Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 56: Ep êp ip up (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng các vần ep, êp, ip, up; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ep, êp, ip, up; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ep, êp, ip, up (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ep, êp, ip, up.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ep, êp, ip, up có trong bài học.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người và loài vật.

3. Thái độ

- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gia đình và người thân quen.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ep, êp, ip, up. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Biết được sự khác biệt về từ ngữ gìữa các vùng miền: cá chép (miền Bắc) và cá gáy (một số vùng miền Trung và miền Nam); rán cá (miền Bắc) và chiên cá (miền Nam).

- Có hiểu biết về sự khác biệt giữa các vùng miền trong văn hoá ứng xử khi tiếp khách nhà.

doc 4 trang Hào Phú 02/05/2024 5740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 56: Ep êp ip up (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 56: Ep êp ip up (2 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 56: Ep êp ip up (2 tiết)
Tiếng Việt
Bài 56: ep êp ip up
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần ep, êp, ip, up; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ep, êp, ip, up; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ep, êp, ip, up (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ep, êp, ip, up.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ep, êp, ip, up có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người và loài vật.
3. Thái độ
- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gia đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gia đình và người thân quen.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ep, êp, ip, up. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Biết được sự khác biệt về từ ngữ gìữa các vùng miền: cá chép (miền Bắc) và cá gáy (một số vùng miền Trung và miền Nam); rán cá (miền Bắc) và chiên cá (miền Nam).
- Có hiểu biết về sự khác biệt giữa các vùng miền trong văn hoá ứng xử khi tiếp khách nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát, chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu câu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Trong bếp/ lũ cún con/ múp míp nép vào bên mẹ.
- GV giới thiệu các vần mới ep, êp, ip, up. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GV giới thiệu vần ep, êp, ip, up.
 + GV yêu cầu một số (2 - 3) HS so sánh vần ep, êp, ip, up để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
 + GV đánh vần mẫu các vần ep, êp, ip, up.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần
-Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ep.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành êp.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành ip.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ i, ghép u vào để tạo thành up.
+ GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh ep, êp, ip, up một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng nép. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng nép.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng nép .Lớp đánh vần đồng thanh tiếng nép.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng nép. Lớp đọc trơn đống thanh tiếng nép.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần ep, êp, ip, up.
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: đôi dép, đầu bếp, bìm bịp, búp sen. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn đôi dép
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ đôi dép xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần ep trong đôi dép, phân tích và đánh vần tiếng dép, đọc trơn đôi dép. GV thực hiện các bước tương tự đối với đầu bếp, bìm bịp, búp sen.
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đổng thanh một lần
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ep, êp, ip, up. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ep, êp, ip, up.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ep, êp, ip, up, bếp, bịp, búp (chữ cở vừa). 
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS chơi
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ khu nhà bếp. Có xoong nồi, bếp lửa, tủ bếp và đàn chó con đang nằm cạnh chó mẹ.
-HS lắng nghe đọc theo GV câu nhận biết một số lần: Trong bếp/ lũ cún con/ múp míp nép vào bên mẹ.
-HS lắng nghe và quan sát
-HS lắng nghe
-HS so sánh vần ep, êp, ip, up: giống nhau đều có âm p đúng sau, khác nhau ở các âm eo, êp, ip, up đứng trước.
+ HS lắng nghe
+ Một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ Lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần
+ Một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần.
 + Lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần.
+ HS sử dụng bộ thẻ chữ ghép vần ep, 
+ HS ghép tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành êp.
+ HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành ip.
+ HS tháo chữ i, ghép u vào để tạo thành up.
+ Lớp đọc đồng thanh ep, êp, ip, up một số lần.
-HS thực hiện: từ vần ep ghép thêm âm n ở trước, dấu sắc tren âm e. Đọc thành tiếng nép.
+ Một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng nép. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng nép.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng nép. Lớp đọc trơn đống thanh tiếng nép.
+ Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau ( ca – ep – kép – nặng – kẹp, nờ - ep – nép – nặng - nẹp, nờ êp – nêp – sắc nếp, ). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt các tiếng trong SHS (kẹp, nẹp, nếp, xếp, kịp, nhịp, búp, giúp)
+ HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
+ HS ghép các tiếng có chứa vần ep, êp, ip, up ( nhịp, xếp, phép, súp,)
+ HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
-HS lắng nghe, quan sát
- Đôi dép
-HS nhận biết: tiếng dép có vần ep, đánh vần: dờ - ep – dep – sắc – dép, đọc: đôi dép. 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần các tiếng, từ.
- HS quan sát
-HS viết vào bảng con: ep, êp, ip, up, bếp, bịp, búp (chữ cở vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ep, êp, ip, up; từ ngữ: bếp, bìm bịp, búp sen. 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ep, êp, ip, up.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rối cả lớp đọc đống thanh những tiếng có vần ep, êp, ip, up trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. 
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Dịp nghỉ lễ, nhà Hà có ai đến chơi?
+ Mẹ Hà nấu món gì?
+ Hà giúp mẹ làm gì?
+ Bố Hà làm gì?
 7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời
Trong tranh có những ai? 
Mọi người đang làm gì? 
Khi nhà có khách, em nên làm gì? 
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần ep, êp, ip, up và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần ep, êp, ip, up và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

-HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ep, êp, ip, up; từ ngữ: bếp, bìm bịp, búp sen. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm (dịp, súp, nếp, chép, giúp, xếp, dẹp)
- Một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rối cả lớp đọc đống thanh những tiếng có vần ep, êp, ip, up trong đoạn văn một số lần.
- HS xác định số câu trong đoạn: có 5 câu. 
- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi HS một cầu), khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rối cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- Một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
+ nhà Hà có chú Tư và cô Lan đến chơi.
+ súp gà, cơm nếp và rán cá chép.
+ rửa rau quả, sắp xếp bát đĩa.
+ dọn dẹp nhà cửa,
- HS quan sát và trả lời:
Bố, mẹ, Hà, chú Tư và cô Lan 
Mọi người đang ăn cơm và nói chuyện vui vẻ.
Chào hỏi khách; vui vẻ và niềm nở với khách; giúp bố mẹ tiếp khách, trong khi ăn cơm, không nên nói nhiều, nhưng cần hỏi han để tỏ lòng hiếu khách;...
- HS tìm một số từ ngữ chứa vần ep, êp, ip, up và đặt cầu với từ ngữ tìm được (Mẹ mua cho em đôi dép mới. Chú mèo múp míp. Em giúp đỡ bạn)
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_bai_56_ep_ep_ip_up_2_tiet.doc