu cả câu. Yêu cầu HS đọc thầm. - HS đọc thầm câu văn trong SGK. +) Tiếng nào chứa âm o? - HS tìm và nêu các tiếng chứa o theo yêu cầu của GV. (Mỗi HS tìm 1 tiếng hoặc tất cả các tiếng) - Tổ chức đọc các tiếng chứa âm vừa học. - HS đọc CN – ĐT. - Hướng dẫn xác định câu trong đoạn. - HS quan sát, đếm số câu. +) Có mấy câu? - Có 1 câu. - Tổ chức quan sát tranh TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH: +) Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ con bê. +) Bê đang làm gì? - Đang ăn cỏ - GV yêu cầu HS đọc. - HS đọc câu. (Kết hợp phân tích tiếng khi GV yêu cầu) 7. Nói theo tranh. - Yêu cầu HS quan sát tranh. - Hs quan sát. tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: - HS trả lời câu hỏi. +) Các em nhìn thấy những ai trong các bức tranh thứ nhất và thứ hai? - HS nêu. +) Em thử đoán xe, khi mẹ đến đón, bạn HS nói gì với mẹ? - Con chào mẹ ạ. ............................ +) Khi đi học về, bạn ấy nói gì với ông bà? - Cháu chào bà ạ...... - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên. - Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp. - GV và HS nhận xét. 8. Củng cố: - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm o. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: Chào tạm biệt, chào khi gặp. ________________________________________________________________________ Tiết 4: Toán: Bài 2: CÁC SÔ 6, 7, 8, 9, 10 ( tiết 3) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các kiến thức. - Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10. - Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất. - Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng. II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học toán 1. - Xúc sắc, mô hình vật liệu...... III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động - Ổn định tổ chức.. - HS hát.. - Giới thiệu bài. - HS nhắc lại tên bài.. 2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập: - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. - GV giới thiệu tranh. - Hs quan sát +) Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào? - HS trả lời: - GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu. - HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh. - Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng. - Nhận xét, kết luận. - HS nhận xét bạn. Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập: - HS nhắc lại yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mặt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi. - HS chơi theo nhóm. - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất. - GV nhận xét bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại ND bài. - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn, _________________________________________________________________________________________________ Tiết 1: TNXH: (Chiều) Bài 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (tiết 1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà. - Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản trong nhà. - Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị trong nhà. - Nói được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà của gọn gàng, sạch sẽ. - Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. II. CHUẨN BỊ - GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu có thể) + 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi. - HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời: - HS theo dõi. HS trả lời. + Trong nhà em có những loại đồ dùng nào? + Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?. - GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào bài học mới. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Kể được một số đồ dùng trong gia đình và chức năng của các loại đồ dùng đó. - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để hiểu được nội dung hình. - HS kể được một số đồ dùng trong gia đình, nói được chức năng của các đồ dùng, nhận biết được những đồ dùng sử dụng điện. - GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được chức năng những đồ dùng đó. - Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác nhau. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Biết cách sử dụng và có ý thức giữ gìn, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. - GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK. - HS quan sát - Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo quản một số đồ dùng được thể hiện trong mỗi hình. - HS thảo luận, báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm: HS kể tên một số đồ dùng khác mà các em biết và nói cách sử dụng, bảo quản các loại đồ dùng đó. + Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào? - Đem giặt và phơi khô. + Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ? - Vệ sinh, lau chùi thường xuyên. - Khuyến khích - GVNX, kết luận: Mọi người cần có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại đồ dùng trong nhà. 3. Hoạt động thực hành: phân biệt chức năng, chất liệu của một số đồ dùng trong nhà. - Chuẩn bị: Một bộ tranh có hình các loại đồ dùng (có thể nhiều đồ dùng hơn SGK) - Tổ chức trò chơi: + Chia lớp thành 2 đội + Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội còn lại nói tên và chức năng, chất liệu của đồ dùng đó. + Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc. 4. Hoạt động vận dụng - GV gợi ý để HS nhận biết những việc làm ở hoạt động này: HS có ý thức và làm những việc phù hợp để giữ gìn đồ dùng trong nhà. +) Bố, mẹ hướng dẫn Minh làm gì? Bố hướng dẫn Minh cách lau quạt, mẹ hướng dẫn Minh lau đáy nồi cơm điện trước khi cắm điện). - GV đặt câu hỏi: + Nêu ra những việc làm ở gia đình để giữ gìn đồ dùng? - HS nêu. + Lợi ích của việc làm đó? + Em đã làm những việc gì? 5. Hướng dẫn về nhà * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau ___________________________________________________________________________________ Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Tiết 3 + 4: Tiếng Việt BÀI 7: Ô, ô - DẤU NẶNG (trang 26) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nhận biết và đọc đúng âm ở, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm ô và thanh nặng; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng chữ ô và dấu nặng: viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ô và dấu nặng. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm ô và thanh nặng có trong bài học. - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm xe cộ (tranh vẽ xe đạp, xe máy, ô tô). 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật bố Hà và Hà, suy đoán nội dung tranh minh hoạ về phương tiện giao thông. 3. Thái độ: Cảm nhận được tình cảm gia đình. II. CHUẨN BỊ: - GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm ô - GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm ô. + Cấu tạo: Gồm một nét cong kín như chữ (o) có thêm dấu mũ (^) + Cách viết: Sau khi viết xong chữ (o), từ điểm dừng bút trên đầu chữ (ô) lia bút trên không rồi viết một nét gấp khúc từ trái qua phải. Hai chân dấu mũi không chạm đầu chữ cái (o), đỉnh của dấu mũ nằm ở trung điểm hai đường ngang 3 và 4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động. - HS đọc, viết lại chữ o. (GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ o) - HS thực hiện. - GVNX, uốn nắn. 2. Nhận biết: - Tổ chức quan sát tranh. Và TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH. +) Em thấy gì trong tranh? - Bố và Hà đi bộ trên hè phố. +) Trên phố có gì? - Có quán, hành hóa và nhiều người đi lại. - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. - HS đọc: Bố và Hà đi bộ trên hè phố. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm ô, giới thiệu chữ ghi âm ô. - Hs lắng nghe. +) Những tiếng có phần in đỏ có gì chung? - Đều có: Âm ô. (GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm ô lên bảng) 3. Đọc. a. Đọc âm. - GV đưa chữ ô lên bảng để giúp HS nhận biết chữ ô trong bài học. - Hs quan sát. - GV đọc mẫu âm ô. - HS đọc CN – ĐT. (GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai) b. Đọc tiếng. - Đọc tiếng mẫu. - Hs lắng nghe. +) Làm thế nào để có tiếng: bố? - Lấy âm b ghép với âm ô, thêm dấu sắc trên ô, ta được tiếng bố. +) Làm thế nào để có tiếng: bộ? - Lấy âm b ghép với âm ôê, thêm dấu nặng dưới ô, ta được tiếng bộ. - HD HS ghép tiếng trong mô hình. - HS ghép theo yêu cầu. - Tổ chức đánh vần, đọc trơn tiếng: bố, bộ. - HS đánh vần, đọc trơn CN – ĐT. - GV tổ chức cho HS ghép các âm ô với các phụ âm đã học kết hợp với dấu thanh để tạo thành các tiếng có nghĩa. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các tiếng: Bố, bổ, bộ, cô, cổ, cộ. - GV yêu cầu HS trình kết quả, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS. +) Đó là tiếng gì? - HS trả lời. - GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. c. Đọc từ ngữ. - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ. - HS quan sát. +) Tranh vẽ gì? - HS lần lượt nói tên sự vật trong tranh: bố, cô bé, cổ cò. - GV giới thiệu từ. (Giải thích nghĩa của từ). - GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ. - HS đọc CN – ĐT tiếng, từ bất kì theo hiệu lệnh của GV. 4. Viết bảng. - GV đưa mẫu chữ viết thường lên bảng. - HS quan sát chữ mẫu: ô. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các chữ ghi âm và các chữ ghi tiếng. - HS viết vào bảng con: ô, cổ - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. TIẾT 2 5. Viết vở. - GV hướng dẫn HS HS tô và viết chữ trong bài. (Lưu ý liên kết giữa nét của chữ c với chữ ô cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng). - HS tô, viết chữ: ô, viết từ ngữ: cổ cò (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS. - HS nhận xét. - GV quan sát sửa lỗi cho HS. 6. Đọc câu: - GV đọc mẫu cả câu. Yêu cầu HS đọc thầm. - HS đọc thầm câu văn trong SGK. +) Tiếng nào chứa âm ô? - HS tìm và nêu các tiếng chứa ô theo yêu cầu của GV. (Mỗi HS tìm 1 tiếng hoặc tất cả các tiếng) - Tổ chức đọc các tiếng chứa âm vừa học. - HS đọc CN – ĐT. - Hướng dẫn xác định câu. - HS quan sát, đếm số câu. +) Có mấy câu? - Có 1 câu. - Tổ chức quan sát tranh TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH: +) Tranh vẽ gì? - Bố bê bể cá. +) Trong câu tiếng nào chứa âm ô? - Tiếng: bố - GV yêu cầu HS đọc. - HS đọc câu. (Kết hợp phân tích tiếng khi GV yêu cầu) 7. Nói theo tranh. - Yêu cầu HS quan sát tranh. - Hs quan sát. tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: - HS trả lời câu hỏi. +) Em thấy gì trong tranh? - Xe đạp, xe máy, xe ô tô. +) Kể tên những phương tiện giao thông mà em biết? - HS kể. +) 3 loại phương tiện trong tranh có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau? - HS trả lời. +) Em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất? Vì sao?; - HS trả lời. (có thể hỏi thêm: lưu ý HS về ưu điểm và hạn chế của mỗi loại phương tiện) - GV và HS thống nhất câu trả lời. - Gv chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên và có thể trao đổi thêm về phương tiện giao thông. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp. 8. Củng cố: - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ô. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: Chào tạm biệt, chào khi gặp. ________________________________________________________________________ Tiết 1: TNXH (Chiều): Bài 3: ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (tiết 2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà. - Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản trong nhà. - Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị trong nhà. - Nói được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà của gọn gàng, sạch sẽ. - Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. II. CHUẨN BỊ - GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu có thể) + 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi. - HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Gv đưa ra câu hỏi về những việc làm mà HS đã làm ở nhà để nhà ở ngăn nắp, gọn gàng từ đó dẫn vào tiết học mới. 2. Hoạt động khám phá: Nhận biết được những việc làm cần làm để sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp. - Hướng dẫn HS quan sát để nhận biết nội dung của hình và trả lời câu hỏi gợi ý của GV về những việc làm của Minh và em Minh. +) Minh và em Minh đang làm gì? - Minh và em đang dọn dẹp và chơi đồ chơi. +) Minh nhắc nhở em như thế nào? - Minh nhắc em: Xếp đồ chơi vào đúng chỗ, đúng nơi quy định. +) Những việc làm đó có tác dụng gì ? - Làm cho phòng học và nhà cửa luôn gọn gàng ngăn nắp. +) Em có thường làm những việc đó ở nhà không ?...). - HS kể về những việc làm của mình để sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. - GV đưa ra kết luận : Ngoài giờ học các em cần làm những công việc phù hợp để nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. 3. Hoạt động thực hành. - GV hướng dẫn HS quan sát hình hai căn phòng trong SGK, thảo luận để nhận biết hai hình đó thể hiện điều gì ? Em thích căn phòng nào ? Vì sao ?...). - HS quan sát tranh minh họa. Nhận biết : + Phòng 1: Đồ dùng vứt bừa bãi. + Phòng 2: Đồ dùng xếp gọn gàng, ngăn nắp. - GV cho một số HS trình bày ý kiến của mình. Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - HS nhận biết được sự cần thiết phải giữu gìn nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp và tham gia một số việc phù hợp cùng mọi người trong gia đình. - Tổ chức thảo luận cặp đôi. - HS làm việc theo cặp đôi, chia sẻ trải nghiệm cá nhân để sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, sạch đẹp. 4. Hoạt động vận dụng : - Sau khi HS nhận biết được nội dung ở hoạt động thực hành, GV gợi ý để HS hiểu rõ hơn nội dung các hình và chia sẻ theo cặp đôi những việc em đã làm ở nhà để nhà cử gọn gàng, sạch sẽ. - Một vài bạn chia sẻ trước lớp. HS giải thích được vì sao cần sắp xếp góc học tập gọn gàng và ngăn nắp. - GV rút ra kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải có ý thức tham gia dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng trong nhà. 3. Đánh giá - Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về tình huống ở hình tổng kết cuối bài, sau đó có thể đưa ra một số tình huống cụ thể khác và đề xuất cách xử lí, từ đó hình thành, phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. - Có ý thức giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp và tham gia những công việc nhà phù hợp. 4. Hướng dẫn về nhà: - Hs tự giác tham gia công việc nhà phù họp với lứa tuổi và sắp xếp góc học tập gọn gàng. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. _______________________________________________________________________ Tiết 3: HĐTN (Chiều) HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường, sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh về hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY DỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Hát a. Hoạt động 1.Trò chơi kết bạn * Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. * Cách tiến hành: 1) Thực hiện trò chơi theo nhóm: - HS chia thành các nhóm 6 đến 10 người. + HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. - GV phổ biến luật chơi: + Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các học sinh xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quan trò sẽ nêu số lượng tùy thích, ví dụ : “Kết đôi, kết đôi”, “Kết ba, kết ba”. Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy lại với nhau để thành các nhóm như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. - Gv cho HS chơi trò chơi. - HS chia nhóm theo bàn. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi này: - HS trả lời những cảm nhận của mình sau khi chơi. + Em có vui khi tham gia trò chơi này không? + HS trả lời. + Em có bị thua cuộc lần nào không. Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? + HS nói về cảm xúc của mình. + Khi các bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì? + Quét lớp, quét sân, lau bàn ghế, cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. - GV nhận xét và rút ra kết luận. - Theo dõi, lắng nghe. Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn; có bạn, chúng em sẽ vui hơn. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một ngày ở trường của em. * Mục tiêu: - HS liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. - HS hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường. * Cách tiến hành : - Làm việc cả lớp: Cho HS quan sát các tranh trong SGK và trả lời một số câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? - Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? - Làm việc cả lớp + Tranh 1 các bạn đang ngồi trong lớp học, tranh 2 nhặt rác bỏ vào thùng rác và chơi trò chơi, tranh 3 các bạn đang gấp chăn màn trong phòng - Các hoạt động giúp cho trường lớp sạch sẽ, phòng ở gọn gàng. - Làm việc theo nhóm - HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. - Cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? - Cho HS đại diện các nhóm lên bày tỏ ý kiến, GV nhận xét và rút ra kết luận. - Làm việc theo nhóm - Thảo luận, thống nhất ý kiến. + Tập đọc, làm toán, vui chơi, làm vệ sinh lớp học,... + HS liên hệ + HS nêu. - Các nhóm lên chia sẻ. * Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn, gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch sẽ hơn;cất và xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường - Lắng nghe, ghi nhớ *. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về an toàn trường học. _______________________________________________________________________ Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 Tiết 1: Đạo đức: CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 3: EM TẮM, GỘI SẠCH SẼ I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ. + Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ. + Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách. 2. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1. - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác Hoàng Công Dụng - Máy tính, bài giảng PP. - SGK, vở bài tập đạo đức 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động: - Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Chòm tóc xinh” - HS nghe hát. - GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: +) Để có mái tóc sạch sẽ em cần làm gì? - Em thường xuyên gội đầu. - GV góp ý đưa ra kết luận: Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cần tắm gội hàng ngày. - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ. - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng. - HS quan sát tranh. - GV đặt câu hỏi theo tranh + Vì sao em cần tắm, gội hàng ngày ? - Tắm, gội hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt. - Kết luận: Tắm, gội hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn. Hoạt động 2: Em gội đầu đúng cách. - GV cho hs quan sát tranh SGK - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết: +) Em gội đầu theo các bước như thế nào? - Làm ướt tóc, cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc. Kết luận: Để gội đầu đúng cách, em cần làm theo các bước sau: làm ướt tóc, cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc. Hoạt động 3: Em tắm đúng cách. - GV cho hs quan sát tranh SGK. - HS tự liên hệ bản thân kể ra. + Em tắm theo các bước như thế nào? 1/ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng khắp cơ thể 2/ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm. 3/ Xả lại bằng nước sạch 4/ Lau khô bằng khăn mềm. Kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên. 2. Luyện tập Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ. - GV cho hs quan sát tranh SGK. - HS quan sát. - GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ cơ thể (tranh 2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh cơ thể(tranh 1) - HS chọn. Bạn biết giữ cơ thể (tranh 2,3). Bạn biết giữ cơ thể (tranh 2,3). Bạn chưa biết giữ vệ sinh cơ thể(tranh 1) - Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh cơ thể của các bạn tranh 2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 1. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội điều chỉnh cho HS. 4. Vận dụng sạch sẽ. Hoạt động 1: - GV cho hs quan sát tranh SGK. +) Em sẽ khuyên bạn điều gì? - Lên cắt tóc, tắm gội sạch sẽ. - Bạn cần gữi vệ sinh cơ thể để có cơ thể khỏe mạnh. - GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất - HS thảo luận và đóng vai có nội dung giữ vệ sinh cơ thể đầu tóc sach sẽ. Cái răng cái tóc là góc con người. 5. Củng cố - dặn dò - Nhận xét chung tiết học, tuyên dương, động viên HS. - Về nhà ôn tập và thực hành lại các bước vệ sinh. _______________________________________________________________________ Tiết 2 + 3: Tiếng Việt: BÀI 8: D, d, Đ, đ (trang 28) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nhận biết và đọc đúng các âm d, đ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có d, đ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các chữ d, đ (kiểu chữ thường); viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa d, đ, - Phát triển vốn từ dựa trên những tử ngữ chứa các âm d, đ có trong bài học. Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi. Phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm chào hỏi được gợi ý trong tranh. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng nhận biết nhân vật khách đến nhà chơi hoặc bạn của bố mẹ và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, biết nói lời chảo khi gặp người quen của bố mẹ và gia đình. 3. Thái độ - Cảm nhận được tinh cảm, mói quan hệ với mọi người trong xã hội. II. CHUẨN BỊ: - Nắm vững đặc điểm phát âm của âm d, đ; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ. - Chú ý sự khác biệt của những từ ngữ dùng ở mỗi phương ngữ: đá dế (phương ngữ Trung và Nam) và chọi dế (phương ngữ Bắc Bộ). - Hiểu về một số trò chơi: + Dung dăng dung dẻ: Một trò chơi dân gian khá phổ biến. Cách chơi: 5 – 6 bạn nhỏ nắm tay nhau, đi hâng ngang trên một không gian rộng (sân chơi), vừa đi vừa đung dưa ra phía trước lối ra sau theo nhịp bài đồng dao Dung dăng dung dẻ. Đến câu cuối “Ngồi sập xuống đây thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rối đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp. + Đá dế: Còn được gọi là chọi dế. Đây là một trò thi dấu giữa hai con dế đực (dế chọi) với nhau. Dế chọi nhỏ hơn dễ thường và có thân đen bóng hoặc màu sẫm, dầdu cánh có một chấm vàng (còn gọi là dế trũi hoặc dế dũi). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động. - HS đọc, viết lại chữ ô. (GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ô) - HS thực hiện. - GVNX, uốn nắn. 2. Nhận biết: - Tổ chức quan sát tranh. Và TLCH. - HS quan sát tranh và TLCH. +) Em thấy gì trong tranh? - HS nêu những gì quan sát được. - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. - HS đọc câu phần nhận biết. - GV giới thiệu tiếng có âm, chữ ghi âm. - HS nhận biết. +) Những tiếng có phần in đỏ có gì chung? - Đều có: Âm d - đ. +) Tiếng nào chứa âm d - đ? - Tiếng: dưới, đa, dung, dăng, dẻ. (GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm d - đ lên bảng) 3. Đọc. a. Đọc âm. - GV đưa chữ d - đ lên bảng để giúp HS nhận biết chữ d - đ trong bài học. - Hs quan sát. - GV đọc mẫu âm d - đ. - HS đọc CN – ĐT. (GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai) b. Đọc tiếng. - Đọc tiếng mẫu. - Hs lắng nghe. +) Làm thế nào để có tiếng: dẻ? - Lấy âm d ghép với âm e, thêm dấu hỏi trên e, ta được tiếng dẻ. +) Làm thế nào để có tiếng: đa? - Lấy âm đ ghép với âm a, ta được tiếng đa. - HD HS ghép tiếng trong mô hình. - HS ghép theo yêu cầu. - Tổ chức đánh vần, đọc trơn tiếng: dẻ, đa. - HS đánh vần, đọc trơn CN – ĐT. - GV tổ chức cho HS ghép các âm d - đ với các phụ âm đã học kết hợp với dấu thanh để tạo thành các tiếng có nghĩa. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành các tiếng: Da, dẻ, dế, đá, đò, đổ. - GV yêu cầu HS trình kết quả, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS. +) Đó là tiếng gì? - HS trả lời. - GV yêu cầu HS đọc. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng đó. c. Đọc từ ngữ. - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ. - HS quan sát. +) Tranh vẽ gì? - HS lần lượt nói
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_ket_noi_tri_thuc_tuan_3_nguyen_thi.doc